TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Kết nối và đầu tư đúng mức nhằm góp phần quảng bá văn học nghệ thuật ra thế giới

Kết nối và đầu tư đúng mức nhằm góp phần quảng bá văn học nghệ thuật ra thế giới

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-28 18:21:29
mail facebook google pos stwis
1029 lượt xem

BÍCH NGÂN

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự kết nối. Kết nối là yếu tố trọng yếu cho thành công, thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là văn học nghệ thuật, trong đó có văn chương.

Sự kiện “Gặp gỡ văn chương Việt Nam - Hàn Quốc” trong tuần qua là kết quả cho những nỗ lực kết nối của Hội đồng văn học dịch thuộc Hội nhà văn TP.HCM mà TS, dịch giả Nguyễn Thị Hiền (hiện là Trưởng khoa Hàn Quốc học Đại học Văn Lang và là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường Đại học Hàn Quốc, làm Chủ tịch Hội đồng với Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc. Từ hiệu quả của sự kết nối, Ban tổ chức đã kết nối với Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc, một tổ chức văn hóa của chính phủ Hàn Quốc có bề dày hoạt động hơn 1/4 thế kỷ với quy mộ và chiến lược quảng bá văn học Hàn Quốc ra thế giới trong đó có Việt Nam mà độc giả Việt Nam được đọc nhiều tác phẩm văn học Hàn từ cổ đại cho đến hiện đại, với trường Đại học Văn Lang, Công ty sách Nhã Nam cùng Hội Nhà văn TP.HCM, phối hợp tổ chức.

“Gặp gỡ văn chương Việt- Hàn”, trước tiên là cuộc “gặp gỡ” giữa nhà văn của hai quốc gia, những nhà văn đều có những thành quả nhất định trong sáng tác văn chương: nhà văn Pyun Hye-Young, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và nhà văn Tiểu Quyên, được tổ chức trong một không gian nhỏ nhưng qua cuộc “gặp gỡ” lại tạo được một không gian mở với sự tham gia ý kiền của nhiều dịch giả, nhà văn, nhà báo, người nghiên cứu văn học và người làm công tác quảng bá văn học.

Phát biểu tại buổi “Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn”, TS, nhà thơ, dịch giả Lê Đăng Hoan (đến từ Hà Hội), không kể các sách về chuyên ngành, đến nay đã ông dịch hàng chục đầu sách là những tác phẩm văn học tiêu biểu, bao gồm nhiều tập thơ nổi tiếng của các nhà thơ Hàn Quốc như Han Youn Un, Kim Kwang- Kyu, Kim Young Rang, Jeong Ji-yong và một số tác phẩm là truyện vừa, tiểu thuyết nổi tiếng của Hàn Quốc; dịch giả Lê Đăng Hoan có so sánh: “Dịch tác phẩm văn học Hàn ra tiếng Việt và dịch tác phẩm văn học Việt ra tiếng Hàn có sự khác biệt: Dịch văn học Hàn thì dịch giả được tài trợ kinh phí, còn dịch văn học Việt ra tiếng Hàn thì dịch giả phải tự lo kinh phí”.

Chia sẻ trong buổi Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn, TS, dịch giả Nguyễn Thị Hiền cho biết, Hàn Quốc là một quốc gia châu Á có ngân sách cho việc dịch và giới thiệu văn học ra nước ngoài một cách bài bản và quy mô lớn. Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc (LTI Korea) trực thuộc Bộ văn hóa thông tin Hàn Quốc hoạt động theo chiến lược quảng bá văn học học ra thế giới của nhà nước với sự hỗ trợ của cả một hệ thống chính trị, kinh tế. Chỉ trong năm năm 2021, LTI Korea chi khoảng 1,8 tỉ won (1,5 triệu USD) cho các dịch giả, nhà xuất bản, các tổ chức/viện văn học. Họ cũng chi 1,6 tỉ won (1,3 triệu USD) cho việc dịch và xuất bản các tác phẩm của Hàn Quốc.

Tại buổi “gặp gỡ”, nói về mối quan hệ văn học giữa hai nước, nhà văn Pyun Hye-young cho biết, văn học Việt Nam đối với độc giả Hàn Quốc hầu như còn xa lạ, có rất ít người biết đến văn học Việt Nam, chính vì vậy, tôi rất kỳ vọng buổi giao lưu ngày hôm nay sẽ là bước khởi đầu để sau này chúng ta sẽ có nhiều cuộc giao lưu nữa thông qua gặp gỡ tác giả, dịch giả, người làm sách và giới thiệu sách để văn học hai nước được giới thiệu nhiều hơn cho độc giả của hai quốc gia.  

Buổi Gặp gỡ văn chương giữa nhà văn Việt Nam và nhà văn Hàn Quốc tuy được tổ chức trong khán phòng nhỏ kín chỗ ngồi mở ra một không gian mở, ngoài việc trao đổi về nghề, bàn về nguồn cảm hứng cũng như quá trình sáng tác các tác phẩm văn học, chúng tôi mong muốn góp phần tạo cơ hội cho hành trình quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại, có thể có những bước đi thuận lợi và tạo cơ hội cho những buổi giao lưu văn học quốc tế tiếp theo.

Và cũng từ những buổi kết nối văn chương và giao lưu văn hóa mang tính quốc tế như thế này, hy vọng hành trình đưa văn học Việt Nam đến với độc giả thế giới sẽ rút ngắn khoảng cách, bớt dần những khó khăn (thậm chí là bế tắc) nếu được sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ nhà nước cũng như các ban ngành liên quan, để những tác phẩm văn chương hay lan tỏa được giá trị nhân văn của nó và góp phần thực hiện sứ mệnh của những “đại sứ” văn hóa.

Sáng 20/7/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số Xuân 2025
Xem thêm
Bản sắc và nguồn cội
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Xuân 2025
Xem thêm
Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh - Một năm nhìn lại
Nguồn: Văn nghệ Công an số ngày 16/01/2025.
Xem thêm
Làm sao để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm