- Truyện
- Bài học tuổi thơ
Bài học tuổi thơ
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
2021-08-15 21:26:19
595 lượt xem
NGUYỄN QUANG SÁNG
Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:
- Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:
- Còn thua ba nữa đó, ba. Iít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.
Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.
Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách "Nhà văn học văn". Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỷ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

- Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lý giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.
Tôi hỏi con tôi:
- Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.
- Luận văn cô cho "Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố".
- Con được mấy điểm?
- Con được sáu điểm.
- Con tả ba như thế nào?
- Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.
- Mấy đứa khác, bạn của con?
Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:
- A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.
- Đêm ba nó làm gì?
- Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.
- Nó tả ba nó đi nhậu à?
- Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?
- Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?
- Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.
- Sao vậy?
Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: "Sao trò không làm bài". Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: "Hả?". Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.
- Nó là học trò loại " cá biệt" à?
- Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.
- Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?
Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...
Có người hỏi em: "Sao mày không tả ba của đứa khác". Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.
Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.
Mùa thu, 1990.
Bài viết liên quan
Xem thêm
“Khi nhà vắng cha” – Truyện ngắn của Hồ Xuân Đà
“Gỗ” đã dậy thì rồi, mụn đã nổi lộ nhô đầy trán, mỗi sáng thức giấc là cơ thể nó đã khác hơn ngày hôm qua quá nhiều. Giọng nói ồ ồ như thể là một thanh niên, lý lẽ dài dòng hơn, luôn có lý do biện hộ cho hành động của mình là đúng, không cần biết giới hạn hiểu biết của mình chỉ mới là bước đầu. Có khi mẹ giận nó tới mức bỏ bữa không ăn cơm, không ra khỏi phòng, nó mới thấy chút hối lỗi, ăn năn, tìm kiếm câu chữ nhắn tin cho vui lòng mẹ.
Xem thêm
Em đây, chị ơi!
Ngày thứ 7 đợt giãn cách xã hội đầu tiên của thành phố, cái răng số 36 của Ng bị đau. Những cơn đau âm ỉ về đêm.
Xem thêm
Covid đi qua, tình yêu ở lại
Sài Gòn giãn cách tới lần thứ năm... Thành phố rơi vào trầm cảm bởi những con số mỗi ngày tăng lên đến hàng bốn chữ số, phố như hóa thạch, như đóng băng.
Xem thêm
Truyện hài hước: Giày nào đi cũng vừa
Tôi được tặng quà. Quà tặng lại từ cô bạn học hồi còn học trung học. Quá bất ngờ. Bởi từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ, ngoài quà của cha mẹ tặng, tôi luôn là kẻ phải tặng quà.
Xem thêm
Góc hài hước: Ái tình theo khẩu phần
O. Henry (1862-1910) là nhà văn Mỹ, cây bút sở trưởng vể truyện ngắn, ông đã sáng tác hàng trăm truyện ngắn.
Xem thêm
Vương quốc mộng mơ
Tiểu thuyết “Mộng đế vương” và các truyện ngắn “Khai khẩu”, “Vương quốc mộng mơ”… của Nguyễn Trường từng gây được tiếng vang trên văn đàn
Xem thêm
Vở diễn cho nhà phê bình
Vẫn như mọi khi, nhà phê bình ngồi ở hàng ghế thứ 12 và mở sẵn sổ tay chờ màn mở. Vở kịch bắt đầu. Trên sân khấu có một chiếc bàn.
Xem thêm
Hoa sứ nở trái mùa Truyện ngắn của Nguyễn Đại Duẫn
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Cơn sốt vật vã cả tuần nay chưa cắt hẳn, người Đại nóng ran, miệng khô ráp. Đã thế, mới đầu mùa khô mà cái nắng trên đất Lào cứ gay gắt. Ngân ngồi bên, cầm chiếc quạt nan quạt lấy quạt để, nhìn anh trìu mến: “Cố lên anh”. Đại nhìn Ngân trong mơ màng. Khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng lấm tấm vài nốt tàn nhang với ánh mắt rạng rỡ khi cười không giống lần đầu mới gặp.
Xem thêm
Minh Châu tỏa sáng - Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Truyện lịch sử về Huỳnh Công Lý, Phó Tổng trấn Gia Định
Xem thêm
Anh nhớ em muốn chết! - Truyện hài hước của Bích Ngân
Đã là đàn ông, ngoài đàn bà, thứ không thể thiếu, dĩ nhiên là bia rượu. Thiếu chất đưa cay chẳng khác gì cờ không gió, ỉu xìu, thảm hại.
Xem thêm
Phiên chợ chiều – Truyện ngắn Hồ Xuân Đà
Đã mấy hôm rồi, cứ rao mãi, sắp khàn cả giọng cũng chỉ với câu: “Cá rô phi 30 ngàn/1 kg, cá diêu hồng 50 ngàn/1kg, tép 10 ngàn/1lạng bà con ơi, ghé vô, cân đi, vừa tươi vừa rẻ, nhanh nhanh chị em ơi, có ngay bữa cơm chiều cho gia đình”. Tiếng cô Ba vừa rao, vừa thoăn thoắt cái kéo cắt đầu tép, cho thật gọn gàng để mong người mua hài lòng, về nhà đỡ đi phần nào giai đoạn chuẩn bị làm bếp. Vừa làm cô vừa rao, người mua đến đâu thì cô làm cá đến đó. Tay luôn tay, miệng luôn miệng. Nhìn sang hàng rau cải kế bên, người ta dùng cái loa, thu âm giọng nói của chính họ rao hàng thật tiện lợi.
Xem thêm
Chảy đi sông ơi! | Truyện ngắn Hoàng Phương Nhâm
Không hiểu sao mấy hôm nay tôi cứ cảm thấy bồn chồn, khắc khoải đứng ngồi không yên.
Xem thêm