TIN TỨC

PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-02 15:39:02
mail facebook google pos stwis
2467 lượt xem

Chưa bao giờ những vấn đề về tự nhiên, về môi trường lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Văn học sinh thái, phê bình sinh thái hiện đang là trào lưu trên thế giới, được xem như một tiếng nói đầy mạnh mẽ trước những tác động của con người đối với thiên nhiên. Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu cuộc trò chuyện của PV Báo SGGP với PGS-TS Bùi Thanh Truyền, Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, về những vấn đề liên quan. 


PGS-TS Bùi Thanh Truyền

PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018. 

PHÓNG VIÊN: Gần đây ở Việt Nam, chúng ta nhắc nhiều đến khái niệm “văn học sinh thái”. Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu, anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về khái niệm này?

PGS-TS BÙI THANH TRUYỀN: Văn học sinh thái (Ecoliterature) còn có nhiều tên gọi khác như: Văn học sinh thái học (Ecological literature), Văn học môi trường (Environmental literature), Văn học tự nhiên (Natural literature), Văn học xanh (Green literature), Lối viết/Văn bản tự nhiên (Nature writing)... Đây là loại văn học xuất phát từ tư tưởng sinh thái, góc nhìn sinh thái để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường sống của mình. 

Theo anh, văn học sinh thái của Việt Nam đang vận động như thế nào, đã theo kịp với thế giới hay chưa? Đây đã phải là mối quan tâm hàng đầu của các tác giả trong nước? 

So với các ngành khoa học xã hội khác, văn học được xem là “phản ứng chậm” trước những nguy cơ sinh thái nhãn tiền. Văn học sinh thái Việt Nam lại khởi động chậm hơn so với thế giới chừng 2 thập niên. Đầu thế kỷ 21, sinh thái với những biểu hiện đa dạng, mới mẻ của nó đã được đông đảo nhà văn, người giảng dạy, nghiên cứu, phê bình văn học nước ta quan tâm. Tất cả cùng lên tiếng trước sự lâm nguy của môi trường, qua đó đánh động lương tâm và ý thức trách nhiệm của bạn đọc.

Chúng ta từng xác tín một chức năng của văn chương, “văn học là nhân học” theo cách nói của M. Gorki. Ở khía cạnh sinh thái, văn học liệu có những tác động như thế nào đến công chúng? 

Những kết quả bước đầu của văn học sinh thái trên thế giới và Việt Nam là minh chứng về sự nhạy cảm, bản lĩnh, cái tâm cùng trách nhiệm công dân của nghệ sĩ với thực trạng xã hội hôm nay. Nó góp phần kiến tạo một cuộc sống hòa ái, vững bền cho con người trên tinh thần bình đẳng, trân quý “cõi trọ” của mình. Đặc trưng và chức năng “nhân học” của văn học sinh thái là điều dễ nhận thấy và đáng được trân trọng.

Một trong những cuốn sách kinh điển, được xem như diễn ngôn về môi trường là Mùa xuân vắng lặng của Rachel Carson, xuất bản lần đầu vào tháng 9-1962. Ngay từ lúc ra đời, cuốn sách đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tại Việt Nam, đã có những tác phẩm cụ thể nào như vậy hay vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giáo dục và tuyên truyền?  

Như trên đã nói, văn học sinh thái Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, đã đi chậm hơn so với thế giới. Dù không có những kiệt tác xứng tầm nhân loại, nhưng tác phẩm của các nhà văn Lê Văn Thảo, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tư… cũng đã tạo hiệu ứng tích cực, được độc giả trong và ngoài nước biết đến. Thông điệp môi trường từ những sáng tác này đã hòa kết cả giá trị văn học và nỗ lực thay đổi, điều chỉnh nhận thức, hành xử của cá nhân, cộng đồng đối với môi trường sống, chứ không chỉ là giáo dục, tuyên truyền sống sượng, gượng ép, theo mốt thời thượng.

Trong cuốn sách Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam bộ, anh có dẫn ra trường hợp cố nhà văn Lê Văn Thảo với tập truyện ngắn Lên núi thả mây và nhận định: “Tuy không chủ đích đứng trên lập trường sinh thái nhưng ý nghĩa sinh thái hàm ẩn qua mỗi trang văn là một thực tế không thể phủ nhận”?

Người Việt chúng ta vốn quen hành động hơn là lập thuyết. Đặc tính này càng dễ thấy ở văn chương sinh thái. Mối quan hệ đa chiều giữa con người với tự nhiên, trong đó có nhà văn, là truyền thống của văn hóa, văn học Việt Nam. Nhà văn là một sinh thể của môi trường, cảm biết được những tổn thương mà con người, trong đó có chính họ, gây ra cho sinh thái. Tiếng nói của người viết cũng là phản ứng tự nhiên trước sự lâm nguy của môi trường, sự an lành của chính bản thân và đồng loại. Việc tác phẩm ra đời sau, thậm chí không cần đến hệ thống lý luận bài bản về sinh thái, văn học sinh thái cũng là điều dễ hiểu. 

Trong thời đại mà sự khủng hoảng sinh thái trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu, theo anh, các nhà văn Việt Nam cần có sự nhập cuộc như thế nào? 

Ngày nay, sinh thái không còn là chuyện của một quốc gia, một khu vực. Đó là vấn đề sống còn của toàn cầu. Đồng hành với nhân loại để cùng lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường là chuyện hiển nhiên của lương tâm, trách nhiệm nghệ sĩ. Trong giới văn chương, một thái độ không biết đến sinh thái, tư tưởng và lối viết sinh thái, là một thái độ bàng quan và không kém phần lạc hậu.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm