Bài Viết
- Theo tôi một đất nước trong tương lai cũng như ở hiện tại khi đã giành được độc lập chủ quyền rồi thì gương mặt của anh chỉ có thể là văn hóa. Anh không thể mang kinh tế ra để so sánh với thế giới. Bởi nói cho cùng như đất nước ta nếu muốn chạy đua với thế giới thì chắc còn lâu lắm mới theo được. Cái ô tô thì mãi vẫn là cái ô tô, cái điện thoại thì mãi vẫn là cái điện thoại thôi, còn nếu đầu tư đúng mức cho văn hóa, chúng ta sẽ có một gương mặt văn hóa của riêng mình!
Cái đọng lại là tình người. Hoạn nạn đói khổ, chiến tranh chết chóc... chịu đựng nhau, chấp nhận nhau để sống, để tồn tại và trưởng thành...
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Từ nhiều năm trước đây, khi còn khỏe, nhà văn Trần Công Tấn hay tham gia các trại viết văn ở Đà Lạt, Nha Trang.
Ở tuổi 95, nữ đạo diễn - nhà văn Xuân Phượng vừa cho ra mắt cuốn sách thứ ba của mình có tên “Khắc đi… Khắc đến” (NXB Tổng hợp TP.HCM). Trước đó vào năm 2020, cuốn “Gánh gánh… Gồng gồng” của bà đã được nồng nhiệt đón nhận...
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh (ĐH Harvard, hiện đang giảng dạy ở ĐH Columbia) bắt đầu nghiên cứu về thế giới đồng tính trong văn học Việt Nam từ khá sớm, đầu những năm 90. Nhưng phải đến khi “gặp” được những tác phẩm của Bùi Anh Tấn, lối đi này của anh mới được tô đậm và trở thành một công trình dài hơi.
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh. Anh có nhiều đóng góp và quan tâm đặc biệt đến với phong trào khuyến học, khuyến tài đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung.
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Tạ Văn Sỹ là người hóm hỉnh. Hiện ông sống giữa rừng ở tận Tây Nguyên, nhờ đó hồn xanh như núi (!). Những ai từng tiếp xúc với Tạ Văn Sỹ đều nhận ra ông tếu táo, dù ít nói. Con người ông thánh thiện, có gì đó e ngại, khiêm tốn. Thái độ rụt rè của ông, có lý do từ đời sống.
Từ một thầy giáo dạy Lịch Sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một nhà quân sự thiên tài; tầm cao tư duy về nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Tài năng, trí tuệ, đức độ, nhân cách của Đại tướng mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.