TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • “Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều

“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
53 lượt xem

Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.

Sách 440 trang, gồm 18 chương, tiêu biểu như: 21 năm mới được gọi tiếng Ba; Thằng Tây lai mít ướt; Ước mơ gì tuổi 17, 18?; Chiếc thẻ bài đè lên trang sách; Vào đời lần 2 cùng chiến dịch X1, X2; Ta đến muộn đừng lo Người vẫn đợi; Tập tành làm phóng viên; Khúc dạo đầu dưới mái nhà Tuổi Trẻ; Vai mới, Tổng Thư ký Tòa soạn; Đoàn tụ phần hồn; Chưa là lời kết…

Vừa mới sinh ra, đời Lưu Đình Triều đã gắn liền với một sự kiện: Hiệp định Đình chiến Triều Tiên được ký kết. Và cái tên Lưu Đình Triều cũng từ đó mà thành. Cái tên và số phận của đời Lưu Đình Triều cũng từ công việc của cha mình – nhà báo nổi tiếng Lưu Quý Kỳ, một người làm báo, luôn nắm bắt thông tin nhanh nhất. Phải chăng vì thế mà ròng rã hơn 40 năm, công việc của nhà báo Lưu Đình Triều đã gắn liền với việc theo dõi thông tin, sự kiện như con đường của cha mình.

Đất nước chia làm hai miền thời gian 1954 – 1975, cũng là 21 năm nhiều gia đình bị chia cách. Hoàn cảnh gia đình mình cũng theo mệnh đất nước, lúc Lưu Đình Triều được hơn 1 tuổi (cuối tháng 9/1954), cha ông là nhà báo Lưu Quý Kỳ cùng mẹ ông là bà Bùi Thị Lựu (một đảng viên lai Pháp) nhận lệnh khẩn phải rời khu 9 ra Bắc tập kết. Nhận nhiệm vụ mà không thể mang theo hai con, đành gửi vội cho bà ngoại, ngoại tức tốc chạy xuống Cà Mau đón hai đứa nhỏ về Biên Hòa nuôi nấng. Từ lúc từ biệt ba má, ngoại chỉ dặn tới dặn lui: “Ai có hỏi tới thì trả lời ba má chết hết rồi. Hai đứa là con mồ côi được ngoại mang về”. Hồi ấy, Lưu Đình Triều và chị Hai là Lưu Lưu Hà được xem là đứa trẻ mồ côi vì trong giấy “thế vì khai sanh”, hai chị em bị khai là cha mất mẹ mất. Ngoại mang trọng trách trên vai vừa là cha là mẹ của hai đứa cháu nhỏ. Mãi đến khi hai chị em lớn lớn, ngoại mới kể lại cuộc chia ly để đời của gia đình.

Nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều

Chiến tranh không những đưa gia đình vào hoàn cảnh chia cách mà còn đưa hai cha con đứng hai bên chiến tuyến như lời bà ngoại kể đầy xót xa “Ông trời sao quái ác, đẩy thằng Triều vào cảnh cầm súng chống lại cha mẹ mình?”. Khi mà chiến trường sục sôi, các trường Đại học phải tạm đóng cửa do lệnh tổng động viên, Lưu Đình Triều rơi vào cảnh ra chiến trường, bị tổng động viên khi vừa lên năm thứ hai đại học Luật.

Từ đó, chờ đằng đẵng hơn 21 năm mới được gọi tiếng Ba, lần đầu cha con trùng phùng cũng là lúc ông Lưu Quý Kỳ biết tin con trai từng là sĩ quan. Gặp cha mừng mừng tủi tủi nhưng khối đá lý lịch đè nặng trong lòng. Nhận được sự động viên từ ba “Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm”. Kể từ ngày đó, cậu thanh niên mang theo ý chí rèn luyện làm lại cuộc đời, đi theo con đường ba má đã đi. Sau khi chia tay hai đứa con để về Hà Nội, ba mới kể lại, má biết má khóc suốt gần cả tuần. Mãi đến năm 23 tuổi, Lưu Đình Triều mới được trùng phùng với mẹ, lần đầu được nắm lấy bàn tay mẹ, trong lúng túng, trong nghẹn ngào. Thật vậy, có những cuộc đoàn tụ mất hết mấy chục năm, chỉ cần được thốt lên hai từ “ba ơi, má ơi”, tất cả hạnh phúc chờ đợi bấy lâu và lòng thì nghẹn ngào biết mấy.

Từ nhỏ, cuộc đời đặt Lưu Đình Triều vào cảnh thiệt thòi, ngang trái. Ngay từ tấm bé, cậu bé phải sống như trẻ mồ côi. Cậu bé ấy nghĩ thầm, đời có buồn có cực khổ mấy cũng lạc quan sống, duy nhất chỉ có lúc những đứa trẻ trong xóm trêu đùa thân phận” thằng mồ côi” là buồn chịu không thấu. Triều dẫu đã nghe quen và chai sạn nhưng có lúc vẫn tủi hờn mặc cảm trong im lặng, không khỏi thút thít, buồn tủi, chịu không nổi thì vừa chạy… vừa khóc. Biệt danh thằng Tây lai mít ướt ra đời từ đó. Thuở 7,8 tuổi, Triều đã lê la đầu đường xó chợ. 13 tuổi đã lận bộ bài sau lưng, đi kiếm tiền. Vừa qua tuổi trưởng thành, Triều phải gác chuyện học hành rồi bị đẩy vào lính, chống lại cha mẹ mình…

Cuộc đời trớ trêu là thế nhưng đời cũng có lúc tìm đường giúp Triều cơ hội “ngay hàng, thẳng lối” và thắp lên những tia sáng từng chút một làm lại cuộc đời. Đời chỉ cho cô, chú tìm thấy Triều đúng lúc, ngăn mình trở thành một tên du thủ, du thực để bắt đầu học hành đàng hoàng. Đời lại còn cho Triều sự may mắn: bị đẩy ra trận, chỉ dăm ba lần trúng thương mà nhẹ hều. Sau ngày đất nước thống nhất, vừa đi học tập cải tạo về, Đời vẽ đường cho một người bạn học cũ tìm đến, bảo lãnh xóa quản chế – tạo bước ngoặt quan trọng để Lưu Đình Triều sớm hòa nhập cuộc sống mới…

“Tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi. Rồi dù trắc trở, gập ghềnh, tôi cũng vào được trường báo, rồi trở thành nhà báo. Đúng là tôi đã thực sự đổi đời. Cũng trên hành trình làm báo đó, dần dà tôi lại được “gần” hơn với ba tôi. Nhìn lại số phận gập ghềnh của mình, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc vì cuối cùng tôi cũng đi được vào con đường làm báo như ba tôi. Nói một cách văn chương thì tôi đã được đoàn tụ phần hồn với ông.” – Lưu Đình Triều bộc bạch.

Đời, có yêu tôi?! Lưu Đình Triều luôn hiểu rõ. Dù Đời lúc này lúc khác, yêu hoặc không yêu, thì chính mình vẫn cần phải làm chủ đường đi lối rẽ của mình.

Phóng viên Margie Mason (hãng thông tấn Mỹ Associated Press – AP) trong một bài phỏng vấn, cô viết về tâm trạng của Lưu Đình Triều trong ngày 30/04/1975 rất ngắn gọn: “Khi Quân Giải phóng đến, Triều được khuyên rời bỏ đất nước. Nhưng anh không muốn chạy trốn. Anh muốn được đoàn tụ với gia đình, điều mà anh khao khát từ thuở ấu thơ. Sau 21 năm chia cắt, anh nói: “Tôi sẵn sàng chịu đựng bất cứ điều gì để có thể gặp lại ba má mình”.

TS. Nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình cùng những vướng víu và nỗ lực cá nhân của Lưu Đình Triều cho thấy bản thân anh cũng là một “nhân vật” tiêu biểu của thế hệ đôi mươi khi đất nước chuyển sang bước ngoặt lịch sử vào năm 1975. Với Lưu Đình Triều và những người cùng thế hệ với anh, có thể nói thêm, không ai chọn thời mà sinh ra. Đó là cái thời mà cha con, anh em, bạn bè run rủi cho số phận có thể đứng hai bên bên bờ chiến tuyến. Cái thời đó đã khép lại và nỗ lực của những người thiện chí là mở ra một thời kỳ mới cho sự hòa giải và hòa hợp, bởi vì vẫn nói như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Những định kiến rồi sẽ phải qua, nếu không thì cộng đồng dân tộc làm sao liền lạc, mạnh mẽ được”.

“Gắn bó với báo Tuổi Trẻ từ năm tháng tuổi trẻ. Báo Tuổi Trẻ đã trở thành máu thịt trong năm tháng tươi đẹp nhất của đời anh. Vì lẽ đó, tự truyện này tất nhiên không thể thiếu những trang viết về tờ báo Tuổi Trẻ. Qua đó, phần nào bạn đọc có thể nhìn thấy nhiều hoạt động “sau mặt báo” mà chỉ những người trong cuộc mới có thể biết đến. Trong đời riêng, với số phận éo le của anh và người cha là nhà báo lừng danh Lưu Quý Kỳ đã trở thành nhân vật điển hình trong một giai đoạn lịch sử điển hình của đất nước: cha và con đứng hai chiến tuyến. Do đó, khi đọc tự truyện này cũng là lúc chúng ta cảm nhận được sự “lột xác” kỳ thú, nghị lực “đổi đời” của một số phận tiêu biểu trong dòng chảy của thời cuộc.” – Nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ về người bạn , đồng nghiệp thân thiết trong làng báo.

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm