Nhà thơ TRẦN XUÂN AN
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Tên khai sinh: Trần Xuân An
Sinh ngày 10-11-1956 tại Huế.
Nguyên quán: Quảng Trị (họ Trần Xuân tại Trúc Lâm, Gio Linh và họ gốc Nguyễn Văn tại An Cư, Triệu Phong)
Dân tộc: Kinh (Việt Nam)
Tín ngưỡng Tổ tiên (Quốc Tổ, Gia Tiên) và Trời Bụt dân gian.
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt, Đại học Sư phạm Huế (1974 – 1978).
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983 (các trường: PTCS. Lộc Ngãi, Bảo Lộc; Phân hiệu PTTH. Bảo Lộc tại Đa Huoai; PTTH. Đức Trọng).
Khởi đầu sáng tác vào năm 1971, thuộc bút nhóm được xếp vào khuynh hướng dân tộc, yêu nước. Bài thơ “Tiếng chuông xưa” (1973) được chú ý, giới thiệu trên mặt báo. Từ 1975, có thơ đăng trên Văn nghệ giải phóng, Văn nghệ Bình Trị Thiên, Nhân Dân, Văn nghệ TP.HCM., các ấn phẩm thuộc Sở VH-TT. Lâm Đồng, Tạp chí Cửa Việt, tạp chí Sông Hương, Thanh Niên…và nhiều báo, tạp chí khác, đồng thời có thơ được diễn ngâm trên các đài phát thanh tại TP.HCM., Lâm Đồng...
Bút danh (ít dùng): Phan Huyên Đình, Trần Cát Niên (Phan Cát Niên), Trần Nguyễn Phan, Phan Kết Đoàn, Trần Ngôn Sử, Nguyễn Công Dân (TXA.), Nguyễn Phan Huyên.
Từ 1991 đến nay, thường trú tại TP. HCM., tiếp tục công việc viết, chuyên sáng tác, nghiên cứu, phê bình…
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Là tác giả của 50 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Tặng thưởng tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng (một trong mười bài thơ hay nhất trong năm 1975), 1975.
- Giải thưởng Hội VHNT. Quảng Trị (Sáng tạo trẻ), 1991.
QUAN NIỆM VĂN HỌC
Nói riêng về lĩnh vực sáng tác: Nhà văn chương chuyên về lĩnh vực sáng tác, từ khi sáng tác trở thành một loại hình lao động chuyên nghiệp và trọn đời cho đến nay, không phải là người giam mình trong sách vở, kinh điển. Nói như vậy, với hàm ý rằng: Ngoài tri thức kim cổ được truyền thụ và tự học, chúng ta cần phải trải nghiệm, tích lũy vốn sống sinh động, cụ thể, trực tiếp, để thấu hiểu mình và thấu hiểu người, thấu hiểu đời, thấu hiểu đất trời. Nhưng quyền trải nghiệm của nhà văn chương được quy định bởi cái tâm. Vốn sống và cái tâm lương thiện với lẽ sống chân chính, cùng với tài năng, góp phần làm nên cái tầm vóc văn chương của mỗi nhà cầm bút. Văn chương từ ngàn xưa cho đến muôn đời sau vẫn không thể thiếu một trong ba thành tố cổ điển (chuẩn mực), đó là chân, thiện, mĩ. Và dĩ nhiên, phong cách, cá tính nghệ thuật – tư tưởng cùng với sự riêng biệt về thân phận, thành phần xã hội làm nên nét đặc sắc. Tôi muốn nói gọn hơn: Văn chương phải THẬT, phải TỐT, phải ĐẸP và phải ĐẶC SẮC.
Văn chương khi đã cho lưu hành giữa đời là VÌ ĐỜI, trong đó có bản thân mình; thậm chí viết về cái tôi thì cái tôi ấy cũng là hình tượng trữ tình, và đăng báo, xuất bản tác phẩm chứa đựng hình tượng trữ tình của cái tôi cũng vì đời.
Văn chương không thể và cũng không nên thoát li thời đại nhà văn chương sống và viết. Vì thế, tôi có ý thức viết để hoà giải dân tộc – về vết thương chia cắt Bến Hải.
Ngoài sáng tác thơ, tiểu thuyết, tôi còn viết bình luận, phê bình văn chương và nghiên cứu sử học, nhưng đây chỉ giới hạn trong lĩnh vực sáng tác văn chương.
TÁC PHẨM
I. Thơ
1. Nắng và mưa, tập thơ, Hội VHNT. Quảng Trị xuất bản, 1991.
2. Hát chiêu hồn mình, tập thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
3. Tôi vẫn ở trên đường, tập thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1993.
4. Lặng lẽ ở phố, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5. Kẻ bị ném vào bão, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6. Hát với đời ơi thương mến, tập thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
8. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, tập thơ, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
9. Thơ những mùa hương, tập thơ, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2011.
10. Tưởng niệm Mẹ, tập thơ tự tuyển, Nxb. Thanh Niên, 2010.
11. Thơ sử và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2011.
12. Hát mộc với biển đảo & những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2012.
13. Mở lòng bàn tay để đan tay, tập thơ, Nxb. Trẻ, 2014.
14. Để lòng người thôi trầm uất, tập thơ, công bố tại Facebook & Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.
15. Cầu Ý Hệ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2016.
16. Tuổi nhớ, tập thơ, Nxb. Văn hoá – Văn nghệ, 2016.
17. Độc lập thật, khát vọng!, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
18. Chiếc cầu Chiến Tranh Lạnh, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 2017
19. Bốn năm Chữ Thập Đỏ, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 3-2018
20. Trong tôi Bến Hải và Thạch Hãn, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 7-2018
21. Danh dự, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 10-2018
22. Cái nhìn của người hậu chiến, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 04-2019
23. Lí lịch và quốc sử, tập thơ, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 07 & 10-2019
24. Sau hai đợt sóng thần, Đất nước mình nay thế đó, tập thơ 30 bài, 02-2020 & bổ sung 06 bài mới + 02 bài cũ, 18-03-2020 & 15-04-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả.
25. Người Mẹ trong chiến tranh, ngâm khúc tự sự, 460 câu song thất lục bát, công bố tại Facebook & các điểm mạng của tác giả, 4 & 5-2020
26. Tổ quốc ơi, con kính thưa lời nói thẳng, tập thơ 41 bài, viết và công bố đến ngày 10-11-2020, Facebook & các điểm mạng của tác giả
27. “Nguỵ” và “phiến”, hoà giải thời hậu chiến, tập thơ 44 bài (viết và công bố đến ngày 05 & 06-03-2021; ngày bổ sung 02 bài mới viết, 01 bài cũ ở tập trước, đọc lại: 30-03-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả
28. Búa liềm Sao ở Bến Hải, tập thơ 55 bài (viết và công bố từ ngày 06-04 đến 28-07-2021), Facebook & các điểm mạng của tác giả.
29. Hoà giải, bát nước lại đầy, tập thơ 64 bài (viết và công bố từ ngày 28-09-2021 đến ngày 28-01-2022 & 07-02-2022, 11-03-2022 & 26-03-2022), Facebook & các điểm mạng của tác giả.
II. Tiểu thuyết, truyện kí
30. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba), Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005.
31. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
32. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
33. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
34. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn liên hoàn, 1999, Tạp chí điện tử Giao Điểm, 2005.
35. Tuổi học trò của tôi, hồi kí – tự truyện, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
36. Bên kia dốc “Mạ ơi!”, truyện vừa – hồi ức, Nxb. Hội Nhà văn, 2012.
37. Giữa thuở chuyển mùa, truyện – hồi ức, Nxb. Trẻ, 2013.
38. Sáng đều hai nửa gương mặt, truyện vừa (gồm 6 truyện ngắn), Facebook & các điểm mạng vi tính toàn cầu, 2016
III. Nghiên cứu, khảo luận
39. Thơ Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 2008.
40. Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
41. Những trang “Đại Nam thực lục” về phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
42. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), một người trung nghĩa, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003, Nxb. Thanh Niên, 9-2006.
43. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
44. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
45. Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2007.
IV. Phê bình & bình luận
46. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2005.
47. Luận về thời chúng ta, một số vấn đề trong chiến tranh và hậu chiến, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2005.
48. Thời sự văn hoá và suy nghĩ, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2008.
49. Đọc văn chương và cảm nghĩ, phê bình, viết ngắn & điểm sách, Nxb. Thanh Niên, 2009.
50. Vì văn chương, bình – khảo và phiếm luận, luận, đăng trên mạng vi tính toàn cầu, 2010.
51. Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương, phê bình, đăng trên các trang thông tin điện tử & điểm mạng toàn cầu, 2011.
TÁC PHẨM TRÊN MẠNG
Đã công bố toàn bộ 50 đầu sách trên mạng (website tác giả).
HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
THI CA ĐIỂM HẸN: NHÀ VĂN NHÀ THƠ TRẦN XUÂN AN