TIN TỨC

Tái hiện cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu bằng triển lãm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-06-29 23:17:27
mail facebook google pos stwis
1054 lượt xem

(Kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, 1.7.1822 – 1.7.2022)

 (Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Triển lãm với chủ đề “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp” được tổ chức tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, H.Ba Tri, Bến Tre).

Sáng 28.6, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, H.Ba Tri, Bến Tre), UBND tỉnh Bến Tre tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp”.

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết triển lãm thực và ảo về “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp” là một trong 3 hoạt động mà tỉnh Bến Tre cam kết tổ chức với Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

Nhà thơ yêu nước, nhà văn hóa, nhà giáo, người thầy thuốc

Triển lãm có hơn 300 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về quê hương đất nước, gia đình, sự nghiệp văn chương của Danh nhân văn hóa thế giới – Nguyễn Đình Chiểu như: tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, các bài thơ điếu, những công trình nghiên cứu, công trình mang tên Nguyễn Đình Chiểu… Đây là những hiện vật được sưu tầm, chọn lọc trưng bày, sau đó sẽ gửi trưng bày ảo đến UNESCO tại Paris.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh Bắc Bình

Đây là cơ hội giúp công chúng trong nước và quốc tế có dịp tiếp cận với tài liệu, hiện vật liên quan đến nhà thơ yêu nước, nhà văn hoá, nhà giáo, người thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu, mang tầm vóc về giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng yêu nước và nhân cách sáng ngời; các giá trị nhân văn tốt đẹp và những thông điệp về tinh thần nghĩa hiệp của ông.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên tỉnh Bến Tre ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR360 vào bảo tàng trưng bày. Qua đó, du khách có thể trực tiếp tham quan tại khu vực triển lãm chỉ trên điện thoại hoặc các thiết bị thông minh. Khách tham quan có thể tự di chuyển qua từng khu vực trưng bày và đọc được thông tin giới thiệu khi nhấp vào hình ảnh hoặc biểu tượng cần tìm kiếm.

Mỗi khu vực có người thuyết minh kèm với nội dung cho du khách dễ dàng nghe nhìn và hiểu sâu sắc hơn về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu – người đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.

Khách tham quan các tác phẩm của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu

Một tượng đài, một tấm gương sáng của Việt Nam

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một tượng đài, một tấm gương sáng của Việt Nam được nhiều nước biết tới, là một hình mẫu của con người luôn vượt lên những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời để phụng sự con người. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài.

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau thời gian đó, Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, Bến Tre. Tại đây, ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thầy thuốc. Dù bị mù hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre tại buổi triển lãm. Ảnh Bắc Bình

Ngày 23.11.2021 tại Paris (Pháp), UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu và tham gia kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022 thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là Danh nhân văn hóa thế giới.

Để kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre tổ chức 3 hoạt động trọng điểm, gồm: Trưng bày thực và ảo “Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời và sự nghiệp”; Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay”; Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu và 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre.

Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ XVIII”; Hành trình theo bước chân cụ Đồ; Giải Bến Tre Marathon quốc tế năm 2022; Tổ chức Hội chợ thương mại – Ẩm thực xứ Dừa năm 2022 và phá kỷ lục, xác lập Kỷ lục thế giới 222 món ăn từ dừa; Thực hiện quy trình xác lập Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục thế giới đối với quyển sách thư pháp khổ lớn Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển có kích thước 1,4 m x 1,8 m…

BẮC BÌNH/ Thanh Niên

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người hiền của văn chương Nam Bộ
Tinh thần trách nhiệm, sự trung thực và tính triết lý của hồn văn đậm chất Nam Bộ đã làm nên một di sản văn học khó quên.
Xem thêm
Giải thưởng văn học TPHCM 2024: Niềm tin, bản lĩnh và khát vọng
Ngày 15/1/2025, Hội Nhà văn TPHCM đã tổng kết hoạt động trong năm 2024 với rất nhiều tác phẩm được ấn hành và đoạt nhiều giải thưởng văn học uy tín trong nước. Ngày Nay xin giới thiệu bài nhận định của PGS.TS, nhà văn Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học của Hội Nhà văn TP.HCM, về văn học TPHCM thông qua các giải thưởng.
Xem thêm
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2024
PGS-TS, nhà văn Trần Hoài Anh với giải thưởng Lý luận phê bình và nhà văn nhà báo Phương Huyền với giải thưởng Nhà văn nữ Ấn tượng.
Xem thêm
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024: Hoạt động sôi nổi, hiệu quả và lan tỏa
Năm 2024, Hội Nhà văn Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong sáng tác, trong nhiều sự kiện nâng tính chuyên nghiệp...
Xem thêm
Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương 40 “Tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ 6
Sáng 24/12, tại Nhà hát Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần 6 năm 2024.
Xem thêm
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh công bố Danh mục giải thưởng và Danh sách tân hội viên năm 2024
Ngày 20 tháng 12 năm 2024, Ban chấp hành Hội Nhà văn TP. HCM đã họp phiên cuối năm và thông qua kết quả xét Giải Văn học và kết nạp hội viên mới năm 2024.
Xem thêm
Hình ảnh tư liệu về Hội thảo “Anh Đức – cuộc đời và sự nghiệp”
Một số hình ảnh về Hội thảo; Hình ảnh tư liệu về nhà văn Anh Đức; Trích đoạn phim “Hòn Đất”
Xem thêm