TIN TỨC

Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
690 lượt xem

Trần Nguyên Trang


Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.


Không phải ai cũng biết đến tờ báo lịch sử ấy. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập báo Quân Giải phóng Miền Nam ( 1/11/1963-1/11/2023), Đại tá PGS TS Hồ Sơn Đài vừa trình làng tập sách Báo Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam ( 1963- 1975)(*). Đây là một công trình khoa học trân quý nhằm tri ân những làm báo Quân giải phóng Miền Nam và góp phần tạo dựng một cách rõ nét diện mạo báo chí cách mạng nước ta.

SỰ RA ĐỜI TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng công tác tuyên truyền, báo chí. Năm 1925, trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở VN, Bác Hồ đã sáng lập ra tờ báo Thanh Niên. Thực hiện tư tưởng và đường lối của Người, ngay những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, cùng với kiện toàn lực lượng lãnh đạo và chỉ huy các LLVT GPMN, Quân ủy và BCH các LLVT GP MN ( BCH Miền ) đã chú trọng công tác tuyên truyền và vận động cách mạng. Ngày 25/3/1963, Trưởng ban Quân sự Miền Trần Nam Trung đã ký văn bản thống nhất chủ trương thành lập báo QGP MN. Sau thời gian chuẩn bị, ngày 1/11/1963 báo QGP MN VN được thành lập tại chiến trường Tây Ninh. Số đầu tiên ra ngày 1/11/1963 với 4 trang khổ A5. Từ ngày thành lập cho đến khi hoàn thành sứ
mạng lịch sử ( 15/10/1975), báo Quân Giải Phóng MN VN đã xuất bản 338 số.
Với tâm huyết phục dựng diện mạo của tờ báo có vai trò lịch sử của các LLVTGP MN thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đại tá PGS TS Hồ Sơn Đài đã dành trọn 2 năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng viết và cho ra đời tập sách như một công trình khoa học quý hiếm.
Tập sách dày 400 trang ( khổ 16x24 cm) ắp đầy tư liệu. Có cả những tư liệu quý mà ngay những người trong cuộc chưa từng biết.
Đáng quý nhất, với 108 số báo có trong tay, tác giả Hồ Sơn Đài đã phục dựng được quá trình hình thành và phát triển của báo QGP MNVN trong 12 năm hoạt động. Hơn thế, lịch sử hình thành và phát triển của các LLVT GP MN VN trong thời kỳ trọng điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( thông qua từng số báo ) đã được tái hiện một cách trung thực và sinh động. Là tác giả của hàng chục tập sách lịch sử, mỗi tập sách là một công trình nghiên cứu khoa học, Hồ Sơn Đài đã sử dụng bút pháp viết sử một cách mới lạ. Với 4 chương và phần phụ lục, tập sách như một công trình khoa học chân thực không chỉ
về tờ báo có vai trò lịch sử của Quân ủy - Bộ Chỉ huy Miền một thời mà còn khắc họa chân dung của những người tạo dựng ra nó. Nhiều cựu cán bộ, phóng viên báo QGP MN VN không thể ngờ rằng 12 năm hình thành và phát triển, báo QGP MN có tới 64 người làm việc từ thư ký tòa soạn đến những người hoạt động sau trang báo. Dụng công sưu tầm tư liệu và hiện vật; lặn lội khắp cả nước tìm gặp nhân chứng, Hồ Sơn Đài đã công bố văn bản từng số báo và danh tính của 64 người đã từng làm báo Quân giải phóng.
Những người làm báo QGP từ TBT đầu tiên Lê Đình Lệ ( Tư Trực; các TBT : Hồ Văn Sanh, Nguyễn Viết Tá đến các phóng viên, biên tập viên : Trần Nam Hưng, Phạm Phú Bằng, Vũ Tuất Việt, Trần Phấn Chấn, Mai Bá Thiện, Đặng Văn Nhưng...; thế hệ phóng viên trẻ vừa tốt nghiệp khóa 1 đại học báo chí: Vũ Ngọc Xiêm, Đỗ Tất Thắng, Nguyễn Sung, Trần Đình Bá, Nguyễn Việt Ân, Vũ Đình Hưng ... Đặc biệt, những nhà báo liệt sĩ : Phạm Ngọc Châu, Thân Trọng Hân...,mỗi người một nét, bằng sự cống hiến vô tư, trong sáng của mình đã góp công xây dựng nên truyền thống tờ báo Anh hùng.

TƯ LIỆU QUÝ BỔ SUNG LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Từ lúc ra đời cho đến khi kết thúc vai trò lịch sử, báo QGP MN chỉ tồn tại 12 năm. Nhưng đó là giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ta. Tác giả Hồ Sơn Đài đã khéo léo bố cục 4 chương gắn liền với 4 giai đoạn lích sử của chiến trường Miền Nam lúc bấy giờ. Đó là giai đoạn 1963- 1965 gắn liền với " chiến tranh đặc biệt ( chương 1); giai đoạn 1966-1968 gắn liền với "cuộc Tổng tiến công Mậu Thân "( chương 2); giai đoạn 1969-1972 gắn liền với " Đông Dương là một chiến trường " ( chương 3) và giai đoạn 1973-1975 gắn với " Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975" giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước ( chương 4). Và, cũng là giai đoạn báo QGP MN hoàn thành sứ mạng lịch sử ( 15/10/1975).
Đây thực sự là tư liệu quý hiếm bổ sung cho phần khuyết về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường trọng điểm : Miền Nam- Thành đồng Tổ quốc.
Đúng như nhà văn, nhà sử học người Mỹ Geoffrey Wart đã viết : " Báo chí là bản nháp đầu tiên của lịch sử ". Cũng như những phương tiện truyền thông khác lúc bấy giờ như : báo Giải phóng, đài Phát thanh Giải phóng, tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng, Chương trình Phát thanh QGP MN...,nội dung báo QGP MN phản ánh, quy chiếu cuộc chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường MN từ hướng tiếp cận của những người lính - phóng viên chiến trường.
Vì lẽ đó, tập sách " Báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam ( 1963-1975) là một công trình khoa học trân quý./.



Tân Sơn Nhất, cuối tháng 10-2023

T.N.T


(*) NXB Tổng Hợp TP HCM - 2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm