TIN TỨC

Sách trắng về tâm tư doanh nhân Việt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-07 08:08:25
mail facebook google pos stwis
856 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Sách viết về doanh nhân và sách do doanh nhân viết, đang là một mảng đề tài sôi động trên thị trường sách. Nhưng giá trị thông tin và giá trị thẩm mỹ của nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Muốn có sự độc đáo, dòng sách này phải khắc hoạ chân dung doanh nhân trong tổng thể những tác động của đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh lẫn văn hóa kinh doanh.

Lực lượng doanh nhân Việt càng ngày càng lớn mạnh, phong phú về ngành nghề và đa dạng về qui mô. Ghi nhận sự đóng góp tích cực và sinh động của doanh nhân vào hành trình phát triển đất nước thời hội nhập, trở thành một mệnh lệnh thú vị từ cộng đồng. Ngay trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố lần đầu tiên “Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam”. Đó là sách trắng về thành tựu của doanh nhân, còn sách trắng về tâm tư doanh nhân thì sao?

Người xưa có câu “kim môn tàng kiều”, trong cánh cửa nhà giàu luôn ẩn giấu mỹ nhân thì ắt cũng có câu chuyện thú vị. Sách liên quan đến doanh nhân luôn gây tò mò cho đám đông, nên sức hấp dẫn của đề tài này không cần bàn cãi. Tuy nhiên, để những trang viết của doanh nhân và những trang viết về doanh nhân có được giá trị nhất định, vẫn không hề đơn giản. Bởi lẽ, nếu chỉ “ôn nghèo” và “khoe giàu” thì mỗi cuốn sách mới dừng ở mức đáp ứng thị hiếu tầm thường.
 


Buổi ra mắt sách của doanh nhân Nhan Húc Quân.

Sách viết về doanh nhân Việt Nam phổ biến vài năm gần đây chủ yếu là tập hợp những bài viết nhỏ lẻ, chia sẻ những bí quyết thành công hoặc những kinh nghiệm làm giàu “Dành tặng doanh nhân trong thế trận toàn cầu” của Alan Phan, “Thư gửi quý nhà giàu Việt Nam” của Nguyễn Xuân Xanh, “Giữa dòng xoáy cuộc đời” của Phan Thế Hải, “Những người làm chủ số 1 Việt Nam” của Đàm Linh… Cá biệt có cuốn “Liên – Người được chọn” của nhóm tác giả Y Ban, Uông Triều, Đỗ Tiến Thụy viết về “nữ hoàng bảo hiểm” Đỗ Thị Kim Liên nổi tiếng với danh xưng Shark Liên trong chương trình ‘Thương vụ bạc tỷ” trên sóng truyền hình.

Sách do doanh nhân viết đa dạng và phong phú hơn. Trừ những cuốn được người khác chấp bút mà doanh nhân in ấn và lưu hành trong phạm vi hẹp như món quà kỷ niệm, thì độc giả biết đến những tác phẩm tiêu biểu Bầu trời không chỉ có màu xanh của Lý Quí Trung từng là hiện tượng khởi nghiệp với thương hiệu “Phở 24”; Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh; Gian truân chỉ là thử thách của Hồ Văn Trung - Chủ tịch Tập đoàn Trangs; Tình yêu Gia đình Sự nghiệp của Nguyễn Thị Sơn – Người sáng lập Tập đoàn Sơn Kim; Tôi, dòng sông và những cánh đồng của Nguyễn Hồng Lam – Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm, Chuyện nhà Dr Thanh của Trần Uyên Phương – Ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát...

Những tác phẩm trên cùng vài công trình nghiên cứu như Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử do Trần Thuận chủ biên, góp phần vun đắp tinh thần sống tích cực và lan truyền cảm hứng làm giàu cho người đọc. Như thổ lộ của doanh nhân Lý Quí Trung: “Những trải nghiệm và những ký ức nếu có duyên sẽ trở thành những kiến thức và kỹ năng giúp các bạn trẻ yêu thích ngành kinh doanh nhà hàng rút ngắn con đường đi đến thành công”. Tuy nhiên, những tác phẩm ấy vẫn còn khoảng cách khá xa so với tác phẩm văn chương đích thực. Vậy, câu hỏi đặt ra, đi tìm hình ảnh doanh nhân Việt trong văn chương Việt có phải là cuộc lặn lội mò kim đáy biển?

Ngoảnh lại hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, vài tiểu thuyết viết về doanh nhân xuất hiện và tạo được tiếng vang trong đời sống như Cuộc đời dài lắm của nhà văn Chu Lai với nhân vật chính Hà Nguyên lấy nguyên mẫu từ doanh nhân Hà Nguyên Cát – Giám đốc công ty cao su Phú Riềng, hoặc tiểu thuyết Nợ đời của nhà văn Hoàng Dự với nhân vật chính Hải lấy nguyên mẫu từ doanh nhân Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Tập đoàn y dược Bảo Long. Mặc dù được độc giả đón nhận tương đối nồng nhiệt, nhưng tiểu thuyết lấy doanh nhân làm nhân vật chính vẫn giống như một phép thử đối với người viết, mà một tác giả tự tin và khéo léo cỡ nhà văn Chu Lai cũng phải thú nhận: “Cuộc đời dài lắm là cuốn sách mình viết nhọc nhằn nhất, lâu nhất nhưng chưa chắc đã hay, bởi đây là đề tài hóc hiểm mà mình chưa thực sự am tường như đề tài chiến tranh và người lính”.

Ngay cả tiểu thuyết “Nợ đời” dù được đạo diễn Quốc Trọng dàn dựng thành bộ phim truyền hình dài 25 tập “Đường đời”, cũng không khiến nguyên mẫu hài lòng. Chính doanh nhân Nguyễn Hữu Khai vài năm sau đã tự viết cuốn tiểu thuyết khác về bản thân có tên gọi Đường đời dốc đứng dày 400 trang, gồm hai phần Nối tiếp đường đờiChuyện trong tù.

Sở dĩ, những tiểu thuyết viết về doanh nhân khá ít ỏi vì xã hội Việt Nam không có mấy nhà văn lăn lộn trong thương trường hoặc am tường lĩnh vực kinh tế. Hiếm hoi lắm, đầu năm 2022, mới có bộ tiểu thuyết Cõi nhân gian 4 tập, 2000 trang của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành – Chủ tịch Tập đoàn Thành Hưng. Thực tế nóng bỏng của đời sống dưới áp lực đồng tiền, hiển thị qua tác phẩm, gợi ra nhiều suy tư về sự cạnh tranh, sự tinh ranh lẫn sự phản trắc mà doanh nhân Việt phải đối diện mỗi ngày.

Không thể phủ nhận, sách viết về doanh nhân và sách do doanh nhân viết, đang là một mảng đề tài sôi động trên thị trường sách. Thế nhưng, giá trị thông tin và giá trị thẩm mỹ của dòng sách doanh nhân vẫn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Vì sao sách doanh nhân Việt không thuyết phục bằng sách doanh nhân nước ngoài, như những cuốn viết về Steve Jobs, Bill Gates hay Lý Gia Thành? Câu trả lời rất đơn giản, điểm yếu không phải ở tầm vóc nhân vật mà điểm yếu nằm ở yếu tố chân thực. Doanh nhân tự viết sách thì có tâm lý “xấu che”, cố tình bỏ qua những tình huống hoặc những sự kiện mà họ cảm thấy nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến hình tượng cá nhân hoặc quan hệ đối tác. Tác giả viết về doanh nhân thì có tâm lý của kẻ làm thuê, nhân vật thích thế nào thì cứ viết thế đấy, không có thao tác tối thiểu là thẩm định dữ liệu và phản biện chi tiết. Cho nên, hầu hết những cuốn sách liên quan đến doanh nhân Việt được thiết lập theo tiêu chí “người tốt, việc tốt”, chứ không tuân thủ theo tiêu chuẩn “người thật, việc thật”. Cho nên, độc giả cầm những cuốn sách liên quan đến doanh nhân Việt thường ái ngại phải tham dự một cuộc trình diễn lộng lẫy và hào nhoáng, dư thừa son phấn và ngây ngất kiêu hãnh, nhưng lại hụt hẫng tính cách và nhạt nhòa số phận.

Để thể hiện bản lĩnh doanh nhân Việt thời hội nhập, thì sách viết về doanh nhân và sách do doanh nhân viết, phải là sách trắng về tâm tư doanh nhân Việt. Đó phải là chân dung doanh nhân trong tổng thể những tác động của đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh lẫn văn hóa kinh doanh. Muốn nâng cao phẩm chất dòng sách liên quan đến doanh nhân, có lẽ phải phát huy văn học ứng dụng. Bên cạnh những tiểu thuyết đề cao tính sáng tạo, rất cần sự hình thành đội ngũ tác giả chuyên viết tiểu sử doanh nhân, có kiến thức chuyên môn và có bút pháp ấn tượng.

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm