TIN TỨC

Vài suy nghĩ nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-28 13:27:07
mail facebook google pos stwis
852 lượt xem

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu


Tôi sinh ra sau Cách mạng Tháng Tám tròn 3 năm. Hồi đó, Cha tôi đi Giải Phóng Quân và đã trải qua 2 năm chiến đấu trên chiến trường Bắc Bộ. Đầu năm 1948, có lần ông được đơn vị cho tạt qua nhà.
 
Và, may mắn đã mỉm cười với cha mẹ tôi: Sinh được con trai sau 8 năm nên nghĩa vợ chồng.
 
Thiết nghĩ, nếu không có lần đó, tôi mãi mãi là hạt bụi giữa vô cùng.
 
Ngẫm lại, qua nhiều đời, gia đình tôi thuộc loại nông dân nghèo, trong một dòng họ giàu truyền thống lịch sử, nhưng cũng nghèo về kinh tế, trên một miền quê đồng khô cát bạc, khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
Nơi đó, từ bao đời nay, mọi người dân quanh năm lam lũ mà vẫn bốn mùa thiếu thốn...
 
Tôi cứ nghĩ, nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám và đi liền sau đó không có mấy chục năm trường kỳ kháng chiến đầy ác liệt, hy sinh, gian khổ, rồi trong mấy chục năm đi theo con đường đã chọn, thì thân phận gia đình mình sẽ thế nào đây? ra sao đây?
 
Tôi không đủ điều kiện kiến thức thực tế để lập luận dự đoán. Nhưng qua lời kể của cha mẹ và các bậc bề trên, với cái vốn khởi điểm đó, dù chế độ cũ tiếp tục tồn tại và có điều chỉnh đổi thay này nọ, thì thân phận gia đình tôi, tình cảnh làng quê tôi cũng không thể khác trước được - Nghĩa là vẫn đói nghèo, lạc hậu!
 
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, trải qua hy sinh mất mát vô cùng to lớn trong mấy chục năm chiến tranh, cộng với tác hại của cơ chế bao cấp dai dẳng, cùng những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng trong lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương - đặc biệt là nạn tham nhũng, lãng phí và tệ quan liêu - làm cho Đất nước ngày càng tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực; không thể phát triển tương xứng với tiềm năng, xu thế và triển vọng. Đó là một thực tế không ai có thể biện minh, chối cãi!
 
Có người nói, nếu như không đi theo con đường Cách mạng Tháng Tám, không kháng Pháp trường kỳ, không chống Mỹ quyết liệt với biết bao xương máu, mà đi theo con đường khác..., thì Đất nước ta sẽ giàu mạnh hơn bây giờ rất nhiều!
 
Tôi nghĩ rằng, trong phương pháp so sánh, đừng bao giờ dùng chữ "nếu như" khi bình xét về lịch sử của một Dân tộc, cũng như đánh giá về số phận một con người!
 
Vậy "nếu như" thuở trước, trong chiều dài lịch sử dựng nước & giữ nước, ông cha ta không phá Tống, chống Nguyên, đuổi Minh, bình Thanh, giành thắng lợi huy hoàng. Và, tiếp đó nam chinh mở cõi thật vẻ vang, thì Đất nước ta ngày nay sẽ là thế nào nhỉ. Chắc chắn là, đã bị đồng hóa và chỉ là một tỉnh, một quận của ngoại bang mà thôi !
 
Giành Độc lập cho Dân tộc là chân lý vĩnh hằng, là khát vọng cháy bỏng của mọi dân tộc cũng như mọi người dân bị thuộc địa áp bức. Lịch sử hàng ngàn năm của Dân tộc ta và của cả thế giới đã minh chứng điều đó!
 
Với Dân tộc ta, kháng Pháp, chống Mỹ là điều bất khả kháng, là tất yếu khách quan, là con đường độc đạo máu lửa phải đi qua để giành lại Độc lập và Thống nhất cho Tổ quốc. Chúng ta cũng biết, Bác Hồ vĩ đại đã có nhiều lần, bằng việc này việc khác, nhằm cố tránh cuộc chiến. Nhưng kẻ thù không chấp nhận, buộc dân tộc chúng ta, dẫu không hề muốn, cũng phải vùng lên cầm súng, bất chấp sự hy sinh to lớn.
 
Sai lầm trong lãnh đạo quản lý như thế nào, nguyên nhân từ đâu, tác hại to lớn ra sao, thì cũng đã chân nhận mổ xẻ từ hơn 30 năm trước, để rồi đi vào công cuộc Đổi Mới.
 
Có người nói, Đổi Mới chẳng qua là đi trái với qui luật vốn có của tự nhiên - mà nay do tình thế khách quan, chủ quan, buộc phải đi lại cho đúng.
 
Tôi cho rằng, nói thế chẳng sai!
 
Qui luật chung là: Hợp lý thì tồn tại. Không hợp lý thì cuộc sống không chấp nhận, do đó, không thể tồn tại.
 
Trước mắt, tôi thiết nghĩ: Quyết liệt, triệt để và thiết thực, hiệu quả trong chống tham nhũng, quan liêu; Kỷ cương phép nước nghiêm minh; Phát huy dân chủ; Khơi dậy khả năng tự do sáng tạo trong đời sống kinh tế xã hội của mọi người dân,... thì chắc chắn Đất nước ta sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và đàng hoàng hơn.
 
Nhân đây, tôi xin được nói thêm điều này, có tính chất kiềm nghiệm, so sánh mà thôi. Cụ thể là:
 
Khi đương chức, tôi có một số ít lần ra nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia, Singape, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc …) theo chế độ công vụ, nên không có điều kiện quan sát kỹ về đời sống của người dân nơi đó.
 
Sau khi nghỉ hưu, năm 2015 và năm 2016, tôi được bạn bè mời sang tham quan, du lịch một số nước (Anh, Pháp, Ý, Đức, Nga). Thời gian không dài, cũng chỉ là dạng cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái may lần này là tôi có điều kiện quan sát, trực tiếp tiếp xúc.
 
Khi ở Pháp, tôi đã ở khách sạn loại bình dân ở Paris; đã tham quan một số di tích, danh lam thắng cảnh và đi dạo ban đêm ở sông Seien, tháp Truyền hình Eiffel …
 
Khi ở Đức, tôi đã đến xem di chứng Bức tường Berlin, xem Nhà Quốc hội Đức...
 
Khi ở Anh, tôi đã nghỉ lại Luân Đôn dạo chơi trên bờ sông Thames, dọc nhiều con phố. Và cũng đã có mấy ngày, với vốn tiếng Anh rất ít ỏi, khi nói phải minh họa bằng tay, trong túi có vài trăm đồng Bảng Anh, một mình tôi lang thang đi chơi qua các khu phố lớn, tiếp đến những đường ngang ngõ tắt trong thành phố Manchester, không gặp bất cứ người Việt nào. Đi bộ mỏi chân, tôi nhảy lên tàu điện hoặc tắc xi. Trong những ngày lưu lại thành phố Manchester, tôi cũng đã đi ra vùng ngoại ô chơi.
 
Tôi đã đến tham quan du lịch thành phố Venie ngập trong nước biển của Ý. Giữa một buổi đêm trời tối đen như mực, ngồi trên chiếc thủy Tắc xi chạy qua biển vào kênh rạch, muỗi nhiều vô kể - giống như vùng sông nước ở Đồng Tháp Mười Nam Bộ - để vào các khu phố cổ (cũ) đang ngâm mình trong nước. Và ngày hôm sau, khi thì đi bộ, khi thì đi thuyền, chúng tôi lang thang qua từng khu phố nhỏ, ...
 
Thời gian tham quan du lịch và lưu trú ở mấy nước ấy không nhiều. Trước khi lên đường, có người nói với tôi, ông sang đó tranh thủ xem thử “ Tư bản nó đang giẫy chết thế nào nhé". Tôi chẳng nghĩ thế! Trong đầu tôi hình dung ngược lại. Tôi coi đây là dịp có điều kiện chứng kiến cảnh sống sung sướng, đầy đủ của người dân các nước nhóm G 7. Và quả thật tôi khá bất ngờ !
 
Phải khẳng định rằng, họ giàu có, hiện đại hơn nước ta về mọi phương diện là điều hiện hữu, không thể chối cãi.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những tòa nhà đồ sộ, hiện đại với nhiều kiểu dáng đẹp đẽ, cao vút chọc trời xanh, thì vẫn còn nhiều nhà ở của người dân lao động cũng vầy vậy như vẫn thấy trên nhiều thành phố của Việt Nam ta. Một số phố xá mà tôi đã đi qua, tình trạng ăn xin, móc túi, lừa đảo, say rượu nằm bê bết, vạ vật trên các mặt đường, trên các vỉa hè, trên các ga tàu xe, ga tầu điện ngầm là không hiếm. Còn nhiều con phố chật hẹp và không sạch.
 
Có người nói, do nạn nhập cư ồ ạt từ các nước Đông Âu sang mới nên thế. Tôi chẳng biết có đúng vậy không!
 
Và tôi có suy nghĩ: Với mấy nước phát triển thuộc nhóm G 7 tôi đã ghé qua: Đều có trình độ khoa học công nghệ rất cao; Đã hơn 70 năm không hề chiến tranh; Lại cũng không bị cơ chế hành chính quan liêu bao cấp (như đã diễn ra ở nước ta ) trói buộc. Ấy vậy mà, đời sống của những người dân tôi đã tiếp xúc cũng chưa giàu có như tôi từng nghĩ.
 
Tóm lại, cuộc Cách mạng này dù có thời điểm vấp váp sai lầm - nó như các trận bão - gây hậu quả to lớn và là điều không ai mong muốn.
 
Nhưng xét về đại cục, Cách mạng đã đem lại Độc lập,Thống nhất cho Tổ quốc, Tự do và từng bước đem lại từng phần Hạnh phúc cho nhân dân - Trong đó có gia đình tôi.
 
Đó là một thực tế khách quan, dù với cách nhìn nào, cũng không thể chối cãi, không thể phủ nhận!
 
Đôi điều mộc mạc lan man giải bày tâm sự.
 
Suy nghĩ của tôi có thể không trùng khớp với suy nghĩ của ai đó, ở đâu đó, với góc nhìn nào đó - Âu đó cũng là lẽ bình thường, dễ hiểu.
 
Muôn đời nay, đa dạng là thuộc tính của mọi xã hội!
 
Mỹ Đình, 31/8/2016.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm