TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Võ Hồng là niềm tự hào của quê hương Phú Yên và vùng đất Nam Trung bộ

Võ Hồng là niềm tự hào của quê hương Phú Yên và vùng đất Nam Trung bộ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
783 lượt xem

(Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Võ Hồng)

 Chúng tôi thật sự cảm kích khi đại dịch Covid-19 còn căng thẳng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã chấp thuận và tạo điều kiện để Trường Đại học Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Trường Đại học Thái Bình Dương và Viện Khoa học Giáo dục – Văn hóa – Thể thao – Du lịch tổ chức hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng.

Nhà văn Võ Hồng (1921 – 2013)

20 năm sau truyện ngắn đầu tay Mùa gặt (1939), in trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy với bút hiệu Ngân Sơn, tập truyện đầu tiên Hoài cố nhân (1959) của Võ Hồng được xuất bản. Từ ấy đến nay đã có gần hai trăm bài viết bàn về sự nghiệp và tác phẩm của ông. Hơn tám thập niên đi vào đời sống, văn chương Võ Hồng đã khắc họa chân dung tinh thần của tác giả như một nhà văn có vị trí vững chắc trên văn đàn nửa cuối thế kỷ XX. Nay là dịp thuận lợi để chúng ta đào sâu suy nghĩ tìm ra những phẩm chất văn chương đặc biệt ở Võ Hồng và góp phần làm một tổng kết về sự nghiệp của ông.

Võ Hồng có nhiều kỷ niệm với Quy Nhơn, Huế, Hà Nội, Đà Lạt nhưng sâu đậm nhất vẫn là với quê mẹ Phú Yên. Vậy mà từ khi định cư ở Nha Trang ông rất ít khi về thăm lại quê nhà. Hình ảnh trong Chuyến về Tuy Hòa là hình ảnh từ chất liệu thực tại hay từ tưởng tượng? Có thể nhà văn quá bận bịu dạy học, viết văn, nuôi dạy con cái, rồi tuổi già, sức khỏe, thời gian không cho phép. Cũng có thể ông muốn lưu giữ nguyên vẹn ký ức thiếu thời về quê hương, không muốn khuấy động làm xáo trộn thế giới mà ông biến thành vĩnh cửu bằng nghệ thuật sáng tạo của mình.

Đây là lời của nhân vật người kể chuyện trong Mùa xuân nghe tiếng chim: “Không chỉ mồ côi cha mẹ, tôi còn mồ côi cả ngôi nhà thơ ấu, khu vườn xanh tươi, bến sông heo hút và những ngõ xóm quanh co. Trong chiến tranh, nhà tôi bị bom tàn rụi, nhớ quê hương, nhớ bà con làng xóm mà không dám về thăm. Nhiều hôm ngồi nhớ, nước mắt âm thầm. Trong trí nhớ, ngôi nhà, khu vườn hiện lên rõ ràng như trải ra trước mắt. Nhưng nếu về thăm thì cảnh còn sót lại trong trí nhớ sẽ vĩnh viễn mất luôn”.

Thế nhưng Võ Hồng luôn hiện diện với Tuy An, Tuy Hòa, Sông Cầu… trong những tác phẩm của ông. Chính hôm nay anh linh ông cùng chúng ta trở về Phú Yên, về với dòng sông, cây cầu, lò gốm, ngõ chợ, bến xe… Trong không khí đầm ấm này, tôi xin mạo muội nêu ra với hội thảo mấy đề nghị sau đây.

Một, xin đề nghị gia đình nhà văn Võ Hồng ủy quyền cho Trường Đại học Phú Yên lưu trữ và quản lý toàn bộ bản thảo, sách vở của ông. Trường Đại học Phú Yên vui lòng nhận nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp, phục hồi nguyên dạng văn bản và sắp xếp tác phẩm Võ Hồng theo thể loại/ thứ tự thời gian để lần lượt tái bản: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, suy niệm – tản văn – phỏng vấn.

Sở dĩ chúng tôi có đề nghị này là vì hiện nay vẫn còn những di cảo của Võ Hồng chưa được công bố. Một số tác phẩm của ông được tái bản nhưng có nhiều lỗi kỹ thuật do in ấn. Trong những cuốn sách được Võ Hồng tặng mà chúng tôi lưu giữ, có nhiều chỗ ông sửa chữa bằng bút chì, bút mực, bút xóa, thậm chí có chỗ ông bổ sung cả một đoạn văn hay một chương sách (chẳng hạn, tiểu thuyết Nhánh rong phiêu bạt). Ngoài ra, cũng thật buồn mà nói rằng Võ Hồng ít có những cuốn sách được trình bày mỹ thuật và in trên giấy tốt.

Chúng tôi chưa dám đề cập đến một Toàn tập tác phẩm Võ Hồng vì điều này đòi hỏi đáp ứng những tiêu chí nhất định và sự đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vả chăng, những toàn tập in trang trọng, bìa dày, có giá thành cao thường khó tiêu thụ và tiếp nhận trong độc giả hiện nay. Gia đình có thể trực tiếp ký kết hay ủy quyền cho Trường Đại học Phú Yên để nơi đây hợp đồng với một nhà xuất bản hay công ty làm sách, với những thỏa thuận chặt chẽ về tác quyền, để lần lượt in lại tác phẩm Võ Hồng theo một định dạng thống nhất về hình thức, cách trình bày và mẫu bìa trang nhã, giản dị đúng như tính cách của nhà văn.

Hội thảo này ghi nhận một thư mục tác phẩm Võ Hồng khá công phu do PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Trang thực hiện. Một thư mục khác cũng có giá trị tham khảo về những tác phẩm của nhà văn và những công trình viết về ông do nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban tập hợp. Dựa trên hai thư mục này, Khoa Ngữ văn của Trường Đại học Phú Yên có thể tổ chức cho giảng viên và sinh viên triển khai những công trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận về Võ Hồng, tiếp nối những thành tựu đã có.

Hai, xin đề nghị các nhà biên soạn sách giáo khoa bậc tiểu học và trung học quan tâm chọn lựa văn bản tác phẩm Võ Hồng để giảng dạy cho học sinh. Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm Võ Hồng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Hiện nay trong các bộ sách giáo khoa được biên soạn chính thức, có nhiều văn bản của các tác giả miền Bắc, ít tác giả miền Nam, càng ít tác giả miền Trung. Dù không tán thành chủ nghĩa địa phương và sự bình quân, chúng ta cũng nên lưu ý đến bức tranh đa dạng vùng miền trong một nền văn học thống nhất.

Trong chương trình văn học địa phương, Võ Hồng đương nhiên là tác gia quan trọng của văn học Phú Yên. Nhưng tác phẩm của ông, với cảnh sắc và con người Nam Trung bộ, với giá trị nhân văn và ngôn ngữ nhuần nhị, cần được giới thiệu cho học sinh cả nước như một trong những thành tựu của văn học thế kỷ XX. Một số bài thơ trong tập Hồn nhiên tuổi ngọc rất phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học. Nhiều trích đoạn trong các tác phẩm Áo em cài hoa trắng, Trận đòn hòa giải, Vùng trời thơ ấu, Vẫy tay ngậm ngùi, Thương mái trường xưa và những truyện ngắn, tiểu thuyết khác của cùng tác giả có thể thành văn liệu cho sách giáo khoa trung học cơ sở, với tư cách bài trích giảng hay bài đọc thêm.

Không bao giờ phủ nhận rằng làm văn học cũng là làm giáo dục và không đối lập nghệ thuật với đạo đức, ngòi bút Võ Hồng đem lại sự “thanh lọc tâm hồn” cho độc giả thiếu nhi và ta chỉ có thể nhận ra giá trị của tác phẩm từ góc độ của tình thương yêu. Thiết nghĩ, với tài năng hóa thân vào những nhân vật trẻ em của tác giả, những tác phẩm này vẫn có thể tìm được sự đồng cảm của bạn đọc thiếu nhi ngày nay.

Ba, Võ Hồng là niềm tự hào của quê hương Phú Yên và vùng đất Nam Trung bộ, vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị hai thành phố Tuy Hòa và Nha Trang nên có con đường mang tên Võ Hồng. Tỉnh Phú Yên, đặc biệt là huyện Tuy An, nên có trường tiểu học hay trung học mang tên Võ Hồng. Việc ứng xử này đã có tiền lệ dành cho các văn nhân nổi tiếng ở một số địa phương khác như Á Nam Trần Tuấn Khải, Đông Hồ, Bích Khê, Nguyễn Hiến Lê…

Do hoàn cảnh gia đình, ngôi nhà và phòng văn của Võ Hồng trên đường Hồng Bàng (Nha Trang) không còn được lưu giữ như một kỷ niệm. Với sự hỗ trợ về tư liệu, hiện vật của gia đình nhà văn, các văn hữu và độc giả, khi đủ điều kiện, Trường Đại học Phú Yên có thể tổ chức một triển lãm về Võ Hồng. Những tư liệu và hiện vật này nên tập hợp trong phòng lưu niệm của nhà trường về các danh nhân lịch sử – văn hóa của tỉnh Phú Yên, nơi mà công chúng, nhất là thế hệ trẻ, có thể đến tham quan, tìm hiểu về những nhà văn, nhà hoạt động văn hóa tiêu biểu của quê hương. Với cách làm này, Trường Đại học Phú Yên sẽ trở thành một địa chỉ văn hóa nằm trong bản đồ du lịch, thu hút các du khách đến với tỉnh nhà.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tần Hoài Dạ Vũ – Người thầy mẫu mực đất Quảng
Tần Hoài Dạ Vũ – nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian…xin được gọi ông là nhà nào đây ạ? Tần Hoài Dạ Vũ cười hiền lành, đầy khiêm tốn: “Cứ gọi tôi nhà giáo là được rồi!”. Người tôi nói đến, đó chính là thầy giáo Nguyễn Văn Bổn (bút danh Tần Hoài Dạ Vũ).
Xem thêm
Văn truyện của Phạm Ngọc Dũ - Cảm xúc chân thành và đầy tính nhân văn
Trước khi khai thác về văn truyện của anh, tôi xin giới thiệu đôi dòng về nhà văn Phạm Ngọc Dũ: Phạm Ngọc Dũ sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi, hiện sống và viết tại tp HCM, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Anh hiện đang là chủ biên của Tạp san Sông Quê.
Xem thêm
Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào
Bài viết của nhà thơ Phố Giang, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
“NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023.
Xem thêm
‘Mười năm một quãng đường người xót xa’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập Thơ mười năm của Hoàng Đình Quang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Dòng ban mai trong thơ Trần Hùng
Tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Xem thêm
Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Xem thêm
Hành trình văn học Nga ở Việt Nam: Dòng chảy không đứt đoạn
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Xem thêm
Triết lý nhân sinh trong cảm thức thơ của Hoàng Vũ Thuật
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Xem thêm
Vàng của tâm hồn, vàng của văn chương
Bài viết của nhà văn Ngô Xuân Hội về nhà văn Nguyễn Trí
Xem thêm
Bùi Giáng - Người chưa bao giờ già
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Xem thêm
Từ khải ca họa mi đến thực mơ giữa đôi bờ chùa – chợ!...
Bài bình 2 bài thơ của doanh nhân - nhà thơ Trương Vạn Thành.
Xem thêm
“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Xem thêm
Người nữ và con đường tình yêu trong Đối thoại đêm
Đọc Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan, NXB Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Đào Phong Lan - hồn thơ vẫn mềm như cỏ
Tham luận của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc tại buổi ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”
Xem thêm
Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”
Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.
Xem thêm
Đào Phong Lan “không thể nói lời từ biệt” với thơ!
Bài viết của Bảo Gia đăng trên tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 98, ngày 02/11/2023.
Xem thêm
Đò đầy vơi, bến cũ chẳng quên người!
Bài viết của PGS.TS Ngô Minh Oanh về tập thơ Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan.
Xem thêm