TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Chủ tịch Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh: Phẩm hạnh của người cầm bút

Chủ tịch Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh: Phẩm hạnh của người cầm bút

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-17 09:41:38
mail facebook google pos stwis
1686 lượt xem

Cuộc thi thơ mang chủ đề “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh phát động từ ngày 2/8 đến 15/9 đã được hưởng ứng nồng nhiệt từ rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Nhà văn Bích Ngân Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố chia sẻ với Thời Nay. 

Phóng viên (PV): Tổ chức khi thành phố đang là tâm dịch, đâu là khó khăn, thuận lợi của cuộc thi?
 

Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Nhà văn Bích Ngân: Khó nhất là vào thời điểm đó, mỗi ngày đã có hàng trăm sinh mạng bị tước đi, cùng rất nhiều khó khăn cho thấy đại dịch thật sự rất khốc liệt, ám ảnh. Tiếp theo là Ban tổ chức cũng như tất cả cư dân đều phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch - “Ai ở đâu, ở yên đó”. Chúng tôi không thể gặp mặt, tất cả làm việc qua internet. Đa số thành viên Ban tổ chức, Ban sơ khảo, Ban thường trực website của Hội đều sống trong khu vực phong tỏa; trong số này có người nhiễm bệnh, gia đình nhiễm bệnh và cả trường hợp có người thân yêu bị dịch bệnh tước đi sinh mạng…

Tuy nhiên, những khó khăn, đau thương cùng cực, lại là… cơ hội thuận lợi cho chữ nghĩa. Bởi, né tránh nỗi đau, né tránh trái tim, người cầm bút sẽ tự tước mất chính mình, tước mất cơ hội được dự phần cùng nỗi đau đồng loại và chia sẻ yêu thương với người, với đời. Và với các thể loại của văn học thì thơ với thế mạnh trực diện của cảm xúc, là ưu tư giằng xé từ trái tim nên dễ đến được với cảm xúc, đến được với trái tim. 

Cùng với việc chia sẻ tinh thần và vật chất qua một số hoạt động thiện nguyện, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã phát động cuộc thi nhằm góp phần lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc của con người đang chống chọi với đại dịch. 

PV: Sự hưởng ứng của các tác giả đã như kỳ vọng hay chưa? 

Nhà văn Bích Ngân: Ban tổ chức dự kiến chọn 40 bài thơ vào vòng chung kết. Nhưng sau vòng sơ khảo, với số lượng và chất lượng, đã có 72 bài thơ của 53 tác giả vào chung khảo. Trong đó, nhiều bài được viết từ những tác giả là người đang trực tiếp ở tuyến đầu chống dịch, là bác sĩ, quân nhân, những nhà thơ là bệnh nhân Covid vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Đặc biệt là sự hưởng ứng đông đảo của rất nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ người viết chuyên nghiệp đến các ngành nghề khác như giáo viên, luật sư, kỹ sư, chiến sĩ biên phòng, chiến sĩ đang bảo vệ hải đảo, tiến sĩ khoa học, anh hùng lao động… từ Lũng Cú cho tới mũi Cà Mau và kiều bào ở một số nước. 

Và, có lẽ vượt qua cả kỳ vọng là cuộc thi diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Một nhà phê bình văn học đã nhận xét: “Thật sự là cuộc thi thơ mang dấu mốc lịch sử, đã kịp thời chia sẻ nỗi đau thương...”.

Còn tôi, lại rất tâm đắc với nhận định của một đồng nghiệp là: “Mai sau, sẽ có nhiều người nhớ về cuộc thơ này. Nhiều bài rất được. Rất người. Chẳng còn là cuộc thi thố, mà trở về với chất nguyên sinh của thơ ca”.

PV: Các tác phẩm đã mang đến cho cuộc thi những ấn tượng gì? 

Nhà văn Bích Ngân: Ấn tượng sâu sắc nhất của cuộc thi thơ bằng vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đối tượng thi ca mà ở đây là con người nhân nghĩa, là phẩm cách can trường, biết hy sinh, biết nhận về mình phần gian khó, không chỉ có được trong thử thách nghiệt ngã của đại dịch, mà đã được tôi luyện qua chiều dài lịch sử giữ nước và xây dựng đất nước của cả một vùng đất. Ấn tượng đó, có thể nói gọn là cuộc thi thơ đã diễn ra với đúng tên gọi của nó “Nhân nghĩa đất phương Nam”!

PV: Đăng tải lên trang web của Hội các tác phẩm tham dự, phải chăng Ban tổ chức mong muốn hòa nhập văn chương với công nghệ của thời đại 4.0? Sự đón đọc của độc giả như thế nào? 

Nhà văn Bích Ngân: Là Trưởng ban tổ chức cuộc thi, lại sống trong tâm dịch, thú thực, tôi không hề nghĩ tới mấy từ “hòa nhập” hay “thời đại 4.0” mà chỉ nghĩ làm mọi cách để đưa được những bài thơ được viết từ trái tim đến với những trái tim. Thế là website “Văn chương TP Hồ Chí Minh”, diễn đàn của Hội nhà văn thành phố ra đời, chính thức vận hành sáng ngày 2/8, cùng thời điểm phát động cuộc thi thơ. Trang web đã lần lượt đăng hơn 130 chùm thơ với hơn 350 bài của hơn 160 tác giả, đến nay đã có hàng trăm nghìn lượt truy cập, phần nào cho thấy sức lan tỏa của thi ca. 

Cần phải kể thêm rằng, chương trình “Thi ca điểm hẹn” của Đài tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh đã chọn nhiều bài thơ từ cuộc thi để đọc phát. Qua sóng phát thanh, nhiều bài thơ giàu chất nhân văn đã đến được với khán thính giả khắp nơi, không chỉ trong nước. Những bài thơ hay sẽ được in cùng lúc cả hai tập thơ, dự định phát hành vào buổi tổng kết trong tháng 11 tới. Có thể nói đây sẽ là một sự kiện văn hóa đặc biệt diễn ra trong đại dịch. 

Và điều lan tỏa đáng ghi nhận nhất, theo tôi, cuộc thi đã cho thấy, một câu thơ hay, một bài thơ hay, một đoạn văn hay cũng thể là liều “vaccine” cho chính người viết, có thể cho cả những tâm hồn đang ít nhiều bị chấn thương trong những biến động bất trắc mà con người không thể lường trước được. Để có được sự lan tỏa từ con chữ, trước hết người viết ra nó phải có được một trái tim biết đau cùng nỗi đau của con người. Khi được hiện diện cùng nỗi đau và chia sẻ nỗi đau đó cùng đồng bào mình trong đại dịch, trong những đau thương, trong nỗ lực kiên cường để vượt qua đau thương, với người cầm bút, đó còn chính là phẩm hạnh!

PV: Xin cảm ơn nhà văn Bích Ngân!

TỐNG PHƯỚC BẢO (thực hiện)

Trong 45 ngày thời hạn cuộc thi, đã có hơn 1.500 bài thơ của hơn 600 tác giả tham dự và hưởng ứng. Có những tác giả đang sinh sống ở nước ngoài như Hương Giang, Đặng Tường Vy, Trần Hoàng Vy… và nhiều tác giả đã được ghi nhận trên khắp đất nước như Lê Chí, Ngô Đức Hành, Đoàn Thị Ký, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thế Vinh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Nho Khiêm, Lữ Mai…

Nguồn: https://nhandan.vn/baothoinay.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm