TIN TỨC

Đọc tập thơ ‘Mùa thu nắng khóc’ của Phạm Đức Mạnh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-07-15 11:14:35
mail facebook google pos stwis
1313 lượt xem

Châu Thạch

 Nhà thơ Phạm Đức Mạnh quê quán Xuân Trường, Nam Định, là một nhà thơ được ái mộ trên văn thi đàn, đã xuất bản 8 tập thơ.

Nhà thơ Phạm Đức Mạnh và tập thơ “Mùa Thu Nắng Khóc”

“Mùa thu nắng khóc” là một tựa đề hơi khó hiểu, bởi vì một năm nắng có 4 mùa, nắng mùa xuân thì tươi hồng, nắng mùa hè thì chói chang, nắng mùa thu dịu mát, chỉ có nắng mùa đông mới có thể gọi là nắng khóc vì bầu trời thiếu nắng, âm u. Vậy để hiểu vì sao tác giả lấy tựa đề tập thơ là “Mùa thu nắng khóc” thì ta phải đọc qua bài thơ “Mùa thu nắng khóc” in trong tập thơ này, bài thứ 40 trang 62:

Nâng niu làn gió

Hái đóa hương đồng

Cài lên mộ Mẹ

Thơm trời mênh mông

Mẹ nằm trong nhớ

Trái tim tình làng

Mùa thu nắng khóc

Thương chiều lang thang

Con xa quê mãi

Đời cũng bạc rồi

Đường trần nghiệt ngã

Đắng hồn mồ côi…

Cầm tập thơ trên tay, ở trang đầu, hàng chữ “Kính dâng Mẹ Cha tuyển thơ này: MÙA THU NẮNG KHÓC – Con trai Phạm Đức Mạnh” đã cho tôi một cảm mến tự nhiên đến trong tâm hồn. Đọc bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” lòng tôi thêm ngập tràn cảm xúc, bởi nhà thơ đã hư cấu tiếng khóc của ánh nắng mùa thu để gởi nỗi nhớ Mẹ của mình vào đó. Hôm qua tôi viết về bài “Màu Của Gió” thơ Như Không, hôm nay tôi viết về bài “Múa Thu Nắng Khóc” của Phạm Đức Mạnh, cả hai cụm từ đều khó hiểu nhưng đều đem dến cho tâm hồn tôi sự thăng hoa của một người thấy được ý thơ sâu xa bằng trực giác cúa mình.

Bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” chỉ có 3 khổ thơ nhỏ mọn, nhưng chỉ ngay ở khổ thơ đầu ta đã thấy mộ Mẹ nằm trên cánh đồng trăng thanh gió mát về đêm, hoa thơm cỏ lạ về ngày và bầu trời mênh mông vô tận như tình yêu của mẹ đã từng gởi cho đời: “Nâng niu làn gió/Hái đóa hương đồng/Cài lên mộ Mẹ/Thơm trời mênh mông”.

Rồi thi khổ thơ thứ hai “Mẹ nằm trong nhớ/ trái tim tình làng/Mùa thu nắng khóc/ thương chiều lang thang” cho ta nhận biết trái tim của Mẹ là trái tim nhân hậu mang đầy đủ hồn quê mộc mạc, hy sinh và yêu thương vô tận. “Mẹ nằm trong nhớ” không phải là mẹ nhớ mà là con nhớ mẹ, người thân nhớ mẹ, xóm làng nhớ mẹ, ngôi nhà thân yêu nhớ mẹ, mãnh vườn, lũy tre nhớ mẹ, cho đến “Mùa Thu Nắng Khóc” nghĩa là mùa thu cũng nhớ mẹ nên ánh nắng buồn như muốn khóc. Mùa thu thì nắng đẹp, cho nên mùa thu nắng có khóc thì cũng khóc dịu dàng êm ái như giọt lệ mỹ nhân. Bởi vậy tác giả cho nắng mùa thu khóc để thơ đầy thi vị của hương, của hoa và của gió trời.

Khổ thơ thứ 3 là lời tạ lỗi với mẹ của tác giả, người con ở xa ngàn dặm, đã từng như Trần Trung Đạo “Mười năm tóc mẹ màu tang trắng/ Trắng cả lòng con lúc nghĩ về” để rồi muốn “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” mà nào đâu đổi được! Nhà thơ Trần Trung Đao hạnh phúc hơn, còn nghe được tiếng mẹ để thốt lên “Tiếng ai như tiếng lá thu rơi”, còn nhà thơ Phạm Đức Mạnh thì xót xa hơn: “Con xa quê mãi/Đời cũng bạc rồi/Đường trần nghiệt ngã/Đắng hồn mồ côi…” nghĩa là chẳng bao giờ còn được nghe “Tiếng ai như tiếng lá thu rơi” như Trần Trung Đạo nứa.

“Mùa Thu Nắng Khóc”, môt bài thơ mang linh hồn của cả tập thơ, và cả tập thơ mở rộng chủ đề của “Mùa Thu Nắng Khóc”. Tập thơ gồm có 102 bài thơ trong đó nhiều bài thơ mang biết bao nỗi niềm, với biết bao tiếng nấc yêu quê hương, thương cha và nhớ mẹ.

Ta hãy đọc một khổ thơ nỗi niềm:

Nghẹn ngào uống cả thu say

Gạn từ cơn khát tháng ngày chờ mong

Nghiêng nghiêng trở giấc mơ hồng

Một thời vùng vẫy gãy dòng sông tương

(Nỗi Niềm)

Ta hãy đọc thêm một nỗi lo của tác giả, một nỗi lo làm cho trống rỗng cả không gian:

Nếu một mai mẹ đi… đi… đi mãi

Hoa hồng đổi màu, bông nào cho mẹ bao dung

Thế gian với con là khoảng trồn vô cùng…

(Nếu Mai Không Còn Mẹ)

Rồi ta hãy đọc không phải chỉ nắng khóc vì nhớ mẹ, mà cho đến thơ cũng đã dành nhà thơ để khóc:

Đêm đêm tôi ngồi nhớ mẹ

Tiếng lòng ướp ngọt sông quê

Sắc hương ngát thơm kỷ niệm

Lời ru dắt lối say về

Cầu làng thôi buồn hóa đá

Chuông tâm chùa lại ngân vang

Mùa chay hương sen thiền tịnh

Nam mô Phật đãi cả làng

Về quê ùa lên nhà mẹ

Lặng ngồi tước lệ sầu cay

Bốn mùa miên man gió hát

Cha cười gảy nhớ vàng bay

(Câu Thơ Dành Khóc)

Tôi nghĩ không cần viết chi thêm gì nữa, vì chỉ hai bài thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” và “Câu Thơ Dành Khóc” đã làm toát yếu được cho cả tập thơ. Cả tập thơ là tiếng thổn thức của người con lìa quê hương dài năm tháng. Tiếng thơ là tiếng khóc không u uất, không tràn lan giọt lệ, mà như tiếng nước mây đồng vọng, mà như tiếng gió trong nắng mùa thu. “Mùa Thu Nắng Khóc” có tiếng thơ như “tiếng lòng ướp ngọt sông quê”, như “Bốn mùa miên man gió hát”, để cho người đi xa nhớ “Sắc hương ngát thơ kỷ niệm” mà theo “Lời ru dắt lối say về”. Hãy đọc “Mùa Thu Nắng Khóc” của Phạm Đức Mạnh vì đó là “Lời ru dắt lối ta về” với song thân ta, với quê hương ta và với muôn vàn kỷ niệm mà ta nhớ ta thương.

C.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Miên man Xuân Lợi
(Đọc tập thơ Nghiêng phía miên man của Xuân Lợi, NXB Hội Nhà Văn, 2024)
Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm