TIN TỨC

Chuyến đi thực tế cuối năm của Hội Nhà văn TPHCM

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-16 22:59:09
mail facebook google pos stwis
1511 lượt xem

Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức rất thành công chuyến đi Cần Giờ, chuyến đi thực tế sáng tác thứ 2 trong năm 2021 theo kế hoạch. Thành phần chuyến đi gồm 20 nhà văn nhà thơ hội viên, những cây bút đang háo hức đến với vùng đất Cần Giờ giàu truyền thống và giàu tiềm năng phát triển. Đoàn do nhà thơ Bùi Phan Thảo, ủy viên Ban chấp hành, làm trưởng đoàn với sự tham gia của nhà văn Trầm Hương, phó chủ tịch Hội.

Trong 3 ngày (từ 13 đến 15 tháng 12 năm 2021), các nhà văn đã có những buổi tham quan ý nghĩa, bổ ích và những cuộc gặp gỡ, giao lưu với nội dung phong phú, giàu cảm xúc.

Đoàn đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác, nơi quy tập 1.219 liệt sĩ đã ngã xuống nơi đây trong cuộc chiến tranh giữ nước hơn nửa thế kỷ trước.

Trong buổi đón tiếp thân mật, nồng hậu dành cho đoàn nhà văn, ông Nguyễn Ngọc Xuân, phó chủ tịch huyện đã có những lời chào mừng đầy trân trọng. Ông cũng đã giới thiệu những nét cơ bản về Cần Giờ, đã dành thời gian lắng nghe, trao đổi về những điều mà các nhà văn quan tâm.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân phát biểu chào mừng đoàn nhà văn.

Nhà văn Trầm Hương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, phát biểu đáp từ.

Một trong những nội dung của chuyến đi là chặng tham quan Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ và gia đình anh Trần Minh Tùng, một gia đình điển hình trồng và giữ rừng tại địa phương. Sau một chặng đường thủy theo sông Dần Xây và sông Lòng Tàu, các nhà văn đã được đưa tới nhà của nhân vật trong các tác phẩm tương lai. Cuộc trò chuyện thân tình giữa chủ và khách được diễn ra khá dài. Và sau đó còn là cuộc giao lưu văn nghệ ngẫu hứng giữa chủ nhà Trần Minh Tùng và nhà văn – ca sĩ Trầm Hương.

Vợ chồng anh Trần Minh Tùng chào tiễn biệt đoàn nhà văn
 

Cuối ngày thứ hai, Đoàn đã có cuộc giao lưu hết sức sinh động với địa phương. Tham dự có hai phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Xuân, Truơng Tiến Triển cùng Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ Huỳnh Anh Tuấn và một số lãnh đạo các phòng ban, các xã của huyện cùng cán bộ Phòng Văn hoá -Thông tin, Trung tâm Văn hoá- Thể thao và Truyền thông huyện Cần Giờ…

Đoàn nhà văn TP.HCM cùng các bạn quý Cần Giờ đã khuấy động đêm vui bằng những tiết mục thơ nhạc của các nhà văn nhà thơ: Phạm Thị Cúc Vàng, Trầm Hương, Lê Thiếu Nhơn, Phạm Trung Tín, Nguyên Hùng, Bùi Phan Thảo, Nhật Quỳnh, Nguyễn Thánh Ngã, Bình Địa Mộc, Phan Thu Nguyệt, Mai Khoa…

Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng mở đầu buổi giao lưu thơ nhạc.

Nhà thơ Nhật Quỳnh ngâm thơ.

Nhà văn Trầm Hương diễn xuất một trích đoạn ca cổ.

Ông Trương Tiến Triển, phó chủ tịch Cần Giờ, hát góp vui.

Nhà thơ Phan Thu Nguyệt ngâm thơ.

Nhà thơ Bình Địa Mộc đọc thơ mới sáng tác về Cần Giờ

Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã hát "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc thơ.

Nguyên Hùng & Lê Thiếu Nhơn: Mình không hát thì cụng lycool

Chuyến đi thực tế đã khép lại, nhưng những kỷ niệm và những cảm xúc về đất và người nơi huyện đảo Cần Giờ thì vẫn đong đầy. Tin rằng, sau chuyến đi, các nhà văn nhà thơ sẽ có nhiều tác phẩm tốt về mảnh đất đáng yêu này.

Trong năm 2021, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức 2 chuyến đi thực tế sáng tác tại Tây Ninh (tháng 4), Cần Giờ (tháng 12) và một trại sáng tác tại Phú Yên (tháng 11).

Tin và ảnh: NGUYÊN HÙNG.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm