TIN TỨC

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng: Viết giữa những cơn đau

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
440 lượt xem

“Trong gần 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2016 ông viết và xuất bản được tới 5 cuốn tiểu thuyết, là những cuốn: Nước mắt một thời, Hoàng hôn lạnh, Chim mặt người, Mây chiều bảng lảng và Hành trình tìm xác con chim cuốc. Niềm vui của ông đến từ những trang sách. Và đây là những trang viết được ra đời sau những cơn đau, thậm chí ra đời ngay trong những cơn đau”.

Như tin đã đưa, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng do tuổi cao sức yếu đã qua đời tại TP Hồ Chí Minh ngày 25.9 (nhằm ngày 30.8 năm Nhâm Dần), hưởng thọ 82 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn lão thành đáng kính, Vanvn.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết về ông…

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng (1941-2022)

 

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tên thật là Nguyễn Đăng Khoa, dân gốc Hòa Bình, Vũ Thư, Thái Bình. Bấy giờ nhà thơ Trần Đăng Khoa ở Hải Dương đang nổi tiếng như một hiện tượng. Nhiều người thời đó đã lầm lẫn giữa ông và nhà thơ Trần Đăng Khoa nên ông quyết định đổi tên.

Ông là một trong những nhà văn tham gia đầu tiên khi Hội Văn nghệ Thái Bình được thành lập. Ngày nhỏ, yêu văn và giỏi văn nhưng sau này Nguyễn Khoa Đăng ngày đi dạy học tại Quỳnh Phụ lại không dạy văn mà xin chuyển sang dạy toán và sinh vật bởi ông rất sùng bái văn học nên sợ bản thân không truyền đạt được hết được vẻ đẹp của môn văn nên mới xin chuyển môn dạy. Nhưng ông là một thầy giáo sinh vật không giống ai bởi khi lên lớp thường chuyển đổi nội dung bài giảng sang văn vần để nói về môn sinh vật, giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc.

Nguyễn Khoa Đăng trước khi vào Kiên Giang lập nghiệp ngày còn ở quê nhà trong lĩnh vực văn chương đã viết nhiều thể loại: tản văn, tạp bút, truyện ngắn, truyện vừa và làm thơ. Năm 1966, ông nổi tiếng vì có bài thơ viết cho thiếu nhi Em đi giữa biển vàng in trên báo Thiếu niên Tiền phong và năm 1970 nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, được thiếu nhi cả nước hát. Bài hát có sức sống xuyên thế kỷ và năm 2000 được thiếu nhi cả nước bình chọn là một trong 50 bài hát hay nhất viết cho thiếu nhi thế kỷ 20. Trong chương trình Giai điệu tự hào gần đây, bài hát đã được hội đồng bình luận đánh giá rất cao. Ngoài ra, ông còn có nhiều bài văn được tuyển vào sách giáo khoa như truyện Đi Tết thầy trong văn học lớp 9 và Thẻ mực đêm trăng trong văn học lớp 5 từ năm 1980 đến 1990.

Trong lĩnh vực điện ảnh, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng còn nổi tiếng vì ông là tác giả của 2 kịch bản phim nhựa là Giai điệu xanh năm 1987 và Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc năm 1986, những bộ phim có tiếng vang, thu hút nhiều khán giả thời ấy. Năm 1981, Nguyễn Khoa Đăng mới xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên: Khói đốt đồng tại Kiên Giang nhưng chỉ trong khoảng 15 năm sau ông đã liên tục cho xuất bản tới gần 20 đầu sách, cả truyện ngắn, truyện vừa, truyện cho thiếu nhi, thơ và truyện danh nhân, truyện vui…

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1985, mà những người giới thiệu ông vào hội đều là những tên tuổi lớn, người thứ nhất là nhà thơ Chế Lan Viên, còn người thứ hai là nhà văn Vũ Hạnh.

Ngày Nguyễn Khoa Đăng còn công tác ở Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang, vị Chủ tịch tỉnh thấy ông là nhà văn, nói năng khúc triết, am hiểu luật pháp nên đã chỉ định đích danh ông tham gia hội thẩm đoàn để bào chữa tại tòa hình sự. Bản thân ông dù không qua ngành luật nhưng qua quá trình cộng tác tại tòa án đã trực tiếp tham gia bào chữa thành công tới  216 vụ án hình sự. Ông được đánh giá là một “luật sư” cũng rất không giống ai khi trước tòa đã dám dẫn thơ của Hồ Xuân Hương để bào chữa cho thân chủ được chỉ định của mình. Đáng chú ý, bài bào chữa của ông đã giúp thân chủ của ông được giảm án.

Khi nghỉ hưu, thay vì trở về quê hương Thái Bình, ông cùng gia đình chuyển về TP Hồ Chí Minh. Ông vẫn tiếp tục viết văn và được mời giữ lâu dài cho chuyên mục Gỡ rối tơ lòng của một tạp chí chuyên về gia đình. Nhưng vào tuổi cao, ông không được khỏe, chớm mắc nhiều chứng bệnh, nhất là bệnh gút, rồi xương khớp. Cứ vài tháng ông hết đau tay chuyển sang sưng chân, đi lại hết sức khó khăn. Cách đây gần hai chục năm, một buổi trưa đang bình thường nhưng ngủ dậy thấy đau ở hai bàn chân. Tưởng có con côn trùng độc nào đốt, chắc ít sau là khỏi, không ngờ vết đau càng tấy lên. Chỉ sau mấy tiếng, bàn chân đã đỏ rực, sưng tấy, nhức nhối rất khó chịu, đi lại rất khó khăn. Đêm không ngủ được phải dùng thuốc. Cơn đau kéo dài mấy ngày, có người mách, phải dùng thuốc đặc trị như Hoàng thống phong hay Colcicine. Và từ đấy, hàng năm lại một hai lần, quãng cách cứ ngắn dần, kéo dài mấy chục năm. Từ gút chuyển sang xương khớp. Đi lại rất khó khăn. Ban đầu đau quá, ông nghĩ muốn bỏ quách tất cả, nhất là việc viết. Nhưng chỉ nghỉ được một thời gian máu văn chương lại thôi thúc, vừa dứt cơn đau ông lại viết, thậm chí ngay cả khi chân đang sưng tấy nhức nhối. Quả thật, câu chuyện và những nhân vật của ông đã giúp ông giảm cơn đau, thậm chí có lúc mê mải viết ông không còn cảm thấy đau đớn. Vào tuổi 72 ông vẫn miệt mài làm việc. Một buổi đang bên máy tính thì bất ngờ huyết áp lên cao bất thường, người nhà thấy vậy phải đưa ngay ông vào viện. Nhưng sau mấy ngày nằm viện, về nhà thấy sức khỏe trở lại bình thường, ông lại tiếp tục viết.

Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng

Trong mười năm trở lại đây, tức là khi ông đã bước vào tuổi 70, không ai ngờ bệnh tật vậy nhưng Nguyễn Khoa Đăng lại chuyển sang viết tiểu thuyết, một việc hoàn toàn mới mẻ với ông. Trong gần 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2016 ông viết và xuất bản được tới 5 cuốn tiểu thuyết, là những cuốn: Nước mắt một thời, Hoàng hôn lạnh, Chim mặt người, Mây chiều bảng lảng và Hành trình tìm xác con chim cuốc. Niềm vui của ông đến từ những trang sách. Và đây là những trang viết được ra đời sau những cơn đau, thậm chí ra đời ngay trong những cơn đau. Không chỉ viết mà ông còn luôn được mời đi nơi này nơi khác để giao lưu với bạn đọc.

Sức làm việc của một người tuổi cao và bệnh tật như Nguyễn Khoa Đăng có vẻ còn hơn cả thanh niên. Chỉ tính từ năm 1996 đến 2013, ông viết được tới cả nghìn bài báo, xuất hiện cố định đều kỳ hàng tuần trong các chuyên mục Trao đổi tâm tình, Câu chuyện sư phạm… trên tạp chí Kiến thức gia đình và báo Giáo dục và Thời đại. Năm 2013, ở tuổi 73 ông còn tham gia đóng phim truyền hình dài tới 30 tập, vào vai Ba Chang Sun, trong phim Lấy chồng Hàn. Và ông còn thu xếp dành thời gian để cùng nhà văn Minh Chuyên bên Đài Truyền hình Việt Nam đi nhiều nơi, đến nhiều vùng để tham gia viết kịch bản cho nhiều bộ phim tài liệu.

Cách đây gần một năm, ông gặp một vị bác sĩ công tác bên Bệnh viện Quân y 175, sau khi biết bệnh ông đã cho ông dùng thử một liều thuốc đặc trị xương khớp. May sao chỉ sau có vài liều ông đã đi lại được bình thường. Cách đây mấy tuần, ông khoe: Chân khỏi rồi ông ạ, hiện tôi không phải đi lại bằng gậy nữa, giờ chỉ còn huyết áp cao thôi.

Với một người cao tuổi, bệnh tật như nhà văn Nguyễn Khoa Đăng mà còn giữ được sự lạc quan, niềm tin và sức mạnh vượt qua bệnh tật và tuổi tác để có được những thành quả như vậy chắc chắn là một bài học giúp mọi người có thể thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.

HUY THẮNG/SK&ĐS 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm