TIN TỨC

Đôi điều về thi pháp trong thơ Nguyên Hùng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-09 23:35:39
mail facebook google pos stwis
450 lượt xem

LÊ ĐÌNH HÒA
(Nhân đọc “108 đoản khúc thơ”)    

Một tác phẩm văn chương được xem là một tòa kiến trúc nghệ thuật. Bàn về thi pháp học là tìm cái đẹp, cái độc đáo… trong cấu trúc nghệ thuật văn chương.

Với “108 đoản khúc thơ”, Nguyên Hùng đã tạo dựng từ cảm xúc của mình được tích tụ ở nhiều góc độ khác nhau. Cái “tôi” đang tìm cho anh một chỗ đứng trong thơ. Thi pháp học có nhiều điều. Nhưng trước tiên ta cùng xem về thi pháp thể loại vì nó chi phối các thi pháp khác. Thơ bốn câu lời ít ý nhiều, sâu xa, có khi gây bất ngờ cho cảm xúc người đọc, đang được Nguyên Hùng dàn dựng. Thơ anh có những câu kết khó đoán trước, có bài ta phải suy ngẫm mới thấy cái hay, cái lạ của tứ thơ. “Thiên hạ đua nhau lùng số đẹp/Từ số xe số điện thoại số nhà/Ta dễ tính gặp số nào cũng duyệt”. Đọc đến câu thứ ba này tưởng như đã bắt gặp ý tưởng của thơ. Nhưng câu cuối: “Nên trời đì bắt số đào hoa. Cái lạ, cái bất ngờ ở câu cuối tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Khi thơ anh kể chuyện câu cá: “Buông câu anh đứng em ngồi/Dăm con cá nhỏ đủ cười ngả nghiêng/Niềm vui chung bến chung thuyền/Hồn nhiên giản dị, bạc tiền khó mua. Hồn bài thơ ở câu thứ ba. Chuyện câu cá đã tự nó chuyển hóa thành niềm vui vì mối tình chung thủy. (Câu cá - tr.36). Thơ bốn câu của Nguyên Hùng thường chia hai vế, ít khi một chiều thuận mà hay gây trái ngược để tạo bất ngờ cho cảm xúc. Thơ bốn câu đòi hỏi phải có cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, súc tích mà gợi cảm đột biến. Nhà thơ đã thành công trong suốt tập thơ bốn câu.

Ta tiếp tục đì tìm thi pháp không gian và thời gian trong “108 đoản khúc thơ”. Anh chịu khó “bươn chải” nhiều nơi. Mỗi địa danh anh đến đều mang về cho anh những cảm xúc ấn tượng.

Khác với tầm nhìn thơ xưa không từ trực cảm mà từ tâm thức và ý tưởng. Ta cùng đọc bài “Khi ta làm thơ” (tr.9): “Khi ta uống uống rượu cùng trăng/Ngoài kia người lính gồng căng hết mình/Khi ta ngồi viết thơ tình/Ngoài kia biển cháy thái bình lâm nguy”. Đó là nỗi trăn trở của anh là nhà thơ với Tổ quốc, được coi là ý tưởng chủ đề khi cầm bút. Đến Móng Cái nơi địa đầu Tổ quốc… “Lẽ nào cam chịu để người nhăm nhe”. (Móng Cái – tr.34)

Có khi xuyên biên giới đến Vạn Lý Trường thành cũng vậy. Khi mọi người đua nhau làm hảo hán, riêng anh “Tôi muốn lên cao nhận sóng từ xa. “Sóng” là một ẩn ý.

Cũng như các nhà thơ luôn lấy thiên nhiên làm không gian tâm trạng, Nguyên Hùng đã thả hồn mình vào trăng, gió, mây, mưa, đồi cao, suối thẳm, miền xuôi, miền ngược cho đến biển cả mênh mông, sóng bạc rì rào… Nhưng luôn đau đáu về miền Trung hàng năm phải “Oằn vai gánh chịu bất công của trời”. Khi thăm lại chiến trường xưa thì “Ngược thời lửa đạn tìm nhau những ngày. Đến thăm nghĩa trang Trường Sơn: “Bao nỗi niềm bia đá cũng rưng rưng. Chi tiết nhân hóa này chưa thấy bao giờ! Sự liên kết trong thi pháp không gian và thời gian tạo nên hình tượng hài hòa đậm chất thơ. Song có những bài giữa không gian, thời gian vật lý lại có khi ngược lại với không gian, thời gian tâm lý. Nhờ đó mà gây bất ngờ tứ thơ:

“Ngày tẻ nhạt dù vang bao câu hát/Đêm ồn ào không xua nổi cô đơn (Ngậm ngùi – tr.63);

“Mê mải phố để vầng trăng đi lạc/Đến bạc đầu còn tiếc nuối ăn năn (Lơ đãng –tr.24).

Có những bài nghe như kể chuyện theo motip thơ trình diễn – tân hình thức mà rất thơ: “Đôi khi chợt ước vu vơ/Được làm nụ súng hé chờ giọt sương/Đôi khi ghen cả cánh chuồn/Nhởn nhơ tìm bạn không buồn không lo/Đôi khi lỡ một chuyến đò/Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông/Đôi khi lỡ chạm gai hồng/Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan (Đôi khi – tr.18). Chuyện “ước, ghen, lỡ” quá đơn giản mà ý lại sâu xa cho người thưởng thực. Có những cảm xúc mang sắc thái trữ tình, lãng mạn nghe sao mà êm dịu, quyến rũ. “Mỗi lần đến với Hà Tiên/Ngấm thêm hương vị của miền biển Tây/Mặt trời ôm biển trọn ngày/ Chiều còn ngụp lặn đắm say đêm dài. Bốn câu mà thành một bức tranh thiên nhiên với không gian và thời gian mơ mộng cho thơ (Hà Tiên – tr.35). Một bài thơ là một cấu trúc nghệ thuật. Cấu trúc cho thơ hay phải từ cấu trúc ngôn từ. Nhà nghiên cứu văn học, Phó giáo sư Phan Ngọc từng phát biểu nghe lạ tai mà sát thực: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản”.

Trong tiến trình lắp ghép ngôn từ để có hình tượng nghệ thuật, thơ Nguyên Hùng như đã bắt gặp Bachelara: “Tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng để giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức”. Suốt “108 đoản khúc thơ” ta đều cảm nhận thơ anh đã tỏa sáng ở nhiều đề tài. Bốn câu mà cảm giác như khi ta đọc một truyện ngắn hay. Trí tưởng của anh như thấm vào người đọc nhờ sự sáng tạo trong tạo dựng hình tượng. 


Thầy giáo Lê Đình Hòa

Bài thơ “Mặt trời – tr.26: “Khi hãy còn tỏa nắng/Trông cau có, mặt nhăn/Cuối chiều giờ sắp lặn/Bỗng dịu hiền làm trăng”. Chỉ ba từ “Cau có, mặt nhăn, dịu hiền mà tạo thành hai hình ảnh đối lập: Mặt trời khác hẳn mặt trăng. Nhưng bỗng nhiên mặt trời lại biến thành mặt trăng do trí tưởng nhà thơ mà có, mà ai trông cũng thấy vậy dù chỉ là cảm giác. Tình yêu xưa nay là cảm hứng cho mọi con người, không chỉ cho các nhà thơ. Trong trào lưu thơ mới trước 1945 đã một thời dài dậy sóng thơ tình. Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Hồn thơ vang vọng song cũng một thời để nhớ. Dù đã cách tân nhưng vẫn pha màu truyền thống cổ điển. Thơ tình yêu của Nguyên Hùng mang màu sắc cách tân, hiện đại. Lời thơ gọn, không rủ rê mà say đắm. Cái say đắm có lúc như nói “liều” mà lại rất nhân văn, thương chứ không trách quá lời. Có nhiều bài cùng ý tưởng nhưng kết cấu nghệ thuật khác nhau. Đọc “Sóng ngầm” (tr.23): “Biển đẹp nhường này, em trốn đâu/Gọi em khản cả tiếng còi tàu/Phải em hóa sóng ngầm đáy biển/Bất chợt xô anh đến bạc đầu. Đứng trước biển người ta thì có người yêu bên cạnh, còn anh trơ trọi nên càng nhớ người yêu. Đó là hiện thực. Nhưng có thật “Gọi em khản cả tiếng còi tàu? Từ tâm lý chờ mong quá đỗi, mất hy vọng nên thả một vần thờ như “nói liều” cho đỡ cơn nhớ. “Phải em hóa sóng ngầm đáy biển rồi “Bất chợt xô anh đến bạc đầu”. Chỉ mấy từ: Biển đẹp, trốn, gọi khản tiếng, sóng ngầm, xô mà tạo nên tứ thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn trong siêu thực. Khi đọc những bài này người ta sẽ liên tưởng “Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. Nhiều bài đã xây dựng  ấn tượng như vậy.  Nhà văn học Nga Leonit Leonop viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Đọc xong “108 đoản khúc thơ” ta cảm nhận như tác giả đang xây dựng một thể thơ khám phá vào hiện thực nên nhiều bài được vận dụng tu từ ẩn dụ, so sánh, đối lập mà đồng nhất… và có dấu hiệu của chủ nghĩa hình tượng tạo dáng thơ có chiều sâu và tiềm ẩn. Tiềm ẩn để gây bất ngờ. Ta hãy cùng đọc những “Biển cạn”- tr.20, “Lơ đãng“ – tr.24,  “Hoàng hôn” – tr.27, “Ngực đêm” – tr.28, “Lỡ” – tr.42, “Vô tình” – tr. 64, “Em và rượu” – tr.83…

Nhà thơ Nguyên Hùng đang độ nhạy cảm để tạo cho mình một chỗ đứng riêng thực thụ. Và ngày nào đó sẽ có được một nhà thơ mang phong cách thơ Nguyên Hùng.

Trên hai mươi năm với Thơ, anh đã cho ra đời "sáu đứa con” tinh thần đáng giá. Đến thời điểm này, anh đã có trên 90 ca khúc phổ thơ với nhiều ca khúc được các đài truyền hình trung ương và địa phương phát sóng. Trong số đó, có tác phẩm được bình chọn là một trong những ca khúc phổ thơ yêu thích của VTV3, nhiều ca khúc được các ca sĩ chọn biểu diễn và đưa vào albums. Thơ anh cũng được VOH và một số kênh truyền hình chọn giới thiệu.

Nguyên Hùng, một tiến sĩ công trình thủy nghỉ hưu đang sung sức cho thơ. Có người đọc thơ anh nói đùa: Giá như có cái học vị “Tiến sĩ Thơ” thì ông này cum rồi. Anh có bài thơ tự bạch:“Trót rồi duyên nợ thơ ca/Cũng nên biết, ấy chỉ là cuộc chơi /Thi nhân đích thực mấy người/Có thơ bay vút lên trời mấy ai?” (Trót – tr.89). Không phải vậy vì anh là người khiêm tốn. Xin mời cùng đọc mấy câu thơ: “Mỗi nhà văn một tiếng chuông/ Bổng trầm trong đục vui buồn rung lên/Xin đừng vô cảm lặng im / Kẻo làm gió giận nhấn chìm thuyền văn” (Chuông gió – tr.109).   

TP Hồ Chí Minh 30-4-2021

.

Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 09, ngày 20/01/2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm