- Tin tức - Hoạt động Hội
- Thông báo về cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Thông báo về cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
2021-08-06 20:50:13
3125 lượt xem
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI THƠ “NHÂN NGHĨA ĐẤT PHƯƠNG NAM”
Theo kế hoạch hoạt động của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày Thơ Nguyên Tiêu được tổ chức vào rằm Tháng Giêng, nhưng do dịch bệnh đã không tổ chức được. Đại dịch covid -19 bùng phát nhiều tháng qua, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi chịu tổn thất nặng nề nhất, đồng thời trong thử thách nguy nan lại càng bộc lộ, tỏa sáng phẩm chất nghĩa nhân của người dân thành phố và đồng bào cả nước hướng về. Cùng với việc chia sẻ tinh thần và vật chất qua một số hoạt động thiện nguyện, Hội Nhà văn TP.HCM phát đông cuộc thi thơ mang tên “NHÂN NGHĨA ĐẤT PHƯƠNG NAM” nhằm lan tỏa, cổ vũ tinh thần cùng thành phố vượt qua dịch bệnh khó khăn này.
THỂ LỆ CUỘC THI
1. Mục đích, ý nghĩa
Cuộc thi nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác, kích thích khả năng sáng tạo, tìm kiếm, phát hiện, giới thiệu và tôn vinh giá trị thơ ca; kịp thời phổ biến rộng rãi những tác phẩm có giá trị nhân văn đến với người đọc.
2. Những quy định cụ thể
Đề tài dự thi: NHÂN NGHĨA ĐẤT PHƯƠNG NAM, vừa là tên của cuộc thi, đồng thời cũng còn bao hàm cả đề tài cuộc thi. Đó là những sáng tác về con người, về cuộc sống, về vùng đất anh dũng, kiên cường, nhân ái, bao dung… Các tác phẩm dự thi chú trọng việc phản ánh những đổi thay, phát triển toàn diện của TP.HCM và con người TP.HCM năng động nhạy bén, hào sảng, trọng nghĩa tình. Những cảm xúc tự hào, mến yêu cùng những dấu ấn sâu sắc đối với con người trong cuộc chiến bảo vệ tính mạng, bảo vệ sự sống vượt qua đại dịch….
Đối tượng tham gia: Trừ các thành viên trong Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo, còn lại mọi công dân Việt Nam và người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, đều có thể dự thi.
Yêu cầu bài dự thi:
-
Trân trọng phong cách truyền thống, đồng thời khuyến khích những tìm tòi, cách tân nghệ thuật, tuy nhiên phải phù hợp thẩm mỹ dân tộc. Cuộc thi không nhận thể loại trường ca, thơ trào phúng, thơ dịch. Mỗi bài thơ không dài quá 30 câu.
-
Không chấp nhận tác phẩm đồng thời có tham dự các cuộc thi khác.
-
Tác phẩm dự thi được đánh máy, ghi rõ “Thơ dự thi” gửi qua email theo địa chỉ: website.hnv@gmail.com. Cuối bài thi hoặc chùm bài dự thi phải ghi rõ họ tên tác giả, bút danh (nếu có), năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, địa chỉ liên hệ hoặc email, số điện thoại.
-
Tác phẩm dự thi phải chưa công bố ở bất kỳ một cơ quan báo chí nào, kể cả trung ương và địa phương dưới mọi hình thức; chưa được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi cuộc thi kết thúc. Mỗi tác giả tham gia tối đa 3 bài thơ và chỉ gửi 1 lần. Mỗi bài thơ không vượt quá 30 câu thơ.
-
Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền trước Ban Tổ chức và trước pháp luật.
-
Những tác phẩm không được duyệt đăng lên website Hội Nhà văn TP.HCM mặc nhiên đã bị loại và Ban Tổ chức không có trách nhiệm phản hồi, giải thích.
-
Nếu các bài viết được trao giải vi phạm về bản quyền hoặc có tranh chấp thì Ban Tổ chức sẽ xem xét thu hồi giải thưởng, thông báo rộng rãi trên website của Hội Nhà văn TP.HCM và các phương tiện truyền thông. Bài viết vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc thông tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
-
Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm nếu trường hợp bài dự thi bị thất lạc và người dự thi cung cấp sai thông tin cá nhân, dẫn đến việc không liên lạc được.
-
Ban Tổ chức chỉ giải quyết mọi trường hợp khiếu nại về kết quả cuộc thi trong vòng 7 ngày từ ngày công bố kết quả.
3. Ban Giám khảo
Ban Sơ khảo: Gồm các nhà thơ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Tp.HCM:
1. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn - Trưởng Ban
2. Nhà thơ Bùi Phan Thảo - Phó Ban
3. Nhà thơ Huệ Triệu - Thành viên
4. Nhà thơ Nguyên Hùng - Thành viên
5. Nhà thơ Phùng Hiệu - Thành viên
6. Nhà thơ Phan Trung Thành - Thành viên
Ban Chung khảo:
1. Nhà thơ Lê Minh Quốc - Trưởng Ban
2. Nhà thơ Trương Nam Hương - Thành viên
3. Nhà thơ Cao Xuân Sơn - Thành viên
4. Nhà thơ Đinh Thị Thu Vân - Thành viên
5. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn - Thành viên
4. Giải thưởng
Tổng giá trị giải thưởng 54 triệu đồng, gồm:
-
1 Giải Nhất: Trị giá 10 triệu đồng
-
2 Giải Nhì: Trị giá 7 triệu đồng/giải
-
3 Giải Ba: Trị giá 5 triệu đồng/giải
-
5 Giải Tư: rị giá 3 triệu đồng/giải
5. Thời gian tổ chức
-
Từ ngày phát động cuộc thi (ngày 2/8/2021) đến ngày 15/9/2021: Nhận bài dự thi, đăng tải tác phẩm qua vòng sơ khảo lên website của Hội Nhà văn TP.HCM.
-
Từ ngày 16/9/2021 đến 15/10/2021: Ban Sơ khảo và Ban Chung khảo chấm giải.
-
Từ tháng 15/10 đến 15/11/2021: Biên tập, chọn 40 bài thơ vào vòng chung khảo và 20 bài thơ hay của tác giả hưởng ửng Cuộc thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” thành một tập thơ, ra mắt vào buổi trao giải Cuộc thi.
-
Dự kiến Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào tháng 12/2021 tại Hội Nhà văn TP.HCM.
Ban Tổ chức rất mong nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng tham gia của các tác giả của thành phố Hồ Chí Minh và mọi miền đất nước cùng công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/8/ 2021
HỘI NHÀ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________
Mời quý vị và các bạn tham gia cuộc thi gửi bài theo các địa chỉ email sau đây:
website.hnv@gmail.com hoặc hoinhavan2021@gmail.com.
Ban Thường vụ Hội Nhà văn TPHCM trao giải thưởng năm 2020 cho các tác giả
Bài viết liên quan
Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
VĂN CHƯƠNG ĐBSCL VÀ NGƯỜI VIẾT TRẺ: Chỉ cần không bỏ cuộc là đã thành công
Bài đăng Người Lao động
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm