TIN TỨC

Chữ Tâm trong thơ Hoàng Thạch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-13 19:34:19
mail facebook google pos stwis
244 lượt xem

LÊ ĐÌNH HÒA

Macxim Gorky đã có một định nghĩa khái quát nhất về văn học: "Văn học là nhân học". Bởi lẽ đó con người luôn là trung tâm của văn học. Xưa nay chữ tâm đều được đặt lên hàng đầu trong xây dựng tính cách nhân vật.

Nhưng không phải dễ hình thành cốt cách của từng nhà văn, nhà thơ. Đọc hết gần 500 trang thơ của Hoàng Thạch, nổi lên cái đau đáu về chữ tâm. Nếu như Nguyễn Du tuyên bố "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" thì Hoàng Thạch là "chữ tâm bất biến sơn hà mênh mông". Anh trăn trở: "Bầu trời vẫn như xưa/ Mặt trăng không gian dối/ Ta sợ nơi thay đổi/ Là trái tim con người".


Tiến sĩ, bác sĩ, nhà thơ Hoàng Thạch

"Thay đổi" ở đây đó là sự tráo trở của đạo lý làm người. Ở con người đầy nội tâm như Hoàng Thạch, thơ anh giàu trí tưởng tượng. Chất lãng mạn, trữ tình luôn trong anh tạo nên dòng cảm xúc có lúc mãnh liệt nhưng lại nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ trong thể hiện:  "Ta lăn lóc chìm nổi bến bờ/ Vượt qua vùng mộng ảo/ Đêm thao thức đêm dài vô tận/ Tình em gõ trái tim buồn". Chữ tâm trong anh. Đó là đạo làm người. Trong thơ ca mỗi người có một cách đi riêng. Ở Hoàng Thạch xuất phát từ đồng quê rồi lăn lộn chiến trường, rồi học hành thành đạt trở thành bác sỹ, tiến sĩ. Nếu về xã hội cuộc sống đã ở bậc trung lưu, vậy mà khi về thăm quê thắp nén nhang cho mẹ, anh nhớ: "Chỗ này mẹ ngồi vá áo/ Con kê ghế nhổ tóc sâu/ Tháng ba làm con nhớ lại/Ngâm hoa cho mẹ gội đầu" (Hoa bưởi).

Giữa hai trận đánh anh vẫn cưa cưa dũa dũa cái vỏ đạn làm cái cối giã trầu, cất đáy ba-lô để ngày chiến thắng về tặng mẹ: "Cối trầu mòn vẹt ai thay/ Con xin tặng cối trầu này mẹ ơi". Anh nặng nợ với làng quê: "Ta lặn lội bốn phương trời mưa nắng/ Bao vui buồn trĩu nặng quê ơi!... Bình yên rồi sau bao giông nổi/ Mà trái tim vẫn một lối đi về" (Vết thời gian).   Đến cái cổng làng xưa, ngày trở về như gặp lại người bạn: "Cổng làng tôi năm tháng cứ già thêm" (Xưa nay chưa thấy cảm xúc với cái cổng làng như vậy). Trở lại quê sau cái gì cũng làm cho anh rạo rực vui, buồn khó tả. Trên đường “lai hương” bao ký ức cứ ùa về: “Không biết bây giờ còn như ngày xưa/ Ấm nước chè xanh râm ran cả xóm/ Chuyện hến giắt chợ Cầu/ Chuyện mật đường chợ Trổ…” (Khe khẽ đông về). Rồi cái trăn trở nữa trong anh là chiến tranh đã cướp đi tuổi xuân của bao cô gái làng "suốt cái thời đàn bà đi đánh giặc: “…Bây giờ về cái xóm “không chồng”/Đọc từ những đôi mắt/ Tôi hiểu điều khát khao làm mẹ/ Mà vời vợi xa xôi (Sóng thức). Hoàng Thạch sung sướng, tâm đắc với làng quê anh nay đã có một ngôi trường khang trang mang tên một nhà văn - Đại tá Nguyễn Xuân Thiều (người con của làng anh). Tình đồng đội trong Hoàng Thạch rất sâu nặng. Bốn tập thơ anh viết từ năm 2005 đến 2014 đều có dấu ấn người lính. Trước hết vì anh đã là người lính, bác sỹ quân y từng tham gia trận mạc. Có trên chục bài thơ được anh gửi gắm đến những dấu chân người lính. Người đang trở về, người đã đi xa, sâu đậm nội tâm. Một bài thơ tự bạch của tác giả làm nhiệm vụ trong "Hầm mổ đêm giao thừa": "Cuộc phẫu thuật giữa hầm sâu/Đêm ba mươi tết/ Đạn cối xé ngang chân mày nát mất rồi!/ Nhưng trái tim còn đập/ Cuộc phẫu thuật diễn ra cấp tập/ Tao thắt lòng cắt cụt ... một chân Hưng" (Sóng thức).

Ngày hòa bình sống trong mọi niềm vui, anh tự nhủ: "Người ra đi đừng đi vào dĩ vãng/ Người ở lại xin đừng quên lãng/ Một thời trai trẻ chiến binh" (Vết thời gian).  Anh lại bỏ túi mấy đồng lương, cùng vợ ba-lô lên đường đi tìm mộ bạn. Rừng dày, suối thẳm. Đá dựng cheo leo. Chống gậy leo đèo vào trận địa cũ. Suốt mấy ngày có lúc mười giờ đêm chưa ra khỏi bìa rừng. Một đoạn thơ thật xúc động trong "Tiếng gọi giữa rừng" chuyến đi tìm mộ bác sĩ Nguyễn Ngọc Giới. Ta nghe như lời kêu van, như tiếng nấc thảm thiết khi mất mát người thân: "Tôi gào lên với cây/ Ta thét lên với suối/ Giới ơi! Anh đâu rồi?/ Anh đâu rồi! Giới ơi?" (Miền hoa dại và tôi).

Hòa bình nhưng vẫn còn tiếng súng. Kẻ cướp nước còn quanh quẩn đâu đây. Đất nước vẫn chưa trọn vẹn khi biển Đông còn sóng dữ. Hoàng Thạch viết: "Trái tim đau/ Khi nhắc đến Hoàng Sa/ Khi nhắc đến Trường Sa/ Khi nhắc đến Gạc-Ma"... (Sóng thức).

Mảng đề tình yêu với Hoàng Thạch cũng nặng nợ. Song ở cái tuổi đã làm ông nội, ông ngoại tình yêu chỉ là những hồi ức. Có người nói anh là người đa tình nhưng tôi bảo anh là người đa cảm. Cái tâm của anh trong tình yêu xuất phát từ đó. Tình yêu trong anh tế nhị, kín đáo, sâu nặng tâm tư: "Chưa một lần cầm tay/ Một nụ hôn chưa dám...". Thế mà: "Nét mực xưa vàng ố/ Dấu vào góc nho nhỏ/ Trong trái tim mỗi đứa còn nhau..." và: “Có mối tình nào trong veo chưa lời kết/ Để lỡ chuyện tình/ Bến cũ đò xưa!" (Sóng thức) Để bây giờ:  "Những đêm dài khó ngủ/ Bâng khuâng nhớ buổi đào hoa" (Miền hoa dại và tôi).

Hoàng Thạch thích làm thơ từ thời sinh viên. Nhưng chỉ hoàn thành bốn tác phẩm trọn vẹn từ ngày được từ giã đơn vị Quân y Bộ Tổng tư lệnh.  Đọc thơ anh ta thấy rõ từ "Khe khẽ đông về", tập thơ đầu tay rồi "Vết thời gian", "Miền hoa dại và tôi" đến tập thứ tư "Sóng thức", độ chín trong thơ anh càng sắc nét về ngôn từ và sâu sắc về tứ thơ. Mong anh từ chữ tâm mà tạo nguồn thẩm mỹ mới. Ngọc càng mài càng sáng. Thơ anh sẽ được lòng bạn đọc.



Nhà thơ HOÀNG THẠCH

Bút danh: Hoàng Thạch, Đá Vàng

Quê quán: Hà Tĩnh. Hiện sống tại TP. HCM.

Nghề nghiệp: Tiến sỹ, Bác sỹ.

Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Chủ nhiệm CLB Thơ Ca Hội Cựu Giáo chức TP. HCM

ĐT: 0908 467 769, Mail: drhoang2009@gmail.com

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Khe khẽ đông về (thơ, NXB Văn nghệ, 2007)
  • Vết thời gian (thơ, NXB Văn nghệ, 2010)
  • Miền Hoa dại và Tôi (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2012)
  • Sóng thức (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2014)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm