TIN TỨC

Viết tiểu thuyết là từ thực tiễn tạo ra một huyền thoại

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-13 12:39:13
mail facebook google pos stwis
592 lượt xem

LƯU VĨ LÂN


Nhà văn Lưu Vĩ Lân đọc tham luận tại
tọa đàm DOANH NHÂN VIẾT VÀ VIẾT VỀ DOANH NHÂN


Tôi theo nghề báo đến nay đã được đúng 40 năm (từ năm 1982 bắt đầu học làm báo tại báo Tuổi Trẻ), chủ yếu theo dõi mảng kinh tế - kinh doanh.

Mấy năm gần đây, tôi bắt đầu viết tiểu thuyết, có đề tài gần gũi với hiểu biết của mình, đó là: lần theo các biến thiên kinh tế - xã hội – lịch sử của Việt Nam đương đại để tìm hiểu những suy tư, buồn vui, trăn trở của các số phận trước những chuyển động lịch sử to lớn vừa rồi.

Dù là nhà văn hay nhà báo thì tìm và chọn đề tài để đầu tư viết là rất quan trọng. Chọn cái gì xứng tầm, phản ánh đúng hơi thở của thời đại để ấp ủ, để phản ánh luôn là một băn khoăn. May mắn thay, khi theo dõi thời sự, thăng trầm của thời cuộc nhiều chục năm qua, tôi nhận ra: dù bề ngoài các thăng trầm có mang dáng dấp xung đột, khủng hoảng, chiến tranh…thì từ sâu thẳm tất cả đều là vấn đề kinh tế.

Lịch sử đương đại của chúng ta mà tôi và các quý vị ngồi đây đã trải nghiệm, nếu nhìn sâu vào sẽ nhận ra hầu hết đều có nguyên nhân kinh tế. Quý vị nhớ lại xem:

1/ Thời hậu chiến sau khi đất nước Thống Nhất, xã hội chúng ta đi tìm một mô hình phát triển mới như lấy công nghiệp nặng làm then chốt, xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là chủ đạo…Các trải nghiệm sống của giai đoạn đó có nguyên nhân từ mô hình kinh tế này.

2/ Thời điều chỉnh kinh tế sau 1980: xã hội ta chuyển động hơn với sự ra đời của các Tổ Sản Xuất, Hợp tác xã (Lúc đó chỉ có xí nghiệp quốc doanh không có nhiều công ty xí nghiệp đủ thành phần như hiện nay) mà nhiều tên tuổi còn tồn tại đến tận giờ như cơ sở sản xuất Bút Bi Thiên Long, Hợp Tác Xã Mây tre lá Ba Nhất, Bình Hòa…

Rồi các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp để tháo gỡ như: Cholimex, Direximco…

Giai đoạn này tôi là nhà báo trẻ phụ trách Tiểu Thủ công nghiệp của ban Kinh tế Báo TT và tôi đã có may mắn chứng kiến sự ra đời của tầng lớp doanh nhân đầu tiên thời hậu chiến (Rất nhiều tên tuổi, cần tra cứu lại, ở đây chỉ nhớ mang máng: anh Cổ Gia Thọ của Thiên Long, anh Phạm Phú Ngọc Trai của ngành giải khát sau này là Tribeco, anh Phan Chánh Dưỡng (thật ra là cán bộ được điều qua làm kinh doanh và là người góp phần khai sáng ra mô hình Cholimex)…

3/Tiếp đến là Đại Hội 6 và những quyết sách mạnh dạn về đổi mới mở cửa. Chẳng hạn, với tham mưu của các chuyên gia của “Nhóm Thứ sáu” trong đó có chuyên gia ngân hàng, anh Huỳnh Bửu Sơn, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gởi, từ đó góp phần hút tiền về lại ngân hàng và đưa nước ta thoát khỏi lạm phát phi mã. Rồi quyết định tách hệ thống ngân hàng thành hai loại: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại (Cho tư nhân làm ngân hàng dưới tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần) bằng Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, nhờ đó kinh tế cởi mở hơn nữa, và từ đó ra đời thế hệ doanh nhân thứ hai, đặc biệt xuất hiện các doanh nhân hoạt động trong ngành ngân hàng như anh Trần Mộng Hùng của ACB, anh Đặng Văn Thành của Sacombank….Giai đoạn này ta thấy nhiều doanh nhân mới tham gia cuộc chơi như anh Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên… Nhiều ý tưởng kinh doanh mới xuất hiện như ở Tân Thuận, Phú Mỹ Hưng, Nam Sài Gòn, công ty vàng bạc đá quý SJC…

4/ Rồi sau năm 2000 với tầng lớp doanh nhân về từ Đông Âu, rồi thị trường chứng khoáng ra đời, rồi các cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, khủng hoảng toàn cầu 2008…Nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Ngành bất động sản bùng nổ. Trong bối cảnh đó đã ra đời thế hệ doanh nhân thứ ba.

5/ Và hiện nay, vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 xuất hiện thế hệ doanh nhân thứ tư, gồm các nhà kinh doanh trẻ trong thương mại điện tử, phần mềm, tài chánh… mà trong đó có các thiếu gia con các đại gia đi du học về và bắt đầu nối nghiệp gia đình…

Sơ lược vài nét chưa đầy đủ như thế để nhận ra: thế giới kinh tế, kinh doanh cuồn cuộn chảy như một ngọn thác và nó lôi cả lịch sử chuyển động theo.

Nhìn rộng ra ngay lúc này đây, đủ loại xung đột đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Khi quan sát ta thấy: đánh nhau không ít nhưng đánh võ mồm thì rất nhiều (Đó là các kiểu chiến tranh thông tin). Nhưng mặt trận khủng khiếp hơn cả là kinh tế với cấm vận, phong tỏa, siết chặt tiền tệ…hủy diệt kinh tế của đối phương (Ta cũng từng nếm điều này gần cả hai chục năm chứ không ít).

Như vây, kinh tế - kinh doanh - thương trường - thương nhân… là nguồn đề tài không lồ, nguồn tác động chủ lưu, chi phối tất cả lịch sử và đặc biệt là nó sát sườn trong mỗi chúng ta.

Vậy, là người sáng tạo, chúng ta phải làm gì?

Tôi nghĩ Báo Doanh Nhân SG kết hợp với Hội Nhà Văn, một bên là các doanh nhân, chiến sĩ trên dòng chủ lưu của đấu trường kinh tế và một bên là nhà văn, người ghi chép, chiêm niệm và phản ánh thời đại, cùng ngồi bên nhau, cùng suy tư về câu hỏi này, là một mối lương duyên hoàn hảo. Chúng ta sẽ cùng nhau bằng các thể loại văn bản (Phi hư cấu, hư cấu, thơ ca…) ghi chép lại các kinh nghiệm lịch sử này để mọi người cùng chiêm nghiệm, suy tư, học hỏi và truyền lại cho mai sau như những bài học quý giá. Ngạn ngữ Do Thái có câu: “Cái gì không nói ra thì sẽ mất đi”. Đúng vậy, bao nhiêu trải nghiệm quý giá được trả bằng xương máu đó nếu không được ghi lại, được phản tỉnh, được suy xét… thì nó sẽ mất đi và mai sau con cháu chúng ta sẽ phải trả giá để học lại bài học cũ.

Dĩ nhiên, đã có nhiều biên khảo, tài liệu, sách vở viết về kinh tế, kinh doanh, doanh nhân nhưng hầu hết đều là những tài liệu phi hư cấu, các hồi ký, các tự sự, các nghiên cứu, các phân tích đánh giá…

Riêng tôi với góc nhìn của một nhà văn làm việc với thể loại hư cấu tôi nhớ đến câu nói của nhà tư tưởng Annie Besant: “Huyền thoại thật hơn một ghi chép lịch sử, bởi sách lịch sử chỉ là cái bóng của câu chuyện, trong khi huyền thoại cho câu chuyện một xương thịt, một hình hài, một linh hồn và chính nó tạo ra chiếc bóng đó”.

Viết tiểu thuyết là từ thực tiễn tạo ra một huyền thoại, chứ tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở thực tại mà nó từ thực tại vượt lên sự siêu việt. Con người cần sự siêu việt đó để sống và hy vọng.

Như vậy, có thể nói sách lịch sử tạo ra một bộ xương làm khung

Còn huyền thoại, câu chuyện tạo ra từ tiểu thuyết (từ hư cấu) là đắp vào cái khung đó thịt da, mùi hương, nụ cười, tiếng khóc, linh hồn của một thân phận, một cộng đồng, một xã hội, một dân tộc.

Tiểu thuyết tạo cho lịch sử một thân phận.

Chúng ta phải kể lại câu chuyện của lịch sử này, dân tộc này qua cái nhìn kinh tế, kinh doanh, kinh doanh, thương trường, kiếm sống, tích lũy, mất mát… như đã nói trên, đó là động lực thúc đẩy mọi chuyển động của nhân loại.

 Và phải kể nó bằng thể loại phi hư cấu, bằng tiểu thuyết, vì thể loại này giúp tạo ra những bay bổng, đan xen kỳ diệu của các thân phận, những trái ngang, những buồn vui, đau khổ hạnh phúc… đó mới chính là lịch sử thật như nó đã từng.

Điều này cũng chẳng mới mẻ gì, vì hầu hết chúng ta đều rõ tư tưởng của một triết gia bậc thầy đã chỉ ra, ông đã nói: Chính sự chuyển động của kinh tế đã tạo ra chuyển động của lịch sử.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm