TIN TỨC

Cảm thức thời gian mang hình hài kim cương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-12 08:22:24
mail facebook google pos stwis
677 lượt xem

VÕ TẤN CƯỜNG

Con đường sáng tạo thơ ca của nhà thơ chính là hành trình tâm linh trở về với chính mình để khám phá bí ẩn của nội tại đồng thời chiếu rọi cái nhìn, khám phá vẻ đẹp đa chiều kích của sự vật, thiên nhiên và con người ở thế giới thực tại. Nhà thơ là người tự thắp ngọn lửa sưởi ấm hồn mình và hồn người trong thế giới ngôn từ, hình tượng thơ ca.

Đọc tập thơ: “Ngày kim cương” của Vũ Tuấn (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, năm 2023), tôi nhận biết, trên hành trình sáng tạo, nhà thơ Vũ Tuấn đã khơi mở thế giới tiềm thức và bộc lộ cảm thức về thời gian, thể hiện sự suy tưởng về sự sống, về cái đẹp, tình yêu và sự biến động của lịch sử… Vũ Tuấn chịu ám ảnh bằng cảm quan về sự tồn tại, tác động của thời gian đối với tâm thức. Theo cái nhìn của anh, thời gian vừa mang tính tượng trưng vừa hiện hữu bằng hình hài cụ thể. Cảm thức của nhà thơ về thời gian được biểu hiện bằng đơn vị một ngày để sống và sáng tạo, vừa mang tính bền vững, vừa mang giá trị vĩnh hằng như kim cương. Không chỉ có vậy, thời gian còn là món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng cho con người.

“Ngày như viên kim cương

Lăn vào tay ban tặng

Ngày

Như giọt mật đầy

Ta giang tay đón nhận”

(Ngày kim cương)

Con người khác với thế giới loài vật không chỉ ở khả năng tư duy, trí tuệ mà còn ở cảm thức về thời gian. Đối với nhà thơ Vũ Tuấn, thời gian như một giá trị ẩn chứa sự sống, sự tồn tại mà con người cần nâng niu, tận hưởng.

 

Theo cái nhìn, nhận thức bằng cảm quan của Vũ Tuấn, thời gian không chỉ trôi chảy, diễn biến theo chiều của vật lý mà luôn ám ảnh, thôi thúc như những đợt sóng liên hồi vỗ vào tâm tưởng khiến con người thao thức khôn nguôi.

“Thời gian dồn đuổi bất tận

Biết có gặp nhau ở cuối đường

Cột mốc số không lằn ranh giả định

Ta lấy mình làm điểm tựa yêu thương”

(Cột mốc số không)

Vũ Tuấn là kiểu nhà thơ coi trọng sự tạo tác về ngôn từ trong việc khắc họa hình tượng thơ ca. Giống như họa sĩ phối màu, nhạc sĩ phối âm, nhà thơ phải là người phối chữ hay là tạo tác chữ. Nhà thơ Vũ Tuấn coi trọng ý ở ngoài lời, độ âm vang và lan tỏa của ý tứ, ngôn từ trong từng câu thơ.

“Cơn gió mang đi hết

Những hương hoa của đồng

Xác hoa người cũng nhặt

Tôi đem về trống không”

(Trống không)

Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: “Trống không” bộc lộ cảm thức của nhà thơ về sự kiệt cùng của cái đẹp giữa thế giới thực tại, đồng thời khắc họa tâm thế của nhà thơ trong việc tiếp nhận, hóa giải thế giới thực tại trong tâm thức của chủ thể sáng tạo.

 

Vũ Tuấn có nhiều câu thơ nhảy vọt, đột biến về ý tứ, tạo sự bất ngờ, thú vị trong quá trình tiếp nhận, liên tưởng của người đọc.

“Đêm thanh khiết

Chân nhang quỳ xuống

Thả lời nguyện

Bay lên…

(Lời nguyện trong đêm)

“Bưng bát trăng sứt mẻ

Lang thang khắp nẻo đường

Người ăn mày tiền bạc

Ta ăn mày gió sương”

(Khất thực)

 

Thơ lục bát của Vũ Tuấn vừa tuân thủ chuẩn mực của thơ lục bát truyền thống, vừa phá cách về cách gieo vần, cấu trúc câu thơ và mạch cảm xúc. Ngôn ngữ thơ lục bát của Vũ Tuấn biến ảo, cảm xúc tinh tế và thăng hoa, tạo nhiều dư vị trong tâm hồn người đọc.

“Chắt từ bầu sữa thiên nhiên

Giọt sương nuôi lớn trăm miền đất đai

Vườn hoang chim chóc gọi bầy

Nắng mai lay thức tháng ngày ngủ mơ”

(Tháng giêng trẩy hội đa tình)

 

“Người về chăn chiếu bơ vơ

Từng đêm lạc vận câu thơ thất tình

Bóng trăng đáy nước hữu tình

Mà không vớt được bóng mình bóng ta”

(Em ơi có nhớ)

So với hai tập thơ đã xuất bản: “Giai điệu phù sa” và “Mật ngữ đồi thông kim” với hình tượng thơ giàu tính biểu cảm, ngôn ngữ dồn nén, hàm súc, tập thơ: “Ngày kim cương” có nhiều bài thơ mang tính suy tưởng, mở rộng chiều kích tư duy và bộc lộ cảm thức của nhà thơ trong việc khám phá, khắc họa tính đa diện, đa chiều sự bí ẩn của con người, sự vật trong thế giới thực tại.

“Tiếng võng nhai mòn cột gỗ suốt mùa thi

Câu thơ mất ngủ

Anh đuổi theo chân trời mộng tưởng…”

(Bài thơ dang dở)

“Đất nước tôi không vạn lý trường thành

Nhưng vạn lý lòng dân từ thuở ấy…”

(Đất)

Hai câu thơ tạo nên sự tương phản về ý nghĩa giữa cái hữu hình và cái vô hình, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc về sức mạnh của lòng dân theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Hơn ba mươi năm đeo đuổi đam mê sáng tạo, nhà thơ Vũ Tuấn vừa quyết liệt, vừa cẩn mật tìm kiếm, định hình một phong cách thơ, giọng điệu thơ độc đáo và riêng biệt. Đối với nhà thơ Vũ Tuấn, hạnh phúc của người sáng tạo không phải là sự thừa nhận, tôn vinh của người đọc mà chính là sự giao hòa, tri âm của những tâm hồn trong thế giới hình tượng thơ ca và giữa cuộc đời luôn biến động, đổi thay.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm