TIN TỨC

Lê Xuân và những “hạt vàng” văn chương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-22 08:10:58
mail facebook google pos stwis
946 lượt xem

 PHẠM ĐÌNH ÂN

Nhà văn Lê Xuân (tên thật là Lê Xuân Bột) vốn là một thầy giáo dạy văn giỏi đã góp phần đào tạo bồi dưỡng nhiều học sinh đạt giải quốc gia. Song hành cùng nghề dạy học ông còn làm báo, viết văn, gắn bó với vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc mười lăm năm và vùng Đồng bằng sông Cửu Long hơn bốn mươi năm nên nhiều bài viết của ông giàu chất liên tưởng về con người và vùng đất ở mỗi tác phẩm.

Gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng sông nước miệt vườn Cửu Long mà Lê Xuân xem là “máu thịt”, là “quê hương thứ hai” của ông nên những trang viết thấm đẫm chất dân gian và trí tuệ của con người vùng đất này, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ. Từ khi nghỉ hưu ông càng dồn sức cho những trang viết phê bình, và ông đã trở thành một nhà Phê bình văn học đích thực.

Lê Xuân đã xuất bản chín đầu sách về: Tiểu luận và Phê bình văn học, Chân dung văn học, Khảo cứu văn hóa, văn nghệ dân gian, Bình thơ, Truyện, Ký, Tản văn, Thơ… Nhưng thành công hơn cả vẫn là mảng Phê bình văn học. Cuốn “Nhặt những hạt vàng” gồm những bài viết về thơ, truyện, nhạc của một số tác giả mà ông yêu thích. Với 42 bài viết về các tác giả, tác phẩm và gọi đó là những “hạt vàng” mà ông “nhặt” được trên cánh đồng văn chương, rồi đồng điệu để viết lời cảm nhận. Qua đó người đọc sẽ thấy được những mặt thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt về cái mới, cái lạ mà nhà văn ấy có được để làm nên tác phẩm.

Nhiều tác giả trong tập sách đã quen thuộc với bạn đọc như: nhà văn Vũ Hồng, nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhà thơ Trúc Linh Lan, nhà thơ Phạm Đình Ân, nhà thơ Bùi Đức Ánh, nhà văn Nguyễn Khai Phong, nhà thơ Bùi Văn Bồng, nhà thơ Phan Bá Linh, nhà thơ Trần Thanh Chương, nhà thơ Đặng Phúc Minh, nhà văn Phạm Văn Thúy, nhà văn Nguyễn Thanh… Và khi tập sách này ra mắt thì đã có một số tác giả đã về nơi vĩnh hằng, như: nhà văn Nguyễn Khai Phong, nhà thơ Nguyễn Đình Thắng (Cần Thơ), nhà thơ Nguyễn Văn Chương (Bắc Ninh), nhà thơ Lâm Tẻn Cuôi (Bạc Liêu), nhà thơ Bùi Văn Bồng (Thanh Hóa).

Ở mỗi tác phẩm, ông luôn chú ý phát hiện “thi pháp” mà tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, rồi từ đó “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” (Hoài Thanh) và đưa ra những so sánh tương đồng giữa cách thể hiện nội dung, ý tưởng của tác giả này với tác giả khác. Với trường liên tưởng ấy, ông chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của tác phẩm và sự thành công của tác giả. Ví như viết về tuyển tập “Bốn mươi năm lục bát mỗi ngày” của nhà thơ Đặng Vương Hưng: “Cái đáng quý trong lục bát của anh là luôn luôn giữ nụ cười lạc quan. Nó được tỏa sáng bởi cái “tếu táo”, cái “khiêm nhường” và “tự trào”. Có khi nó ẩn chứa tiếng cười của Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Có lúc lại phớt đời, mang cái “ngông” của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu. Đâu đó lại hàm chứa tiếng cười của Bút Tre, Bảo Sinh, Trần Nhương… Thơ anh là thơ của “thảo dân”, thơ của “lính”, chất dân dã nổi trội nhưng không phải là không hàm chứa tính “uyên bác”.

Hoặc khi viết về tập truyện ngắn “Không phải lần đầu” của nhà văn Huyền Văn, ông nhận xét: “Người đọc bị ám ảnh về những câu chuyện tình đẹp được viết bằng lối văn nhẹ nhàng như văn Thạch Lam nhưng rất có duyên của người con gái Nam Bộ. Tác giả đã diễn tả tâm lý nhân vật một cách kín đáo qua ngoại cảnh và lời thoại…Tôi có cảm giác Huyền Văn đang quay những thước phim cận cảnh về những kỷ niệm vui buồn bị thôi thúc trong quá khứ. Và chị phải viết ra như thế để trả món nợ cho đời. Trong góc khuất tận cùng của con tim đã phát ra những lời tâm tình thỏ thẻ, khiến người đọc dâng lên một niềm cảm thông sâu sắc”.

Hay khi viết về tập nhạc “Thương hoài” của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Thanh (Ngũ Lang) ông đã thể hiện sự thẩm định về nhạc và ca từ của tác phẩm này: “Nhạc của anh là tiếng lòng thâm trầm, sâu lắng và thường nghiêng về những hoài niệm, phần lớn được viết ở cung “Thứ”, nhịp 2/4 hoặc 4/4, một số bản viết ở điệu valse nhịp 3/4 với cường độ nhẹ và sắc thái biểu cảm gây nhiều ấn tượng. Ca từ đẹp, chắp cánh cùng giai điệu đậm chất dân ca Nam Bộ gợi nên một nỗi buồn khi lãng đãng như sương sớm, lúc mơ màng khi chiều buông, khi ngân vang những hoài vọng da diết của con tim đa sầu đa cảm”.

Viết Tiểu luận và Phê bình văn học là một công việc khó đòi hỏi người viết phải có vốn tri thức rộng, nhiều trải nghiệm, đi nhiều, đọc nhiều, có tâm hồn lộng gió bốn phương, thì ông đã có được phần lớn điều đó. Ở những bài viết ấy, ông nghiêng về phần “bình” hơn phần “phê”.

Ở những mặt hạn chế của tác phẩm ông có cách “phê” khéo, động viên tác giả dụng công hơn “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao) chứ không như quan niệm Phê bình văn học phải là “cái roi” quất cho “con ngựa” sáng tác chạy. Ví như khi “phê” một số bài thơ còn non của Nguyễn Văn Chương (quê Bắc Ninh), ông viết: Chỉ hơi tiếc ở một vài bài anh còn rậm lời, loãng ý, hướng tới sự kết thúc có hậu, hoặc lạm dụng từ Hán Việt, hoặc cách diễn nôm câu thơ quá dễ dãi: như: “thiên cổ lụy”, “bá tử cân đai”, “môn đăng hộ đối”..., hoặc sa vào lời thơ như “khẩu ngữ”: “Cuốc nương còn cuốc phải bom đạn/ Lụt vừa năm trước, bão năm sau” (Dẻo thơm một hạt).

Dù viết về thơ hay truyện ông đều hướng người đọc đến với những “điểm sáng thẩm mỹ”, nhấn vào những “nhãn tự” của bài thơ mà tác giả đã gửi gắm thông điệp về nhân sinh, lòng nhân ái, để người đọc hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Điều đó đã giúp ông luôn luôn cộng hưởng và “đồng sáng tạo” cùng  tác giả.

 “Nhặt những hạt vàng” là tập Tiểu luận và Phê bình văn học mà phần lớn số bài đã được đăng trên các báo và tạp chí Trung ương và địa phương. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm