TIN TỨC

Danh tướng kiệt xuất, nhà chính trị, nhà văn hóa tầm cỡ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-02 12:23:16
mail facebook google pos stwis
1419 lượt xem

Nhân 8 năm ngày Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP đi xa (4/10/2013 – 4/10/2021)

Nhà văn Đại tá NGUYỄN MINH NGỌC

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), vị tướng lừng danh trong lịch sử, văn võ song toàn, cả công lẫn danh đều quán thế: trên hết cả một đời (despasser lesiècle). Ông còn là nhà chính trị, nhà văn hóa tầm cỡ với tầm nhìn sâu rộng, trọn một đời vì nước, vì dân.

Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho thanh bần tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, được người cha truyền dạy chữ thánh hiền, Võ Nguyên Giáp nổi tiếng thông minh và hiếu học. Từ nhỏ, ông đã phải lao động để kiếm sống. Năm 13 tuổi, ông được vào trường Quốc học (Huế). Đến năm 1925, Võ Nguyên Giáp bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Ở tuổi 18, ông tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng đảng thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Đây là một trong ba tổ chức cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Sau khi bị thực dân Pháp bắt giam, được trả tự do, Võ Nguyên Giáp ra Hà Nội tiếp tục con đường học vấn. Năm 1937, ông đỗ Cử nhân Luật và Kinh tế chính trị học. Cùng với việc hoạt động năng nổ, tích cực trên mặt trận văn hóa, ông viết bài cộng tác với nhiều tờ báo công khai lúc bấy giờ, như: Tin tức, Dân chúng (Le Peuple), Lao động (Le Travail), Tiếng nói của chúng ta (Notre voix)… Võ Nguyên Giáp còn là thầy giáo dạy Sử - Địa ở trường Tư thục Thăng Long. Bao giờ cũng vậy, sử học luôn là bếp than hồng “giữ lửa” ấp ủ và nhen nhóm tâm hồn của một dân tộc!

Từ năm 1936-1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, Võ Nguyên Giáp là một trong những sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Và ông đã có tác phẩm lý luận đầu tiên “Vấn đề dân cày” viết chung với ông Trường Chinh, dưới bút danh là Qua Ninh - Vân Đình. Tác phẩm nêu bật quan điểm: vấn đề then chốt ở Đông Dương là trao ruộng đất cho dân cày! Đó là nội dung cốt lõi của cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

Năm 1939, Võ Nguyên Giáp cùng Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc tìm gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tại đây, năm sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1941, Võ Nguyên Giáp trở về Cao Bằng cùng mấy cán bộ cao cấp khác, theo sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, họ bắt tay xây dựng cơ sở cách mạng và lập ra Mặt trận Việt Minh. Để phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, thời gian này, Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng mở các lớp đào tạo quân sự ngắn ngày do các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp trực tiếp huấn luyện. Tài liệu huấn luyện, bên cạnh tác phẩm “Người chính trị viên” của Phạm Văn Đồng, là cuốn “Công tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng” của Võ Nguyên Giáp.

Từ việc được phân công phụ trách Ban “Xung phong Nam tiến”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, tháng 12-1944, tại căn cứ địa Cao Bằng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, và giao cho Võ Nguyên Giáp thay mặt Đoàn thể (Trung ương Đảng) trực tiếp tổ chức thành lập Đội. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Chỉ thị nêu rõ nguyên tắc hoạt động của Đội là phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được, tổ chức của Đội phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Là người trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy, Võ Nguyên Giáp là vị Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Quân đội ta. Cuối tháng 3-1945, ông đưa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân xuống phía Nam hội quân với Đội Cứu quốc quân của ông Chu Văn Tấn tại vùng chợ Chu, Thái Nguyên, thống nhất tổ chức thành Việt Nam Giải phóng quân.

Tháng 8-1945, Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng, Tổng chỉ huy Việt Nam Giải phóng quân. Trong năm này, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương (Bộ Chính trị). Ông tham gia Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, giữ chức Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Quân sự ủy viên hội trong Chính phủ liên hiệp, Phó trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946. Cùng thời gian này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) và chỉ định đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng là Bí thư. Đây là cơ quan lãnh đạo, giúp Trung ương Đảng nắm chắc hoạt động của quân đội, xây dựng bản chất cách mạng, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

Càng về cuối năm 1946, tình hình càng trở nên phức tạp như “ngàn cân treo sợi tóc”. Thời gian hòa hoãn ngắn ngủi sau Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp đã hết. Sau khi chiếm được Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở rộng gây hấn ra phía Bắc. Chúng ngang nhiên đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Ngày 18-12-1946, Bộ chỉ huy quân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng láo xược đòi tước khí giới của tự vệ và lực lượng vũ trang cách mạng.

Trước đó, ngày 30-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 230/SL “Thống nhất Quân sự ủy viên hội và Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy”; bổ nhiệm ông Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Thực hiện mệnh lệnh chiến đấu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp, hiệu lệnh nổ súng ở Hà Nội là đèn điện phụt tắt lúc 20 giờ đêm 19-12-1946. Từ pháo đài Láng, đại bác ta gầm lên, cả Hà Nội rền vang tiếng súng. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Võ Nguyên Giáp; cùng các Sắc lệnh số 111/SL, 112/SL và 115/SL phong hàm 9 Thiếu tướng, 1 Trung tướng. Khi một nhà báo nước ngoài phỏng vấn lý do phong tướng, Bác Hồ trả lời đại ý, rằng đánh thắng Đại tướng, phong Đại tướngđánh thắng Trung tướng, phong Trung tướng. Ông là vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực tế, trong 9 năm xâm lược Việt Nam (1945-1954) đã có 7 viên tướng Pháp sừng sỏ kế tiếp nhau chuốc lấy thất bại trước quân dân ta và vị tướng trẻ của Quân đội ta khi ấy mới 43 tuổi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tổng Quân ủy (sau là Quân ủy Trung ương) từ năm 1946 đến năm 1977; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa II đến khóa VI; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II, III và IV; Phó Thủ tướng Chính phủ từ 1978-1982.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với các tác phẩm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh, Nhà xuất bản Vệ quốc quân (tiền thân của Nxb QĐND ngày nay) đã cho ra mắt một số cuốn sách có giá trị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta - chiến lược và chiến thuật”, “Phát động chiến tranh du kích”, “Tiến mạnh sang giai đoạn mới”.

Là một học trò xuất sắc và là cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược, một chỉ huy quân sự lỗi lạc. Những năm đất nước có chiến tranh, cùng với việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo sát cánh cùng với Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như: Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)… với tài nghệ siêu phàm về chỉ đạo tác chiến chiến lược, cũng như tác chiến chiến dịch.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam, trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc leo thang phá hoại của không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, ông là người trực tiếp chỉ đạo quân và dân Hà Nội, với nòng cốt là bộ đội Phòng không - Không quân, đập tan cuộc tập kích cực kỳ tàn bạo 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, làm nên trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy, hạ gục uy thế của “Siêu pháo đài bay” B52, buộc Mỹ phải “xuống thang” chiến tranh và ký kết Hiệp định Paris. Suốt 21 năm bền gan chiến đấu, quân và dân ta đã đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của 5 đời Tổng thống Mỹ, cùng nhiều viên tướng tên tuổi khác của Hoa Kỳ, cuối cùng phải ngậm ngùi cuốn cờ trở về chính quốc.

Trong bộ phim truyện “CAO HƠN BẦU TRỜI” 50 tập được phát sóng 16 lượt trên các kênh truyền hình (VTV9, SCTV6, Quốc phòng Việt Nam, VTV.cab “Phim Việt”, cùng nhiều Đài truyền hình địa phương, tôi đã dày công tái hiện hình tượng sống động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Là người luôn hiểu rõ sự thành bại của chiến tranh phụ thuộc vào tâm trạng của những người đang trực tiếp cầm súng trên chiến trường, ông không chỉ là vị Tổng Tư lệnh, người chỉ huy tối cao, mà còn luôn quan tâm đến cấp dưới. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng bốn lần viết thư cho bộ đội trước khi bắt tay vào nhiệm vụ mới. Nhà văn Nguyễn Đình Thi từng viết: “Một vị Tổng Tư lệnh viết thư tâm tình với cán bộ và chiến sĩ như vậy là nét đẹp nói lên bản chất cách mạng của Bộ đội Cụ Hồ và cũng là điều hiếm thấy trong chiến tranh các nước”[1].

Nhớ những lời động viên gan ruột của Đại tướng đối với các chiến sĩ Sư đoàn phòng không “Cận vệ Thủ đô” (f361) trong 12 ngày đêm ở Hà Nội: “Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội!”. Không chỉ đến tận khu phố Khâm Thiên đổ nát sau trận bom hủy diệt của B52, Đại tướng trực tiếp xuống kiểm tra các trận địa tên lửa, gặp gỡ động viên, “truyền lửa” cho bộ đội. Trọn một ngày đêm 28-12-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại Sở Chỉ huy Quân chủng PK-KQ để theo dõi và chỉ đạo cuộc chiến đấu. Có thể nói sức lôi cuốn và thu phục nhân tâm của Đại tướng là hiếm có, bởi vậy, dễ cắt nghĩa vì sao tất cả cán binh luôn dành cho ông sự yêu mến và kính trọng tuyệt đối!

Vốn là một thầy giáo dạy sử, nổi tiếng thông kim bác cổ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kỹ lịch sử các cuộc chiến tranh, lịch sử quân sự thế giới. Ông nghiền ngẫm trước tác của các nhà kinh điển như Marx, Engels, Lenin, Napoléon, Tôn Tử, Clausewits, cùng một số tác giả đương đại khác. Đại tướng đã kế thừa tinh hoa quân sự trong binh thư của tổ tiên, đặc biệt là nghiên cứu binh thư Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. Nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta rất coi trọng yếu tố thời cơ, nắm vững mối quan hệ giữa “thời” và “thế”. Trong tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập”, Nguyễn Trãi luận: “Người dụng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được “thời”, có “thế” thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn. Mất “thời”, không “thế” thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi!”. Còn trong tập “Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân tích: “Thế là hoàn cảnh, điều kiện trong đó hai bên tiến hành chiến tranh; là hình thái bố trí, triển khai và hoạt động của lực lượng hai bên trên chiến trường… Dĩ nhiên, muốn có “thế” thì phải có một “lực” nhất định”. Đặc biệt, Đại tướng là người tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lên tầm cao và thực sự ông đã có những đóng góp lớn lao, vô giá cho kho tàng lý luận quân sự hiện đại.

Trong muôn vàn sự kiện không thể nào quên, hẳn mọi người còn nhớ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cuối, ngày 7-4-1975, với quan niệm “Thời gian lúc này cũng là lực lượng, là sức mạnh”, từ Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị đang đổ vào chiến trường: “Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”[2].

Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Để được tôn vinh là thiên tài quân sự qua mọi thời đại thật không dễ, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhận được sự đồng thuận rất cao của giới quân sự, kể cả với những người bình chọn khắt khe nhất, ông còn nhận được sự ngưỡng mộ và kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới. Cố nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow (1925-2013) trong cuốn Vietnam: A History, đã nhận xét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ông ấy là một người đàn ông lịch thiệp, luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp rất Pháp”.

Đến nay, khó có thể liệt kê ra hết khối lượng tác phẩm đồ sộ, cũng như các luận văn chính trị quân sự, cùng những bài viết, bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Số đầu sách của ông đã lên tới hàng chục vạn trang in, bề thế, tầm cỡ, được tái bản rất nhiều lần. Ở vào những thời điểm, những giai đoạn mang tính bước ngoặt lịch sử của dân tộc, Đại tướng đều cho ra mắt những cuốn sách giá trị. Đó là các tập hồi ký: “Từ nhân dân mà ra”, “Những năm tháng không thể nào quên”, “Chiến đấu trong vòng vây”, “Đường tới Điện Biên Phủ”, “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”, “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng”.

Trong bộ “Tổng tập Hồi ký”, Đại tướng khẳng định: “Kiên định mục tiêu cách mạng, vận dụng thế giới quan, quan điểm thực tiễn, phương pháp luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học mang tính cách mạng và khoa học, có ý nghĩa to lớn của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Làm đúng theo bài học đó thì thành công. Không làm theo bài học đó thì sai lầm, thất bại”. Các tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp không chỉ có giá trị về khoa học mà còn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, chân thực, đậm đà chất nhân văn, vẹn nguyên tính thời sự.

Sau khi Đại tướng từ trần, trong lễ quốc tang được tổ chức trọng thể vào ngày 13-10-2013, thay mặt Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Điếu văn, nêu rõ: “Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Còn trong một thông cáo đặc biệt được phát đi từ nước Pháp, ngài Laurent Fabius, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp lúc bấy giờ, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “một nhà yêu nước, một chiến sĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam”.

Vâng, ông là bậc danh tướng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc, là danh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng, được nhân dân và toàn quân tôn thờ. Trên hết, ông là vị tướng của lòng dân! Yêu nước, thương dân, đồng hành cùng dân tộc, hướng tới tương lai, bài học ấy muôn đời không bao giờ xưa, cũ! Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tuổi và sự cống hiến to lớn nhiều mặt của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp sẽ mãi trường tồn cùng non sông, đất nước!

 

[1] Hoàng Minh Phương: Sức mạnh Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, Hà Nội 2014, tr.52.

[2] Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, tr.1306.

_____________________________

Mời click vào đây để nghe ca khúc SÁNG NGỜI VÕ TƯỚNG QUÂN (thơ Nguyên Hùng, nhạc Đỗ Tiến Lập, ca sĩ Hoàng Viết Danh thể hiện).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm
Mừng tuổi lúa | Ngô Xuân Hội
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Lê Văn Thảo – “Ông cá hô” làng văn
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi sợ chữ nghĩa của mình là vô ích”
5 năm sau Cố định một đám mây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tái ngộ độc giả với tập truyện ngắn mang cái tên cô đọng và đầy sức gợi: Trôi. Dịp này, chị dành cho phóng viên một cuộc chia sẻ. Vẫn là Nguyễn Ngọc Tư với phong thái được nhiều độc giả yêu mến: chân thành, giản dị, khiêm cung và sâu lắng.
Xem thêm
Nhà văn Mai Sơn lặng lẽ cùng ‘Sự quyến rũ của chữ’
Nhà văn, dịch giả Mai Sơn sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi, sống và làm việc ở TP.HCM. Ông có hơn 30 năm sống bằng nghề viết văn, dịch và biên tập sách báo. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời lúc 0h ngày 25.12.2023 tại nhà riêng ở Long An hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn Mai Sơn, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy về ông.
Xem thêm