TIN TỨC

Nghệ sĩ, nghệ nhân hân hoan tham dự lễ trao Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-07-23 10:53:24
mail facebook google pos stwis
678 lượt xem

Sáng 23-7, rất đông văn nghệ sĩ, các nghệ nhân của nhiều bộ môn nghệ thuật dân tộc đã đến tham dự lễ trao "Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê" tại Nhà hát TP HCM.

Đến tham dự sự kiện này có các lãnh đạo: ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM.

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM, tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng lễ trao "Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê" sáng ngày 23-7

Giáo sư - Tiến sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê được xem là một thư viện sống, một bách khoa thư sống về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Sáu năm sau khi GS-TS Trần Văn Khê qua đời, Quỹ học bổng mang tên Trần Văn Khê đã được thành lập theo Quyết định cấp Giấy phép thành lập số 680/QĐ-UBND, công nhận Điều lệ Quỹ học bổng Trần Văn Khê ngày 1-3-2021 và Quyết định Công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động kèm theo công nhận Danh sách thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, số 1310/QĐ-UBND ngày 15-4-2021.

NSND Kim Cương cho rằng, việc ra đời "Quỹ học bổng Trần Văn Khê" là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ, trách nhiệm của Nhóm thân hữu Trần Văn Khê và nhiệt tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo Đại học Văn Lang với việc chịu trách nhiệm đứng ra thành lập Quỹ.

"Tôi xúc động vô cùng, vì di nguyện của GS - TS Trần Văn Khê đã được thực hiện sau nhiều năm chuẩn bị. Hôm nay là ngày hội của những tâm hồn yêu âm nhạc dân tộc, văn hóa cội nguồn của đất nước. Bởi, lúc sinh thời, GS -TS Trần Văn Khê vẫn canh cánh bên lòng sự yểm trợ đối với thế hệ trẻ tiếp bước con đường giữ gìn, phát triển và quảng bá văn hóa, âm nhạc dân tộc Việt Nam" - NSND Kim Cương bày tỏ.

Từ trái sang: NSND Kim Cương, Nhá báo Nguyễn Thế Thanh và Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, Phó Giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê, cho rằng Quỹ được thành lập, tuy muộn nhưng công bố đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố GS-TS Trần Văn Khê là một sự kiện rất có ý nghĩa. GS-TS Trần Văn Khê trọn một đời theo đuổi việc nghiên cứu và phát huy sâu rộng giá trị của âm nhạc truyền thống Việt Nam ra thế giới.

Các chuyên đề nghiên cứu và đào tạo của ông về đờn ca tài tử, về cải lương Việt Nam trong đối sánh với các loại hình âm nhạc, kịch nghệ của các quốc gia châu Á (pansori của Triều Tiên, kinh kịch của Trung Quốc, noh và kabuki của Nhật Bản) đã được giới âm nhạc quốc tế đánh giá rất cao.

"Từ sự đánh giá đó, nhiều bộ môn văn hóa - nghệ thuật dân tộc của Việt Nam với sự góp sức trực tiếp và gián tiếp của GS Trần Văn Khê đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới như Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Đàn ca tài tử Nam bộ…" - Nhà báo Nguyễn Thế Thanh nói.

Quỹ học bổng Trần Văn Khê (sau đây gọi là Quỹ Trần Văn Khê) hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ.

Nghệ nhân Phan Nhứt Dũng xúc động cho biết, GS- TS Trần Văn Khê đã chứng minh được những nét đặc sắc, độc nhất vô nhị của các loại hình nghệ thuật dân tộc Việt Nam để được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Và nhờ vậy, các hồ sơ công nhận di sản của nước ta nhanh chóng được tiếp cận với tổ chức uy tín này.

"GS- TS Trần Văn Khê còn là thành viên của nhiều hội quốc tế về âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc của các quốc gia Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, cũng như tham gia giảng dạy, đào tạo gần 7.000 sinh viên, hướng dẫn gần 40 học viên cao học và nghiên cứu sinh về âm nhạc học. Tinh thần học và dạy của ông đã tiếp sức cho chúng tôi, thế hệ làm công tác đào tạo tiếp tục làm tốt công việc truyền nghề của mình" - Nghệ nhân Phan Nhứt Dũng tâm sự.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, trao học bổng cho 3 em sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

GS -TS Trần Văn Khê sinh ngày 24-7-1921. Lớn lên trong gia đình mà cả hai bên nội, ngoại đều có những nghệ sĩ chơi nhạc, viết nhạc giỏi. Ông đã thụ hưởng được cả một không gian âm nhạc và cộng với thiên khiếu của mình, để sớm bước vào thế giới âm nhạc truyền thống.

Ngoài âm nhạc, GS -TS Trần Văn Khê còn được học chữ Hán, giỏi ngôn ngữ và sớm bộc lộ năng khiếu văn chương qua những bài thơ văn chương qua những bài thơ đầu đời. Năm 1949, ông sang Pháp du học và bắt đầu theo đuổi nghiên cứu âm nhạc từ năm 1954.

"Đối với CLB Tiếng hát Quê hương - Cung Văn hóa Lao động TP HCM, GS -TS Trần Văn Khê là người đỡ đầu, hun đúc nhiệt huyết các thế hệ trẻ yêu quý nhạc cụ dân tộc, qua đó góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc mà ông cha đã kiến tạo" - Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan cho biết.

Năm 1958, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ âm nhạc tại Đại học Sorbonne với đề tài Âm nhạc truyền thống Việt Nam, trong đó nhấn mạnh âm nhạc tài tử miền Nam và nhã nhạc Cung đình Huế cùng hai đề tài phụ là Khổng tử và âm nhạc và Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam. 

Nguyễn Đức Thiện, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, độc tấu sáo sau khi nhận học bổng

Cũng từ đây, ông bắt đầu đi những bước đầu tiên trên chặng đường dài là: sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ giữa thập niên 1960, ông xuất hiện như một chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, giảng dạy, quảng bá âm nhạc Việt Nam đến khắp nơi trên toàn thế giới.  Ông sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam không phải bởi thấy âm nhạc Việt Nam độc đáo hay đẹp hơn âm nhạc của các dân tộc khác mà đơn giản ông là người Việt Nam. Với ông, đó là một thứ "quốc hồn", "quốc túy".

Ông đã tự hào đem đàn tranh và đàn cò Việt Nam giới thiệu tại Festival Âm nhạc thanh niên thế giới tại Budapest vào năm 1949 và giành được giải Nhì về biểu diễn nhạc cụ. Kể từ đó, thế giới bắt đầu biết đến hình ảnh một "thầy đờn" Việt Nam độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ.

PGS -TS Trần Thế Bảo, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật xét tặng "Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê" cho biết: "Hôm nay là một ngày đặc biệt, khi mà di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê đã được thực hiện. Một dòng chảy văn hóa, âm nhạc dân tộc vẫn được tiếp nối để cùng bảo tồn di sản quý của dân tộc như mong mỏi của ông".

GS-TS Trần Văn Khê và Soạn giả - NSND Viễn Châu trong chương trình "Làn điệu phương nam" do đạo diễn Thanh Hiệp tổ chức tại Nhà hát TP (Ảnh: Hồng Nga)

"Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê" năm 2023 đã được trao: Giải thưởng Trần Văn Khê (mỗi giải thưởng 30.000.000 đồng): NSƯT, Nhà giáo, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đời (nguyên Trưởng Khoa Âm nhạc Dân tộc Nhạc viện TP HCM), Nhà nghiên cứu, PGS-TS Đặng Hoành Loan; Nhà nghiên cứu, Nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền; NSƯT - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc Nhạc viện TP HCM); NSƯT, TS Cồ Huy Hùng (Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); Thạc sĩ, Nhạc sĩ Âm nhạc dân tộc Phan Nhứt Dũng.

Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, trao đổi với NSƯT Thành Lộc tại lễ trao "Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê" sáng 23-7

Học bổng Trần Văn Khê (mỗi học bổng 10.000.000 đồng): Nhạc viện TP HCM có 3 sinh viên: Nguyễn Hải Minh (đàn tranh), Phạm Bảo Toàn, (sáo trúc), Võ Trần Lan Nhi (đàn nguyệt); Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có 3 sinh viên: Đỗ Bảo Uyên (đàn tam thập lục), Trịnh Nhật Minh (đàn bầu), Nguyễn Đức Thiện (sáo trúc); Học viện Âm nhạc Huế có 3 sinh viên: Huỳnh Tuệ Lâm (đàn tranh), Võ Thị Hương Giang (đàn tranh), Phan Duy Khánh (đàn nguyệt).

Theo Thanh Hiệp/ Báo Người Lao động

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm
Thư mời Giao lưu văn học Việt - Trung lần thứ nhất
Vào lúc 14 giờ ngày 27/6/2025, tại Hội trường B, Trụ sở Liên hiếp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM
Xem thêm
Khi phụ nữ làm thơ và làm báo bằng một trái tim
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng 6/2025
Xem thêm
Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh
Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.
Xem thêm
Lời chia buồn của Hội Nhà văn TPHCM
Cụ Bà PHẠM THỊ MÃNH, mẫu thân nhà văn Bích Ngân, vừa từ trần lúc 7 giờ 10 phút ngày 30 tháng 5 năm 2025 (nhằm mùng 4 tháng 5 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 88 tuổi.
Xem thêm
Thông báo lùi thời gian tổ chức “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM
Theo Thông báo số 1630-TB/VPTU của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, chương trình “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM” với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi những dòng sông hội tụ” sẽ được chuyển sang tổ chức vào đầu tháng 7.
Xem thêm