TIN TỨC

Y Phương là hiện tượng đặc biệt của thi ca hiện đại Việt Nam

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1642 lượt xem

 

 

Nhà thơ Y Phương, tên thật Hứa Vĩnh Sước, được đánh giá là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đánh giá cao sự nghiệp văn chương của Y Phương.

Nhà thơ Y Phương

– “Người đồng mình thương lắm con ơi/Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn /Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn/Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói…”. “Cha đẻ” bài thơ “Nói với con” đã ra đi vào hồi 20 giờ, ngày 9 tháng 2 năm 2022, thọ 75 tuổi.

Nhà thơ Y Phương, tên thật Hứa Vĩnh Sước, được đánh giá là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đánh giá cao sự nghiệp văn chương của Y Phương.

* Nhắc đến Y Phương nhiều người hay nhắc đến thi phẩm vào sách giáo khoa “Nói với con” nhưng gia tài thi ca của nhà thơ dân tộc Tày có khá nhiều tác phẩm đặc sắc. Ông đánh giá thế nào về sự nghiệp thi ca của Y Phương?

– Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Quang Thiều: Y Phương là một hiện tượng đặc biệt của văn học dân tộc thiểu số nhưng cũng là hiện tượng đặc biệt của thi ca hiện đại Việt Nam. Y Phương đã đi từ cái làng mang tên rất hay là làng Hiếu Lễ, Trùng Khánh, Cao Bằng. Ông đã viết và đi một chặng đường dài rồi trở về thành phố. Ngay cả khi về Hà Nội sống rất nhiều năm nay, hơn 20 năm nay, càng trở về thành phố những nét đẹp của dân tộc Tày càng hiển lộ rõ hơn trong tất cả các vần thơ đầy tính hiện đại của ông.

Y Phương có câu rất hay, chính ông là người “tự đục đá kê cao quê hương” . Trong điếu văn tôi viết: Vùng văn hóa ấy phải sinh ra một người như Y Phương. Và Y Phương quay trở lại để làm vùng văn hóa ấy chói lọi hơn, đẹp đẽ hơn, sâu sắc hơn. Ở đây, Y Phương là ví dụ cho thấy: Nếu anh dời bỏ bản sắc văn hóa của chính dân tộc anh thì anh sẽ bị hòa tan, lẫn đi. Nếu không có bản sắc văn hóa Tày nói riêng và văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc thì không tạo ra Y Phương, cho dù thơ ông rất hiện đại.

* Những bài thơ của Y Phương mang hồn của đá núi, mang hơi thở của dân tộc Tày. Nhưng chúng lại được thể hiện bằng hình thức hiện đại?

– Đúng. Thơ Y Phương hiện đại. Bây giờ đọc vẫn hiện đại, không kém bất kỳ nhà thơ nào lúc này, từ cấu trúc, nhịp điệu, cách chọn đề tài, dẫn dắt khai mở một bài thơ. Nhưng ở trong đó thì chứa đựng bản sắc dân tộc đậm đà. Điều này nói lên, không phải anh tiếp cận sự hiện đại của thế giới hay của một thời đại mới mà những cái khác sẽ mất đi. Bởi vì vẻ đẹp đã trở thành văn hóa, mà đã thành văn hóa thì luôn bền vững và biến đổi uyển chuyển trong mọi cách thức của mọi thời đại. Y Phương là ví dụ rất hay.

Y Phương là người đêm đêm vẫn nghe thấy ngọn gió, giọng hát của vùng đất Tày. Chúng đánh thức tâm hồn ông. Ông sống ở đô thị nhưng mang theo cả làng Hiếu Lễ, mang theo cả văn hóa của vùng đất của ông xuống thành phố này.

* Một cách chủ quan, ông thích bài thơ nào của Y Phương?

– Ồ, rất nhiều. Như “Nói với con” hay tập “Tiếng hát tháng giêng”… Bài “Mùa hoa” là một bài cũng rất ấn tượng, vừa dân gian, vừa hiện đại, xứng đáng là một trong một bài thơ tình hay của thế giới vì bao hàm tính độc đáo của thi ca, lại mang tinh thần của tình yêu…

Trước đây, tôi đã từng dịch “Mùa hoa” cho các nhà thơ Mỹ. Bài thơ này cũng từng được in trong tạp chí thơ của Mỹ, được mọi người đánh giá rất cao, thậm chí mọi người cho rằng đó là bài hát dân gian, dân ca của một vùng dân tộc, cần được phổ nhạc, phổ biến.

* Nhà thơ Y Phương tự hào với văn hóa dân tộc mình. Ông vẫn mặc trang phục của người Tày ngay trong dịp lễ tết ở thủ đô. Là một người thân gần với Y Phương, ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

– Nhà thơ Y Phương: Ông kiêu hãnh về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ông đã nói với tôi: Đêm đêm ông vẫn đi quanh nhà để nói tiếng Tày như đang trò chuyện với quê hương, với dân tộc mình, với tổ tiên, ông bà cha mẹ mình. Gần đây trường ca của Y Phương được viết song ngữ, rất ít nhà thơ làm điều đó. Ông viết song ngữ Việt- Tày rất thú vị. Thỉnh thoảng ông mặc quần áo của dân tộc ông. Ở đó là niềm hân hoan, là hạnh phúc, là nghi lễ của ông trong cuộc đời. Tôi nghĩ, hãy lấy Y Phương, thi ca Y Phương để hiểu bản sắc dân tộc và tính hiện đại trong thi ca. Hãy lấy đời sống của Y Phương để hiểu người ta trọng thị, thiêng liêng hóa bản sắc dân tộc mình như thế nào.

* Xin cảm ơn Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều!

ĐÀO NGUYÊN/ TPO

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm