TIN TỨC

Bản lĩnh chính khách trong vóc dáng một nho sinh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-07-25 09:25:42
mail facebook google pos stwis
428 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Bản lĩnh chính khách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện ở một người Hà Nội thanh lịch suốt cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều.


Bản lĩnh chính khách qua ba nhiệm kỳ đảm đương cương vị Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn sẽ tiếp tục được ghi nhận toàn diện và phân tích đầy đủ trong nhiều công trình nghiên cứu tương lai. Thế nhưng, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/7/2024, thì ông đã trở thành một nhân vật lịch sử giai ở đoạn Việt Nam chuyển mình hội nhập quốc tế.

Hành trình 80 năm trên dương gian của ông Nguyễn Phú Trọng nếm trải nhiều biến động của đất nước, từ đạn bom đến hòa bình, từ bao cấp đến mở cửa, từ áo cơm túng bấn đến vật chất no ấm… Và ông đã dự phần vào bức tranh xã hội ấy, bằng chân dung một con người trách nhiệm và tận tụy với vai trò được giao phó. Đặc biệt, trong 10 năm cuối đời, khi đã qua ngưỡng tuổi cổ lai hy, ông vẫn tích cực làm chỗ dựa vững vàng cho hàng triệu con người Việt Nam hướng đến ngày mai.

Lịch sử luôn có những thách thức khác nhau ở mỗi thời kỳ, lúc sục sôi, lúc âm thầm, lúc ồn ả, lúc nhức nhối. Người lãnh đạo quốc gia phải gánh vác sứ mệnh nhìn ra thử thách hiện hữu để lèo lái con thuyền dân tộc lướt qua sóng gió, để tồn tại và tiến bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn xác định sự tác động của những đồng tiền bất minh đang làm tha hóa đội ngũ cán bộ và làm thui chột nội lực đất nước hai thập niên đầu thế kỷ 21. Và ông đã can đảm đứng mũi chịu sào để phát động đấu tranh đẩy lùi tham nhũng tiêu cực trên diện rộng, thu được nhiều thành tựu làm nức lòng nức dạ đồng bào.

Tham nhũng là một dạng nội xâm không dễ đối phó. Nếu người dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng không có được bản lĩnh chính khách trong sáng và kiên định, thì hệ lụy không dễ thu dọn. Những người ủng hộ hoàn toàn và cả những người ủng hộ cầm chừng, đã từng hồi hộp dõi theo cuộc “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những phát biểu cứng rắn của ông, những quyết định đúng đắn của ông, những ứng xử khéo léo của ông, đã thuyết phục tất cả mọi người.

Đảng viên và quần chúng không phải hào hứng chứng kiến “củi khô” hay “củi tươi”, mà cảm phục và tri ân một Tổng Bí thư bền bỉ và quyết liệt trước nhiều áp lực khủng khiếp để trấn áp các biểu hiện suy đồi.

Không thể nói khác hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành được sự kính yêu của cộng đồng, khi quyết liệt thanh trừng tham nhũng tiêu cực, giúp đất nước lấy lại của cải, phục hồi đạo đức, chấn hưng nhân tâm. 

Vốn là chàng trai Hà Nội được đào tạo văn chương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có vóc dáng một nho sinh. Ánh mắt của ông, nụ cười của ông, cử chỉ của ông đều mang phong cách khiêm cung và lễ độ của một người đọc sách. Vậy mà, ẩn chứa bên trong vẻ ngoài hiền lành và nhẹ nhàng ấy, lại là bản lĩnh chính khách can trường. Điều này phải lý giải ra sao? Có lẽ đó là sự cộng hưởng kỳ diệu giữa sức mạnh trí tuệ và sức mạnh trái tim. Sức mạnh trí tuệ để có chủ trương phù hợp và sức mạnh trái tim để có chính nghĩa đồng thuận, như ông bày tỏ: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rời xa chúng ta, nhưng tấm gương cống hiến của ông vẫn còn ở lại thắp sáng ý chí những người Việt Nam khao khát sự phồn vinh nòi giống Việt Nam.

Ông đã hy sinh những niềm vui lẫn những sở thích cá nhân, để dồn toàn bộ sinh lực cho tiến trình củng cố vị thế Tổ quốc.

Tinh thần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi gắm trong hàng vạn trang sách ông đã viết, mà tiêu biểu nhất phải kể đến công trình lý luận “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm