TIN TỨC

Còn hôm nay ta còn mãi mãi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-06-03 16:56:23
mail facebook google pos stwis
882 lượt xem

Như một câu thơ được khán giả nhớ từ hơn 22 năm trước: "Lần nào đến cũng đem theo bí mật", nhà thơ Vi Thùy Linh ở năm thứ 27 của hành trình thi ca, tái xuất khán giả phương Nam bằng cuộc trình diễn góp mặt trong triển lãm thơ quy mô lớn mang tên "Còn hôm nay ta còn mãi mãi" lần đầu tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4.6.2022. Một sự kiện lớn của thi ca gây chú ý bởi nhiều phương diện, là quà tặng cho những người yêu nghệ thuật vào thứ Bảy tuần này.

Gian triển lãm. Ảnh: NVCC

Mời Vi Thuỳ Linh, thi sĩ duy nhất từ Hà Nội, tái xuất phương Nam, nhà tổ chức triển lãm thơ "Còn hôm nay ta còn mãi mãi" đánh giá cao lao động nghiêm túc, đam mê và luôn tìm tòi mới lạ của chị. Một êkíp chuyên nghiệp được thành lập từ sau Tết Nguyên đán và tập trung làm việc 2 tháng để tạo được "một thế giới khác" đẹp lung linh, bay bổng, huyền nhiệm giữa Sài Gòn sôi động. Từng chi tiết về đạo cụ, phối cảnh, âm thanh, ánh sáng, phục trang được bàn thảo kỹ càng qua nhiều cuộc họp liên tiếp. Sự chuyên nghiệp và cầu toàn nhất nhằm dâng hiến công chúng một đại tiệc thị giác - thính giác của mỹ thuật sắp đặt, ngôn ngữ và cảm xúc tuyệt đẹp chưa từng có.

Triển lãm thơ lần này thu hút nhiều tên tuổi thơ ca Việt Nam, Vi Thuỳ Linh với tác phẩm "Châu thổ giấc mơ" sáng tác cho triển lãm đặc biệt này là một trong những gương mặt được chờ đợi nhất. Triển lãm thơ còn có sự tham gia của nhà thơ nữ duy nhất phía Nam là Hạnh Ngộ cùng "Khoảnh khắc vĩnh cửu". Nguyễn Phong Việt sau 10 tập thơ, sẽ "Cảm ơn một hơi thở". Nam Thi hiện hữu bởi tác phẩm "Huy hoàng". Buổi tối 4.6 sôi động bởi Rapper Táo diễn "Nhộng".

Capital Studio, số 212, đường Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TPHCM, thành bối cảnh của những giấc mơ, sang trọng, khơi gợi và bay bổng. Tọa lạc tại tầng trệt với diện tích hơn 600m2, sức chứa tối đa tại triển lãm trong cùng một thời điểm với 400 khán giả, để trải nghiệm không gian triển lãm một cách tốt nhất.

Chất liệu giấy bìa carton kết hợp giấy roki tạo hình. Khung sắt với gỗ định hình phần khung, giấy tạo hình thành những làn phù sa bồi đắp. Gần 400m2 giấy được sử dụng riêng cho khu vực Vi Thuỳ Linh. Tone màu chủ đạo là màu nâu sáng, be, trắng kết hợp với hiệu ứng loang sáng tựa sóng nước. Ngàn cây nến đặt xung quanh tạo nên sự huyền ảo...

Phần ánh sáng cũng được chuẩn bị công phu, thiết kế với đạo cụ và phối cảnh, tạo nên một "mê cung ánh sáng". Phần trang phục mà các nhà thơ chọn mặc được ê kip thực hiện hỏi kỹ, quan sát hình ảnh để gửi thông báo đến khách tham gia.Khán giả là một phần cấu thành của triển lãm quy mô mọi mặt này.

Ở sự kiện này, Violinist Tăng Thành Nam (1974), Concertmaster Dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng TPHCM 20 năm qua sẽ có cuộc "duo" đặc biệt với Vi Thuỳ Linh. Nam tu nghiệp Nhạc viện Quốc gia Boulogne (Concervatoire National de Boulogne), Billancourt - Paris, 1998 - 2002, được biết đến là một trong các nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng nhất nước hiện nay. Tăng Thành Nam, ngoài các chương trình biểu diễn của Nhà hát, thường là bè trưởng của các dàn nhạc diễn xuyên Việt hoặc giao lưu quốc tế. Sự kết hợp của Vi Thuỳ Linh và Tăng Thành Nam tại Hội chợ sách FAHASA 3.2014 từng được đánh giá là điểm nhấn đặc biệt. Và với triển lãm thơ quy mô đầu tiên này ở Việt Na, cuộc liên tài của họ tiếp tục hứa hẹn là một đỉnh nút cao trào được mong đợi nhất, với cả nhà tổ chức lẫn công chúng.

Bản Méditation (Thaïs) của Jules Émile Frédéric Massenet rất nổi tiếng viết cho piano và violin được chọn làm "song tấu" thơ - nhạc sẽ quyến rũ người xem. Vừa có chất suy tư, vừa da diết và vấn vương chất ma mị.

CHÂU THỔ GIẤC MƠ

Vi Thùy Linh

(trích đoạn)

Mong nhớ Sài Gòn

Khi sống 40 năm Hà Nội

Châu thổ sông Hồng trong động mạch tôi

Hẹn từ đầu Xuân

Cuộc trùng phùng tháng Sáu

Mùa mưa bắt đầu sớm

Tắm đẫm chúng mình tương tư...

Rêu đã lên xanh rồi úa những bức tường cũ xưa

Lúc thành phố lớn nhất Việt Nam không khi nào ngừng xây dựng

Hơn 300 năm còn lâu mới già

Hơn 300 năm đương thì sức trẻ

Như hơi thở tiếp diễn của chúng ta

Như bộ râu anh bạc rồi lại xanh

Gương mặt không mờ nhòe giữa triệu người muôn mặt

...

Sài Gòn ơi!

Mừng quá, kệ nước mắt bồi hồi

Thương quá, nước mắt trào lời

Cầu nguyện, xót xa, hy vọng liên hồi

Khi đô thành sôi động, năng động nhất Việt Nam chịu nửa năm cách ly xã hội

Sài Gòn đau thương, Sài Gòn mất ngủ

Cả nước chung tay, cả nước hướng về

Năm 2021 bão táp không ngờ, đã qua rồi

Ai đoán biết hết bi kịch đại dịch kéo dài

Thành phố tiên phong cả khi đương đầu mất mát, chia lìa, đau, khổ

Những bệnh viện dã chiến, những máy thở Ecmo

ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM oxy

ATM nhân nghĩa, ATM tình đời tỏa ATM hy vọng

Thành đồng vực dậy bằng sức mạnh nội sinh không kẻ thù nào hạ gục

...

Cây ơi, đòi thêm oxy ở đâu khi xa vời giấc xanh rừng trong thành phố

Cánh đồng ơi, hỏi cánh chim xoải đâu khi nhà máy xả khói thải nước những con đường mọi nơi ngộp bụi và sức nóng

Khó tìm bao diêm trong hiện thực dân sinh lúc này

Sao được cô bé bán diêm và điều ước cho tương lai ở kỷ nguyên số hóa

Được thức dậy mỗi ngày, hít thở an bình dưới mặt trời là may mắn

Còn hôm nay ta còn mãi mãi (1)

Tôi hiệu triệu sức mạnh ngầm của bạn, của tôi, của thành phố thiết tha của Tổ quốc chúng ta

Không giấu che, so kè nửa vời khác nào lối nói dối kéo dài cần giải phóng như những đường hầm phong tỏa cần khơi thông ánh sáng

Chúng ta cùng châu thổ giấc mơ! 

Vũ Gia/ LĐ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm