TIN TỨC

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
237 lượt xem

Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.

Tôi đã nói không chỉ một lần trên báo chí là không câu lạc bộ (CLB) thơ nào có thể giết chết thơ, chỉ có các nhà thơ tự giết chết thơ của mình mà thôi. Tất nhiên nếu những tác phẩm thơ trung bình trở thành một làn sóng trong thế giới bạn đọc và được các tổ chức văn học nghệ thuật chuyên nghiệp hay các tạp chí, báo chuyên nghành quảng bá và thừa nhận thì sẽ làm bạn đọc khó khăn hơn trong việc lựa chọn và xác lập giá trị thật của thơ. Nhưng tôi luôn tin rằng: nhân loại không bao giờ bỏ quên các thiên tài của mình dù thiên tài đó chỉ sống trong một căn nhà vài mét vuông chứa đầy bóng tối.


Phối cảnh mặt trước của Trung tâm Phát triển và quảng bá Sách văn học Việt Nam tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội sẽ khai trương trong quí I năm 2023

CLB thơ là một hình thức sinh hoạt khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam. Trong cách nhìn của tôi, hoạt động của các CLB thơ là sự phản ánh đời sống tinh thần hoặc là đời sống thơ ca, còn các nhà thơ đích thực với tác phẩm của mình có sứ mệnh làm ra nghệ thuật thơ ca và thúc đẩy thơ ca phát triển. Lịch sử thơ ca nhân loại đã minh chứng điều đó.

Các CLB thơ hay CLB nói chung có quyền thành lập và hoạt động trong hành lang luật pháp của Việt Nam. Không ai có quyền ngăn cản hay phê phán trừ khi những thành viên CLB lợi dụng danh nghĩa nào đó để phục vụ cho những lợi ích cá nhân phi nghệ thuật, ảnh hưởng đến mục đích tốt đẹp của CLB và những tổ chức liên quan, đặc biệt ảnh hướng đến vẻ đẹp thơ ca.

Liên quan đến CLB Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi nghĩ trước hết đó là một hình thức sinh hoạt thông thường. Cho dù tôi nhận được không ít phản ánh của các hội viên Hội Nhà văn và những người viết ngoài Hội về những bất cập của một số CLB văn chương hiện nay. Ban Chấp hành Hội sẽ xem xét một cách nghiêm túc phản ánh của hội viên và dư luận để có quyết định phù hợp và đúng với điều lệ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều 

Tôi đã trao đổi một số lần với nhà thơ Vũ Quần Phương và chúng tôi nhất trí phải đổi mới phương thức hoạt động của loại hình CLB này và nó có thể không cần tồn tại như hình thức hiện nay.

Hội Nhà văn Việt Nam đang chuẩn bị khai trương một không gian văn học mang tên “Trung tâm Phát triển và quảng bá Sách văn học Việt Nam”. Nơi đây sẽ là một không gian mở và từng bước tiến tới chuyên nghiệp cho các hoạt động chuyên môn của nhà văn và bạn đọc. Hy vọng trung tâm này sẽ đáp ứng, làm phong phú thêm cho đời sống sáng tạo và tình yêu văn chương, trong đó có thi ca.

 Nguyễn Quang Thiều/Vanvn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
‘Truyện Kiều’ được Đại thi hào Nguyễn Du viết thời điểm nào?
Thời điểm Đại thi hào Nguyễn Du viết Truyện Kiều từng được tranh luận gay gắt, nay câu hỏi ấy lại được đưa ra mổ xẻ trên mạng xã hội.
Xem thêm