TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt

Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-30 07:12:15
mail facebook google pos stwis
1049 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

Chiến tranh đã lùi xa, và càng ngày càng xa, trở thành một quá khứ mờ dần. Tư liệu ở các Học viện Quân sự, các Bảo tàng và các cuốn hồi ký của tướng trận cũng chỉ là những mảnh ghép chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh để có thể nhìn một cách toàn diện tổng thể những gì xảy ra trong chiến tranh, từ những chi tiết nhỏ nhất như những cuộc hành quân xuyên rừng rậm, vượt sông suối, chinh phục các đỉnh núi cao…, các trận đánh chiến thuật cấp trung đội, đại đội… đến các trận đánh chiến lược lớn- các chiến dịch với các binh chủng hợp thành.


Nhà văn Trầm Hương và Trung tá Vũ Thành Trung tại buổi ra mắt sách "Nước mắt và niềm vui..."

Và như để lấp vào những khoảng trống chi tiết đó, đã có một dòng hồi ký của các cựu chiến binh, từng là lính cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, tiều đoàn… Họ đã viết như những trang nhật ký chiến trận đầy sinh động, những gì họ đã từng trài nghiệm, từng trực diện sinh tử…. Ban đầu viết với mục đích để lại cho con cháu mình biết về ông về cha đã từng sống từng cống hiến thanh xuân cho nền độc lập- hòa bình- thống nhất đất nước. Nhưng rồi, khi được xuất bản, được bạn đọc chú ý, có thể nói, đó là một nguồn tư liệu quý giá để ngược lại quá khứ, để có thể giải mã rất nhiều câu hỏi vì sao chúng ta chiến thắng, vì sao chúng ta có niềm tin vào chiến thắng, vì sao chúng ta quyết chiến thắng…

“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận, hồi ký thanh xuân, những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, những năm tháng cống hiến trong công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước sau chiến tranh ở miền Đông Nam bộ, có chiều dài thời gian từ 1960 cho đến 15 năm sau ngày Thống nhất đất nước.

UNESCO có một chương trình phong danh những di sản tư liệu nhân loại ở các quốc gia. Việt Nam hiện tại cũng đã có 9 di sản tư liệu được phong danh, là 9 viên ngọc quốc bảo tri thức vô giá của ông cha để lại cho muôn đời con cháu người Việt, để không chỉ góp phần giữ gìn tôn nghiêm chủ quyền bờ cõi, cương vực lãnh thổ mà còn là lưu giữ những tinh hoa của dân tộc…, là niềm vinh dự và tự hào của người Việt được góp vào kho tàng tri thức nhân loại. Và khi đọc những tác phẩm hồi ký của các cựu chiến binh, như cuốn “Nước mắt và niềm vui” của Vũ Thành Trung, thì trong suy nghĩ của tôi, đây cũng là một trong những “di sản tư liệu” có tính bảo tàng đặc biệt lưu giữ một phần tư liệu lịch sử chiến tranh- chiến trận ở miền Đông Nam bộ, lưu giữ một phần tư liệu đầy phức tạp trong kiến tạo xây dựng của những năm đầu hòa bình ở miền Nam, ở miền Đông Nam bộ.

Với 15 chương, “Nước mắt và niềm vui”, chia ra hai phần: Chiến tranh và Hòa bình.

Phần chiến tranh, chiếm phần lớn số chương trong tác phẩm, tác giả Vũ Thành Trung đã ký họa khá chi tiết một góc cuộc chiến tranh ở chiến trường khu 6- Bình Thuận, chiến trường Nam Tây Nguyên, chiến trường miền Đông Nam bộ những ngày tháng ác liệt nhất. Khi mà tương quan lực lượng giữa quân du kích của ta với quân đội Sài Gòn trong những năm đầu thực hiện Hiệp định Geneve và phía chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa của Ngô Đình Diệm đã vi phạm đầy khốc liệt. Hay những cuộc hành quân chiến đấu ở Tây Nguyên, không chỉ là thử thách sinh tử bom đạn của quân đội Mỹ, quân đội Sài Gòn mà còn là những cơn sốt rét rừng ác tính có thể lấy sinh mạng trong chớp mắt. Là những trận giao tranh ác liệt giữa quân Giải phóng trang bị vũ khí thô sơ với quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa với toàn những đơn vị thiện chiến cùng vũ khí hủy diệt hiện đại trong các chiến dịch “Tìm Diệt”, các trận càn tổng lực hòng làm “trắng rừng” ở rừng miền Đông, “bóc” căn cứ của Trung ương Cục lãnh đạo cuộc chiến tranh của Mặt trận Giải phóng…….

Có những trang viết ứa nước mắt. Là tình đồng đội dồng chí giành hy sinh về mình, cho nhau sự sống. Là sự trung kiên dũng cảm, quyết chiến không lùi bước, không nhụt chí, không dao động cho dù gian nan, cho dù đầy khốc liệt, cho dù sinh tử trong gang tấc. Có những trang viết đầy xúc động, và khá mềm mại khi tác giả kể lại câu chuyện tình yêu, kể lại những khoảnh khắc ấm áp ở bệnh xá dã chiến được chăm sóc được chiều chuộng được yêu thương, là tình quân dân như cá với nước, là tình yêu với rừng với thiên nhiên… Ai bảo những người lính Giải phóng chỉ biết cầm súng?

Phần hòa bình, là những trang viết gần như rút ruột của tác giả, đầy chân thật, đầy thao thiết, đầy đau đáu tâm can những nỗi niềm về đất nước sau chiến tranh, chưa kịp ổn định để kiến tạo xây dựng thì lại phải ứng phó với một cuộc chiến không báo trước, là bạn thành thù – hai cuộc chiến biên giới Tây Nam, phía Bắc… Rồi là các chính sách về kinh tế ở miền Nam đầy phức tạp và nhiều xáo trộn mà cứ phải tự tìm đường đi, không có mô hình nào để học để rút kinh nghiệm.

Thú vị trong “Nước mắt và niềm vui” ở phần hòa bình này, chính là những chi tiết mà trước nay rất nhiều tác phầm văn học khác còn dè dặt đề cập, thậm chí có lúc còn là “vùng cấm”, thì tác giả, không phải che đậy mỹ miều uốn éo ngôn từ, mà gọi thẳng tên sự việc, “Những riêng chung cùng đất nước- Thử thách thời bình”,  để thấy rõ những ấu trĩ, những giáo điều, những lúng túng khuyết yếu của những chính sách trong thời bình. Vâng! Ta có thể chiến thắng trong chiến tranh một đế quốc hùng mạnh, nhưng trong kiến tạo đất nước, thì ta không thể thắng bằng tinh thần được.. Một cái nhìn dũng cảm đầy tinh thần trách nhiệm của một chiến binh- tác giả Vũ Thành Trung..

Niềm vui ở đây, không chỉ là niềm vui chiến thắng, niềm vui của hòa bình thống nhất đất nước, mà còn là niềm vui tiếp tục được cống hiến, được góp sức vào việc giữ gìn bình yên trong từng ngôi nhà, từng gia đình, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Niềm vui không bị những cám dỗ đầy mật ngọt của thời bình, chỉ sơ xảy là sa ngã, là quay lưng lại những đồng đội đã hy sinh của mình…

Khi dấu ấn kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước đang tới gần, thì nhiều thông tin về chiến tranh, về những năm đầu hòa bình gần như càng mờ nhạt hơn, thậm chí gần như không có trong danh mục cần tìm hiểu của vài thế hệ trẻ sinh sau 1975. Đặc biệt với thế hệ Millennials - sinh từ năm 1981- 1996, thế hệ GenZ - sinh từ 1997- 2012, thế hệ Alpha sinh từ 2012, thì hầu như thấy xa lạ, không biết gì, không quan tâm.

 “Nước mắt và niềm vui” của tác giả Vũ Thành Trung, không cần phải trau chuốt ngôn từ, mà rất chân phương, có phần giản dị trong cách kể, nhưng các câu chuyện sinh động hấp dẫn, ngồn ngộn chi tiết từ chiến tranh đến hòa bình, nhiều chi tiết có thể nói rất “độc”, nhiều tư liệu mang tính “bảo tàng” đặc biệt.

Hy vọng, “Nước mắt và niềm vui” cùng những tác phẩm trong dòng “hồi ký” tương tự sẽ là những nguồn di sản tư liệu để lại cho các thế hệ trẻ đọc- suy nghĩ- hiểu thêm những cống hiến của ông bà cha anh các thế hệ trước- để biết ơn, để nối tiếp, sống có trách nhiệm với đất nước. 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm