TIN TỨC

Nhà thơ Y Phương qua đời

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-11 12:09:11
mail facebook google pos stwis
1818 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Nhà thơ Y Phương qua đời đã để lại niềm thương cho bạn bè văn chương và độc giả. Đồng thời đó cũng là nỗi mất mát to lớn cho nền văn học nước nhà.

Theo thông tin từ người thân nhà thơ Y Phương – tác giả bài Nói với con – qua đời ở tuổi 74 do đột quỵ tại nhà riêng vào tối 9/2.


Nhà thơ Y Phương.

Họa sĩ Hoàng A Sáng – con rể nhà thơ – cho biết khoảng 20h tối, anh lên phòng thấy ông bất tỉnh. Gia đình sau đó gọi cấp cứu, họ xác nhận ông đã mất nên không đưa tới bệnh viện. Trước đó, sức khỏe ông giảm sút vì bệnh tuổi già.

Nhận tin báo từ gia đình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không tin đó là sự thật. Trước Tết Nguyên đán, Y Phương tới Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) dự sự kiện, cả hai còn vui vẻ trò chuyện về thơ ca và cuộc sống.

Nói về nhà thơ Y Phương, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng đã dành những dòng chia sẻ đầy xúc động về nhà thơ tài hoa gốc Cao Bằng.

“Nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ông sống ở Cao Bằng rồi theo con về Hà Nội. Và tôi luôn cảm thấy những ngọn gió và những câu hát tháng Giêng từ núi cao cố hương ông cũng theo ông về chốn đô thành. Những ngọn gió và những câu hát tháng Giêng ấy ban ngày bị chìm khuất trong ồn ĩ của người và xe nơi thành phố, nhưng đêm đêm lại trỗi dậy thổi qua ngôi nhà ông, làm ông nhiều lúc khóc như một cậu bé Tày ba tuổi, và đưa ông về nơi chôn nhau cắn rốn của ông.

Nhiều lúc, ông phải kêu lên trong buồn bã bởi nhớ quê. Nhất là những năm tháng tuổi già ít về được cố hương ông. Nhưng giờ ông đã hoàn toàn được trở về nơi chốn ấy để gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ ông và để chìm đắm trong những câu hát tháng Giêng thánh thiện của xứ sở mình.

Xin cúi đầu tiễn biệt ông, một tài năng đặc biệt và một nhân cách lớn.

Hội nhà văn sẽ tổ chức tang lễ ông và sẽ có thông báo tới đồng nghiệp và bạn bè ông.

Thương tiếc nhà thơ Y Phương” – Chủ tịch Hội Nhà văn bày tỏ.

Bên dưới bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhiều nhà thơ, nhà báo như Từ Nguyên Thạch, Thanh Hiệp, Văn Công Hùng, NSƯT Trần Lực… cùng nhiều bạn bè văn chương đều bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của nhà thơ Y Phương và dành những lời tiễn biệt đến cố nhà thơ.

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24/12/1948 tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trong một gia đình dân tộc Tày. Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ quân đội đến năm 1981. Năm 1986, ông về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng và từ năm 1991 là Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin. Từ 1993, ông là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên BCH, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

Hơn 30 năm cầm bút, gia tài văn chương của nhà thơ gồm các tác phẩm tiêu biểu: Nói với con (1980), Người núi Hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002), Thất tàng lồm (ngược gió, 2006), tập thơ song ngữ, Chín tháng (trường ca), Đò trăng (trường ca), Vũ khúc Tày…

Y Phương từng được Giải cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng Giêng, Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc, Giải B của UBTQ liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001), Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001).

Ông vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2007.

Thơ Y Phương thể hiện một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh mang đặc trưng của người dân tộc miền núi. Sinh thời, Y Phương nói: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề. Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.

Bài thơ “Nói với con”

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

P.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm
Thư mời Giao lưu văn học Việt - Trung lần thứ nhất
Vào lúc 14 giờ ngày 27/6/2025, tại Hội trường B, Trụ sở Liên hiếp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM
Xem thêm
Khi phụ nữ làm thơ và làm báo bằng một trái tim
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng 6/2025
Xem thêm
Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh
Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.
Xem thêm
Lời chia buồn của Hội Nhà văn TPHCM
Cụ Bà PHẠM THỊ MÃNH, mẫu thân nhà văn Bích Ngân, vừa từ trần lúc 7 giờ 10 phút ngày 30 tháng 5 năm 2025 (nhằm mùng 4 tháng 5 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 88 tuổi.
Xem thêm
Thông báo lùi thời gian tổ chức “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM
Theo Thông báo số 1630-TB/VPTU của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, chương trình “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM” với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi những dòng sông hội tụ” sẽ được chuyển sang tổ chức vào đầu tháng 7.
Xem thêm