TIN TỨC
  • Truyện
  • Hoa hồng luôn dành cho em – Truyện ngắn Trần Kim Lợi

Hoa hồng luôn dành cho em – Truyện ngắn Trần Kim Lợi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
593 lượt xem

 Đăng Khương gia cảnh thuộc hàng khá giả, nói năng điềm đạm, nhân hậu. Khương và Xuyến Chi yêu nhau từ lúc còn học cấp 3. Cả hai có chí cầu tiến, cùng nhau mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”. Ngày vui cũng đến, khi vừa tổ chức lễ hỏi ít lâu thì ông Vĩnh, ba Chi bị bệnh nặng qua đời.

Lúc ấy, gia đình Xuyến Chi đã phá sản, ba mẹ cô cũng ly thân nhưng Chi chỉ kể cho Khương nghe một nửa sự thật, còn chuyện gia đình bế tắc, lâm cảnh nợ nần, kiện tụng thì cô chưa đủ can đảm nói hết ra, cho đến khi ông Vĩnh mất thì mọi chuyện mới vỡ lở. Gia đình Khương vốn mê tín dị đoan và coi trọng danh giá. “Điểm vàng” duy nhất giúp Chi làm vợ Khương là cô có năng lực, lương bổng cao hơn Khương và dù không thích nhân cách của mẹ Chi (bà Lan) vì bà lập gia đình mới, khi chưa dứt khoát với chồng cũ nhưng bà Nga – ông Minh (ba mẹ Khương) vẫn quý ông Vĩnh, một mình nuôi 3 chị em Chi ăn học đàng hoàng. Chi may mắn luôn có Khương là chỗ dựa vững chắc.

– Giờ anh đã biết rõ gia cảnh của em rồi, chỉ là “cái vỏ bọc” thôi. Tùy anh quyết định, em không trách anh đâu.

Khương lặng người một chút, Chi khá hồi hộp chờ câu trả lời của chồng sắp cưới như bị cáo đang chờ phán quyết của tòa. Bất giác, Khương nắm tay Chi:

– Em còn yêu không?

– Anh… “hỏi khó” em làm gì?

– Vậy thì được rồi. Anh cần em thôi. Gia cảnh chẳng là gì hết.

Mãn tang ba, Chi lên xe hoa. Ngoài ba mẹ chồng, còn có em chồng (Mai) và bà ngoại chồng (bà Bình). Ông Minh thương con dâu như con gái; lắm lúc Mai cũng ganh tị. Bà Nga vốn là người phụ nữ miền quê chính gốc: đảm đang, nấu ăn ngon, việc gì cũng không thể làm khó bà, trừ việc của đàn ông. Chi thì trái ngược hoàn toàn, chỉ giỏi việc xã hội, lại không được xởi lởi, “nghĩ sao nói vậy, người ơi!” Làm bà Nga không vừa ý. Vợ chồng Khương tất bật với công việc, một tay mẹ Khương trông nom cháu nội. Bà trò chuyện với Chi:

– Mày thấy mẹ cực không con? Nét mặt bà vui vẻ, gần gũi.

– Dạ không ạ. Con thấy nhiều người muốn được như mẹ mà hổng được. Con dâu nói tỉnh rụi.

– ….

Bà Nga chỉ biết thở dài, đi vào phòng để Chi tần ngần với mớ đồ ăn chuẩn bị nấu bữa cơm chiều. Dường như biết mình hớ, Chi xịu mặt, nhìn con cá nằm trong bồn: “Chết thiệt!” Bé Bin đang chơi gần đó, reo lên “Ba về, ba về kìa mẹ!”

Khương xắn tay áo làm cá giúp vợ. Bà Nga đi ngang, thở dài, nhíu mày. Khương “thuộc bài” nên an ủi Chi vài câu để cô bớt căng thẳng: “Tánh mẹ hay hờn vậy, xíu em vào nói vài câu là được à. Có anh đây.” Chi tựa vai chồng, an lòng.

Biến cố lớn lại ập tới với gia đình Xuyến Chi, khi bà Lan bị đột quỵ. Gánh nặng trên vai cô nặng thêm; bà Nga cũng bắt đầu ngao ngán khi thấy con dâu “chăm bẵm” gia đình bên ngoại:

– Xin phép mẹ cho con đưa cháu về ngoại chơi. Chi nói.
Khương tiếp lời:

– Ba đưa mẹ đi ha.

Bà Nga mặt hầm hầm, gằng giọng:

– Tôi không dám cản, nhưng tôi không muốn cháu tôi về nơi bệnh hoạn, hôi hám!

– Kìa mẹ! Khương bênh vợ.

– Sao? Bà già này vừa nói vài câu, mày sợ vợ mày buồn rồi. Trong mắt con, giờ mẹ không còn “trọng lượng” nữa phải không?

– Con không có ý đó, nhưng mẹ vợ con có muốn vậy đâu. Sao mẹ nặng lời vậy?

– Được, vậy thì tụi bay cút đi! Để thằng Bin lại.

– Nó là con của con, mẹ vô lý quá!

Chi chỉ biết khóc, ông Minh vừa về, khoác tay ra hiệu cho con ẫm cháu về ngoại. Bà Nga tức tối.

Dỗ con ngủ xong, Chi dịu dàng:

– Anh vì em mà cãi với mẹ, em và mẹ càng khó dung hòa.

Khương kéo Chi vào lòng, vuốt tóc nàng:

– Anh biết chứ. Nhưng dù cho mẹ kỳ thị một người khác, anh cũng khó đồng tình.

– ….

Kể từ hôm đó, ba chồng Chi cho phép con dâu về nhà mẹ ruột nhiều hơn. Xui xẻo! Chi bị nhiễm Covid, cả nhà chồng đều bị lây. Mẹ chồng cô, lại “lời nặng, tiếng nhẹ”, bà nói Chi lừa đảo cả nhà bà, cưới cô về là cả một nỗi ô nhục,…. Dù thương vợ, Khương cũng không thể kiên nhẫn mãi và phủ nhận lời phán xét của mẹ. “Chăn gối” lạnh lùng, mặc cho bao lần Chi “chủ động”. Khương luôn tìm cách né tránh.

Khương vụng trộm và có con riêng. Đặt tờ giấy ly hôn trên bàn, Chi nói:

– Chúng ta kết thúc nhé. Dù yêu anh nhiều và em cũng làm anh tổn thương. Thời gian qua, đã có quá nhiều biến cố, quá sức chịu đựng của em….

– Chỉ mình em đau thôi sao? Em có nghĩ cho anh một lần nào chưa? Anh không ly hôn!

– Giờ em phải làm sao? Chịu kiếp “chồng chung”?

– Không! Anh sẽ dứt khoát với Ngọc. Chỉ cần em tha thứ, anh sẽ đón con về sống với chúng ta.

– Em không thể.

Chi kéo vali và dắt bé Bin đi; để mặc Khương tần ngần, ân hận và nuối tiếc.

Bà Nga “nẹc” cho con trai một trận, vì để con dâu dắt cháu nội đích tôn đi. Khương chỉ biết “vò đầu, bứt tóc”, nổi khùng trước lời la rầy của mẹ.

– Con qua đón cu Bin về cho mẹ. Mẹ không muốn nó bị nhiễm “thứ rác rưởi, tanh hôi!”

– Kìa mẹ! Cô ấy có lỗi gì, mà mẹ nặng lời vậy?

Ông Minh và bà Bình (mẹ bà Nga), tiếp lời Khương:

– Bà nói năng lựa lời một chút. Tôi còn nghe “không lọt tai”!

– Chồng con nói đúng. Con từng làm dâu, bây giờ con lại là mẹ chồng. Sao mà ăn nói hồ đồ quá?

– Sao mẹ lại nói con như vậy? Bà Nga phản ứng lại lời mẹ, rồi rắm rứt đi lên phòng.

Xuyến Chi đưa bà Lan về một vùng ngoại ô sinh sống, cô kiên trì đưa mẹ đi châm cứu, tập vật lý trị liệu: mẹ cô dần hồi phục giọng nói, nhưng vẫn phải di chuyển bằng xe khung. Chi trở thành “cô nuôi dạy trẻ” ở vùng cao (Đà Lạt). Cô mở lớp dạy chữ cho trẻ con và xóa mù chữ cho người lớn.

Lớp học vang vang tiếng đọc “i, tờ”: “a, cờ a ca; b, bờ ê bê hỏi bể,…” cùng với tiếng cười, nói rôm rả của thầy và trò.

Bầu trời “xứ sở ngàn hoa” luôn dịu mát, nắng ban trưa mà như nắng sớm thu – đông của tp Hồ Chí Minh. Hoa cẩm tú cầu, tulip, cát tường… thi nhau khoe sắc. Mân mê từng cánh hoa cát tường, Xuyến Chi mím môi cười, rồi chợt buồn khi hoài niệm về ngày đầu yêu nhau của cô và Đăng Khương:

– Tặng em. Khương dí dỏm; theo sau là lời tỏ tình kiêm cầu hôn.

– Tỏ tình người ta chọn hoa hồng chứ ai chọn hoa cát tường; lại nữa tỏ tình thì ra tỏ tình, cầu hôn thì ra cầu hôn. Anh “tính toán” ghê! Chi giả vờ nghiêm mặt.

– Ừ… thì… anh thấy em thích cát tường… anh xin lỗi. Khương gãi đầu, lúng túng; làm Chi cười ngặt nghẽo.

Tình yêu từ đó mà ngày thêm đậm sâu. Mắt Chi ươn ướt khi nhớ về ngày ấy. Tiếng Minh Khoa, em thứ của Chi ơi ới: “Chị hai, em lên thăm chị nà”. – “Thằng quỷ! Làm chị giật mình à”. Khoa cười khì, hỏi Chi:

– Chị lại nhớ “ông nội” kia hả?

– Haiz! Có lẽ… Chị không trách anh ấy, vì gia đình mình… anh ấy đã quá kiên nhẫn và phi thường rồi.

– Em tôn trọng chuyện riêng của chị. Nhưng nếu là em, em sẽ bảo vệ vợ con mình tới cùng. Vì chuyện gia đình mình, đâu phải lỗi của chị?

Chi vỗ vai Khoa, hỏi thăm cậu em út (Chánh Khiêm):

Khiêm vẫn chụp ảnh cưới ở studio hả em?

– Đúng rồi chị. Cái thằng suốt ngày chỉ có con bồ và công việc. Em rủ nó lên thăm mẹ và chị “n lần” rồi.

– Thôi kệ, mày nói nó chứ còn mày với bé Thy “như sam” thì sao? Hì hì.

– Chị… thiệt là… Khoa gãi đầu, mắc cỡ.

Bà Lan nghe tiếng con trai, nét mặt vui hẳn. Bà đẩy xe khung, tiến gần lại tủ lạnh, giọng đớt đớt:

– “Thịt à”, “nước nhọt” (thịt gà, nước ngọt)

– Chút con ăn. Khoa lễ phép.

Chi xúc động khi thấy mẹ dù bệnh vẫn dành cho các con tình thương vô bờ. Bà Lan hỏi thăm con trai út:

– Thằng “iêm” đi àm hả? (thằng Khiêm đi làm hả?)

– Haiz! Khoa thở dài, Chi vỗ vai em, động viên mẹ.
Hai chị em dọn thức ăn ra dĩa, mời mẹ ăn cùng, cu Bin chơi loanh quanh gần đó.

– Cho mẹ cái đùi gà nha! Chi trìu mến, gắp vào chén cho mẹ; bà Lan xua tay, nhường cho con và cháu ngoại.

– Trời, mẹ cứ ăn cho khỏe, còn thằng Bin thì nó cầm trên tay một cái đùi gà rồi. Khoa vừa đẩy xe chơi với cháu, vừa cười, nói.

– Con chào mẹ.

– …

Không khí vui vẻ, bỗng chùng xuống khi Khương xuất hiện. Mọi người “đứng hình” nhưng với Chi thì nó vừa là sự ngỡ ngàng đến lặng người; cô làm đổ cả ly nước ngọt ra sàn nhà. Chỉ có cu Bin là nhanh nhẩu và vô tư nhất, cậu bé sà vào lòng Khương:

– Ba, ba! Con nhớ ba!

– Anh ngồi chơi, em đưa mẹ vào nghỉ. Khoa lịch sự nhưng vẫn không giấu được vẻ xa cách với anh rể.

– Ờ… ờ… anh cám ơn. Khương ngại.

Cu Bin rối rít:

– Con thỏ ba mua cho con đẹp giống y chang con thỏ mẹ mua hôm trước luôn!

Và thằng bé huyên thuyên, Chi nhẹ nhàng với con: “Chú thỏ đẹp quá, con ra sân chơi đi, để ba mẹ nói chuyện”.

– Ba mẹ vẫn khỏe hả anh? Còn…

– Ba mẹ vẫn khỏe. Anh và Ngọc cũng chia tay, đứa bé đã mất vì xuất huyết não.

– Haiz! Em cũng không biết động viên anh thế nào. Số phận, anh à.

– Có lẽ…. Còn em thì sao?

– Hì. Thì như anh thấy. Sau khi dắt con ra đi, em cùng mẹ lên đây và trở thành cô giáo, người trồng hoa. Em nhận ra hạnh phúc thật gần: no cơm, ấm áo là được, chỉ cần con và người thân của chúng ta bình an là em mãn nguyện.

– “Chúng ta”, bao nhiêu năm rồi mà em vẫn giữ cách nói này?

– À,… thì….

Sự “để ý” của Khương, làm Chi lúng túng, ngượng ngùng, cô quay mặt đi. Kể từ hôm đó, Khương có cớ ghé thăm con nhiều hơn. Dù không nói rõ được từng từ nhưng bà Lan luôn tìm cách cho con gái nối lại tình xưa. Vì bà hiểu cả Chi và Khương vẫn còn nặng lòng với nhau.

Ngày giỗ ông ngoại của Khương, cả nhà loay hoay trưng bông, trái cây, nấu ăn. Bà ngoại Khương chỉ đạo con cháu chu toàn mọi việc trong, ngoài. Bà Bình thắp hương cho chồng, khấn vái sự bình yên cho cả nhà. Bà Bình thở dài, nhớ cháu dâu, cháu cố: “Đông đủ vầy mà lại thiếu mẹ con cu Bin”; bà đưa tay tháo cặp kính lão, chặm nước mắt. Tuyết Mai (em gái Khương) đứng cạnh, vỗ vai an ủi bà ngoại. Vợ chồng bà Nga và cả Khương nhìn nhau, buồn bã.

– Ba! Tiếng cu Bin lảnh lót, Khương bế con, nhìn Chi xúc động.

– Con chào cả nhà. Con dắt bé Bin về thắp hương cho ông bà.

– À…ờ, vào đây con. Nét mặt bà Bình vui hẳn lên.

– Chị đưa đây, em sắp trái cây ra dĩa cho. Tuyết Mai đon đả.

– Ờ…, ờ… chị sui khỏe nhiều rồi hả con? Bà Nga ngần ngại.

– Dạ. Mẹ con khỏe ạ.

Ông Minh vui ra mặt, ông theo cha con Khương ra vườn hái mận, xoài cho cháu nội, cu Bin khoái chí, nói chuyện không ngớt.

– Ưm, cháu cưng! Con thích không? Ông Minh tân tiêu cháu.

– Dạ thích.

– Vậy mai mốt con về nội chơi nữa nghen. Khà khà. Ông Minh cười hào sảng.

Bin quay sang ba:

– Ba có thương con hông?

– Thương chứ.
– Còn mẹ, ba có thương mẹ hông?

Khương hơi khựng, ngồi thấp xuống, ôm con, khe khẽ:

– Có. Ba thương mẹ nhiều lắm.

– A! Vui quá!

– Con mời ba vào dùng cơm.

– Bin, vào ăn cơm con.

Giọng Chi nhẹ nhàng, ấm áp.

– Ừ. Cả nhà mình vô ăn cơm. Ba vui quá! Ông Minh bế cháu, Chi và Khương theo sau.

Chẳng biết từ bao giờ, “tay đan vào tay”, cả nhà nhìn nhau, cười lớn, làm Khương và Chi mắc cỡ.

“Trời quang, mây tạnh”, Khương và Chi tiếp tục nắm tay nhau tiếp nối con đường hạnh phúc. Chi mang thai bé gái, Khương xoa bụng vợ và trao cho nàng những lời “có cánh”, làm cô bị cả nhà trêu ghẹo.

– Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. Anh sẽ không buông tay em một lần nào nữa.

– Anh còn phải “chịu trách nhiệm” với em dài dài nha.

– Chịu trách nhiệm? Khương nháy mắt.

– Thì… chịu trách nhiệm vụ này nè. Chi chỉ bụng bầu rồi cười lớn.
Hai vợ chồng đang vui thì Chi la oai oải. Bà Nga cuống cuồng xách giỏ quần áo cùng con trai đưa con dâu đi sanh.

Mẹ con Chi cứng cáp, cả nhà Khương có một chuyến nghỉ dưỡng và thăm mẹ vợ trên Đà Lạt.

Hạnh phúc sẽ đến khi ta biết vun đắp, trân trọng. Có trân trọng ắt có bao dung, chỉ cần yêu thương và thấu hiểu thì sóng gió nào cũng có thể vượt qua.

T.K.L

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm