Bài Viết
Nguyễn Tùng Linh sợ chó khác người. Vào nhà ai việc đầu tiên của anh là tót ngay lên giường, sau đó quan sát động tĩnh, biết chắc không có chó mới dám đến bàn ngồi. Còn nếu nhà có chó, chỉ cần một con vòng hai cỡ chai Lúa mới là anh phát khiếp, vừa đặt đít xuống đã đòi về. Bị bạn bè cười, anh thú nhận: “Tao luôn kính sợ chó và… thủ trưởng!”.
Nhà giáo Ưu tú, nhà thơ Huệ Triệu đã có nhiều đêm sáng tác cùng nước mắt với tất cả cảm xúc dồn nén để viết nên những con chữ tưởng nhớ chồng và nhiều người ra đi mãi mãi vì Covid-19.
Sống ở đất Cần Thơ vào thập niên 1960 của thế kỷ trước cho đến hôm nay nhiều người đều biết nhà giáo nặng tình thơ quê hương, đó là thầy Lê Phước Nghiệp, bút danh Lê Trúc Khanh.
Tôi biết Phạm Thùy Vinh khi chị đoạt giải Nhất Tác phẩm tuổi xanh Báo Tiền phong (năm 1996). Sau tác phẩm “Bỗng nhoài ra biển” (2010), chị trở nên quen thuộc trong đời sống văn học Việt Nam.
Nhân chuyến công tác tại TP. Hồ Chí Minh, tôi được nhà thơ Trần Mai Hường tặng vài tập sách mà chị là “bà đỡ”, trong đó có Từng biếc xanh đứng hát với mây trời, NXB Hội Nhà văn, quý III/2024 của nhà thơ Trần Nhật Thu. Chị dặn: “Anh về đọc cuốn này đi”. Trần Nhật Thu, người đã rời “cõi tạm” cách đây 16 năm.
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Vào những ngày tháng 10/2024, tại Hội nhà văn TPHCM; Tiến sĩ thủy công, nhà thơ xứ Nghệ Nguyên Hùng đã cho mắt độc giả cùng lúc 2 tập sách gồm tập thơ nhạc “Trăm câu hát một chữ duyên” và tập “Ký họa thơ
Nổi tiếng là ông chủ của thương hiệu xe đạp Martin 107 hàng chục năm qua, nhưng ít ai thấy nhà thơ Lâm Xuân Thi lên tiếng về câu chuyện kinh doanh. Với nhiều người yêu thơ, Lâm Xuân Thi được biết đến với nhiều bài thơ hay, và đặc biệt là người tạo nên Quỹ tình thơ ấm áp. Ngoài việc kinh doanh, niềm đam mê lớn của anh chính là thơ và nhạc.
Nhà văn Ma Văn Kháng, người thầy của lứa nhà văn chúng tôi (7X) từng tâm sự trong một cuộc lên lớp ở Trường viết văn Nguyễn Du cách đây hơn hai mươi năm rằng: “Chẳng ai dự liệu được đời mình rằng sẽ là thế nào cả. Không ai chọn được thời đại, hoàn cảnh để sinh ra mà sống với nó”. Chúng tôi thường cười tóa lên trước ông thầy dễ tính. Ai tài năng được như thầy? Càng không mềm mại uyển chuyển, viết đâu được đó, sống thế nào cũng thấy thoải mái được như thầy. Càng nghĩ càng thấy lạ, ông vừa như một lão nông tri điền vừa như một triết nhân. Vui đó buồn đây lắm khi là vô cơn cớ nhưng trung thực đến tận đáy lòng. Các nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đều vậy. Sống hết mình, hay dở mình làm mình chịu, còn tỏ vẻ hào hứng kiên cường chứ tuyệt nhiên không đem thua thiệt ra để than vãn kêu ca. Năm 2013, Ma Văn Kháng ra mắt tiểu thuyết Chuyện của Lý với câu văn đặc trưng khi khép lại: “Em là Lý đây. Em đã được sống trong lòng cuộc sống của Phong Sa với đủ các cung bậc buồn vui, đau khổ và sung sướng. Em là con đẻ của cuộc đời. Là con của người đời, em đang can đảm bước vào đời đây”.
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị..