TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa

Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-19 16:50:37
mail facebook google pos stwis
1381 lượt xem

HỒ SĨ BÌNH

Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng  đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy "nhẹ nhàng, hãnh diện".

1. Ở tuổi 77, tác giả Tần Hoài Dạ Vũ (Nguyễn Văn Bổn) đã xuất bản 29 đầu sách, gồm nhiều thể loại văn xuô như tản văn, bút ký, nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian… Còn về thơ Tần Hoài Dạ Vũ, tôi đọc mấy chục năm nay, nhất là mảng thơ tình. Thật lạ lùng, dằng dặc một đời, thơ tình của anh vẫn là một tình yêu say đắm mê mải, cảm xúc từ đâu mà được nuôi dưỡng đầy tràn như thế….

Lần này, tập ký sự Long lanh một dải sông Hàn (NXB Hội Nhà văn 2023) để lại một dấu ấn riêng. Đây không chỉ là những ghi chép hiện thực đơn thuần mà lại xen lẫn một lối viết khảo cứu dưới một góc nhìn văn hóa, tổng hợp, phong phú với những nguồn thư tịch cổ, tư liệu mới để xâu chuỗi những sự kiện lịch sử, văn hóa thành phố bên sông Hàn một cách liền lạc, hấp dẫn.


Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ

Tác giả còn cho thấy khả năng của một người viết ký sự. Từ những đề tài không mới, tác giả đã biết khám phá, phát hiện chi tiết mới lạ đẩy cho những trang viết của mình mở ra những không gian mênh mang, sâu thẳm hơn. Long lanh một dải sông Hàn được viết bằng ngôn ngữ rất thơ, trữ tình xen lẫn những tâm tình của tác giả như luôn thầm thỉ với bạn đọc.

Điều đáng ghi nhận là thái độ, tầm nhìn, tư duy, là nỗi đau đáu, ẩn ức của người viết nặng tính chất tâm thức văn hóa, được chuyển tải xuyên suốt trong tập sách. Ở đâu cũng in đậm một tấm lòng tâm huyết, ý thức văn hóa của tác giả trước sự bùng nổ của nền công nghệ hiện đại: dù thành phố có phát triển đến đâu, nếu mất đi văn hóa, không giữ gìn được văn hóa dân tộc thì sẽ mất tất cả. Những công trình cơ sở vật chất có thể phá bỏ để dựng lại nhưng văn hóa truyền thống đã mất thì sẽ không bao giờ lấy lại được.

Tác giả cũng nhắc đến một khái niệm thể hiện cái tính chất của văn hóa Việt Nam - một nền văn đầy lòng bao dung, nhân ái, đạo lý, tình yêu cuộc sống… được chứng nghiệm làm căn tính suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Một đô thị mà cứ mãi chạy theo mục đích phát triển kinh tế, không lấy văn hóa làm nền tảng sẽ là một mối nguy hại vô cùng. Vì thế những ký sự của Long lanh một dải sông Hàn luôn mang tính cảnh báo những nguy cơ sẽ gặp phải. Tác giả đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần những cụm từ như: tâm thức văn hóa, tư duy văn hóa biển, văn hóa sông biển, các nền văn hóa của nhân loại, văn hóa nước, văn hóa Việt, tâm thức biển đảo…

Rõ ràng, tâm thức văn hóa đã trở thành "cơ sở" lý luận cho mọi công trình khảo cứu và cũng là nguồn cảm hứng, nỗi ám ảnh suốt cả đời văn Tần Hoài Dạ Vũ.

2. Bài ký sự mở đầu cho tập sách là Đà Nẵng thành phố tôi yêu mang tính khái quát tổng thể về một thành phố bên sông Hàn trong suốt quá trình lịch sử từ xưa đến nay, sự hình thành của văn hóa truyền thống, lịch sử, địa lý, con người, đời sống xã hội…

Thiên nhiên ưu đãi, núi non bao quanh (Phước Tượng, Ngũ Hành Sơn, Non Nước, núi Bà Nà, Núi Chúa); có công viên văn hóa tâm linh, sông Hàn chảy giữa thành phố, sông Cổ Cò, sông Trường Định; có biển Đà Nẵng; có Hoàng Sa; có những di tích lịch sử như cổ viện Chàm, thành Điện Hải, đình làng Hai Châu… Và từ ngọn nguồn dân gian, thần thoại, truyền thuyết suy nguyên về sự hình thành của 5 ngọn núi, rồng vàng đẻ trứng, bãi cát Tiên Sa… Tất cả hòa quyện hun đúc khí chất cho người Đà Nẵng để hình thành một tâm thế mới trong thời đại mới: Đất và người Đà Nẵng hôm nay đều tập trung hướng ra biển, hòa nhập với biển và thế giới bên ngoài cùng với ý thức bảo vệ biển đảo quyết liệt.

Trong mọi cuộc chiến trên vùng đất này, người bản xứ đều thể hiện "tính cách kiên cường, thích mạo hiểm, xông pha đi đầu diệt giặc". Pháp và Mỹ đều chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên để đổ bộ, bắt đầu cho một cuộc chiến tranh xâm lược của họ. Lịch sử đã chọn Đà Nẵng trong một tư thế mấy trăm năm đứng án ngữ nơi cửa sông, cửa biển. Như được thân phụ trao một thanh gươm lưu truyền, người Đà Nẵng chưa hề từ nhiệm. Rồi trong thời hòa bình, người Đà Nẵng thể hiện một "tinh thần nhân ái, tôn trọng con người, dấn thân, đổi mới, khởi nghiệp, hội nhập…"

 

Thành phố luôn "hướng ra biển" với những đặc trưng của "nền văn hóa sông biển" cũng là nguồn gốc hình thành và phát triển của dân tộc. Ngày nay trên tinh thần đó, theo tác giả, Đà Nẵng đã "xây dựng nhanh chóng, vững vàng, đầy tinh thần sáng tạo để hướng ra biển" "trong tâm thế muốn kéo thế giới đa cực lại với mình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa, du lịch", trở thành "điểm đến lý tưởng trên thế giới". Ngày nay những công trình thế kỷ như cầu Rồng, khu du lịch Bà Nà, Inter Continental Đa Nang, vòng đu quay Sun Wheel, những lễ hội hương mục, cầu ngư … đều nặng tính chất văn hóa biển.

Tập ký sự có sức hút, sức hấp dẫn không chỉ với người Đà Nẵng đang sống tại đây, mà cả với những người xa quê hay những du khách tìm về Đà Nẵng - nhất là khi tác giả đã chọn cho sách một kích cỡ nhỏ như một "guide book" để dành cho khách du lịch.

Long lanh một dải sông Hàn gồm 16 ký sự viết về thành phố bên sông Hàn như: Sơn Trà xanh biếc, Lễ rước mục đồng, Lễ hội Quan Thế Âm, Giếng Chăm, Làng, đình làng và lễ hội đầu Xuân, Hội Chùa, Rượu Hồng Đào, Giọng nói quê hương…

Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm