TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Nhân đọc bài viết của Hoàng Thanh về công trình “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của Nguyễn Đăng Điệp

Nhân đọc bài viết của Hoàng Thanh về công trình “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của Nguyễn Đăng Điệp

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
330 lượt xem

Tôi thực sự bất ngờ khi đọc bài viết Lại phát hiện rúng động về Nguyễn Đăng Điệp đạo văn của nhiều người trong công trình “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của Hoàng Thanh trên trang Pháp luật chính sách lúc 19:45, 9.11.2022. Bất ngờ vì trong cái nhìn của chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp là nhà nghiên cứu sắc sảo, cẩn trọng, luôn cầu thị và được nhiều đồng nghiệp, các thế hệ học trò quý mến.

Nhận thấy nhiều nhận xét trong bài báo trên Pháp luật chính sách có nhiều chỗ chưa chính xác, thiếu thỏa đáng và mang tính quy chụp, chúng tôi thấy cần lên tiếng. Để bạn đọc không mất nhiều thời gian, chúng tôi xin được đi thẳng các vấn đề chính mà bài báo của Hoàng Thanh đã đề cập.

1. Việc bài báo cho rằng Nguyễn Đăng Điệp đã sao chép diễn giải của Đỗ Lai Thúy về tư tưởng của H.Taine trong quyển Phê bình văn học con vật lưỡng thê ấy là không hợp lý.

Ai cũng biết H. Taine là đại diện xuất sắc của Trường phái văn hóa – lịch sử và được một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam trước 1945 vận dụng. Tư tưởng khoa học của ông xoay quanh ba trụ cột chính là chủng tộc- môi trường – thời điểm. Bất cứ ai khi nói về H. Taine cũng phải đề cập đến các khái niệm này. Đỗ Lai Thúy đã tổng thuật đúng tinh thần ba khái niệm then chốt trong tư tưởng học thuật của H. Taine. Nhưng cũng xin lưu ý rằng, các diễn giải của Trần Đình Sử, Trương Đăng Dung, Nguyễn Hưng Quốc và nhiều nhà khoa học khác về H. Taine cũng đều phải xoay quanh các khái niệm hạt nhân này. Làm nghề viết ai cũng hiểu, việc giải thích các khái niệm đều có những mô hình chung để làm rõ nội hàm. Chẳng hạn, giải thích “mặt trăng” là gì thì ai cũng phải nói tương tự nhau: Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, có hình cầu với chiều rộng bằng khoảng 27% trái đất và khối lượng bằng khoảng 1,23 Trái đất, v.v… Hay diễn giải khái niệm “văn hóa” thì ai cũng phải viết văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo nên trong lịch sử. Hoặc khi nói về Nguyễn Du, ai cũng phải phân tích “tài mệnh tương đố” hoặc quan hệ “tâm”- “tài”. Khi ấy họ sẽ phải giải thích “tâm” là gì, “tài” là gì, mối quan hệ giữa chúng ra sao… Chẳng lẽ các khái niệm được người viết diễn giải nhiều khi khá giống nhau về nội hàm lại bị coi là đạo văn?

Tác phẩm “Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại” của PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp

Đây là những đơn vị/ khái niệm “lõi” mà nhà nghiên cứu nào cũng phải giải thích để làm rõ nội dung, bản chất. Đó là loại tri thức cơ bản (basic) có ý nghĩa như tài sản trí tuệ chung của cộng đồng. Các từ ngữ, khái niệm trong từ điển chính là loại tri thức nền và thường được nhiều người sử dụng, còn những người viết từ điển thì phải ghi danh là người biên soạn vì tri thức họ biên soạn là tri thức tổng hợp. Ngay cả việc tổng thuật ý kiến của người khác cũng có những điểm tương tự nếu muốn giữ đúng tinh thần của các ý kiến được tổng thuật. Có thể coi ba khái niệm chủng tộc, môi trường, thời điểm trong lý thuyết của H. Taine như là những khái niệm/ tri thức “nền” và được nhiều nhà nghiên cứu giải thích tương tự nhau tìm hiểu trường phái văn hóa- lịch sử. Bởi thế, nếu diễn giải của Nguyễn Đăng Điệp giống Đỗ Lai Thúy hay Đỗ Lai Thúy tương tự với các nhà nghiên cứu văn học khác thì không thể coi là đạo văn. Mặt khác, việc vận dụng tư tưởng học thuật của H. Taine vào nghiên cứu văn học Việt Nam trước 1945 cũng chỉ có số ít người, trong đó nổi bật hơn cả là Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Điệp không thể “bịa” ra những gương mặt khác trừ khi ông bất chấp thực tiễn văn học.

2. Bài báo cho rằng phần viết của Nguyễn Đăng Điệp về các khuynh hướng phê bình văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 là vay mượn hay phỏng theo các công trình của Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên), Trần Hoài Anh cũng là những nhận xét vội vàng và mang tính quy chụp.

Những ai quan tâm đến lý luận, phê bình văn học miền Nam 1954 – 1975 đều biết phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình mác xít, cấu trúc luận… là những khuynh hướng nổi bật, Nguyễn Đăng Điệp cũng không thể kể thêm hay rút bớt cho khỏi “giống” các công trình khác. Trong thực tế, trước Trịnh Bá Đĩnh, Trần Hoài Anh hay Nguyễn Đăng Điệp đều đã có không ít công trình đề cập đến các khuynh hướng này. Tuy nhiên, với tính chất của một giáo trình, việc miêu thuật ngắn gọn các khuynh hướng trên đây của PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp có ý nghĩa như là những hướng đạo tri thức để học viên có cái nhìn tổng quan về đời sống lý luận phê bình văn học miền Nam 1954 – 1975. Đóng góp mới mẻ của Nguyễn Đăng Điệp là ở chỗ, ông đã nỗ lực giúp người học/ đọc hình dung văn học Việt Nam như là một phạm trù nghệ thuật khác hẳn văn học trung đại, là sản phẩm của quá trình tiến từ khu vực ra thế giới, nhìn văn học hiện đại trong sự hiện diện, trưởng thành (qua các bình diện sáng tạo và tiếp nhận, các thể loại và bộ phận quan trọng nhất của một hệ hình nghệ thuật mới). Không phải đến Nguyễn Đăng Điệp mới bắt đầu đặt văn học Việt Nam trong tương quan với khu vực và thế giới, nhưng với tư cách là một tài liệu giảng dạy Sau Đại học thì đây là một trong những công trình đầu tiên được biên soạn một cách công phu, hệ thống và nhất quán về quan điểm học thuật. Đó là lý do công trình được các học giả quốc tế đánh giá cao.

3. Theo tôi biết, công trình Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại được Nguyễn Đăng Điệp xây dựng trên nền tảng các chuyên đề mà ông đã giảng dạy, thuyết trình ở nhiều trường đại học.

Vì thế, không nhất thiết lúc nào ông cũng diễn giải quá chi tiết từng nội dung vì hai lý do: 1/ học viên cao học là những người đã tốt nghiệp đại học nay tiếp tục theo đuổi bậc học cao hơn; 2/  về bản chất, giáo trình mang tính định hướng chuẩn và gợi dẫn (về tri thức; phương pháp tiếp cận; hệ thống câu hỏi, bài tập, tài liệu tham khảo…), còn trong thực tiễn dạy học, người thầy sẽ cụ thể hóa, mở rộng các tri thức và hướng dẫn học viên tìm đọc trên sự gợi dẫn của giáo trình. Đây cũng là nguyên tắc của giáo dục hiện đại, giúp học viên biến việc học trên lớp thành quá trình tự học, tự tìm kiếm tài liệu. Ai đã đứng lớp đều hiểu rõ các “công đoạn” trên đây. Đó là chưa nói đến việc biên soạn giáo trình buộc phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí của cơ sở đào tạo. Bạn đọc nếu đã đọc các giáo trình văn học Việt Nam hiện nay sẽ không quá khó để nhận ra thực tế này.

4. Bản chất của đạo văn là luôn tìm cách giấu nguồn, hoặc mượn văn, mượn ý của người khác và “phi tang”. Trong công trình này, Nguyễn Đăng Điệp luôn có ý thức dẫn nguồn, nhắc đến các tài liệu trong chính văn, chú thích hay tài liệu tham khảo.

Như vậy, Nguyễn Đăng Điệp đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp và liêm chính học thuật. Không kẻ đạo văn nào lại tự “mách” hay chỉ dẫn cho người đọc tìm thấy nguồn gốc tài liệu có liên quan. Vì thế, không thể khẳng định PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp đạo văn như tác giả bài báo đã khẳng định. Nếu cứ suy luận như Hoàng Thanh thì không khéo hầu như nhà nghiên cứu nào cũng trở thành kẻ đạo văn. Ở đây, cần nhìn thấy quy luật kế thừa và sáng tạo vì không có sản phẩm khoa học nào bắt đầu từ hư vô. Vấn đề là các nguồn tài liệu phải minh bạch, sáng rõ. Điều đó thì Nguyễn Đăng Điệp đã không hề vi phạm như bài báo của Hoàng Thanh đã cắt xén và quy chụp.

Để khép lại bài viết này, tôi và nhiều bạn đọc rất muốn Ban biên tập trang Pháp luật chính sách yêu cầu tác giả bài báo xuất hiện dưới danh tính thật, có địa chỉ rõ ràng. Biết đâu, tác giả bài báo cũng là một nhà nghiên cứu văn học. Nếu vậy, chắc nhiều người sẽ rất vui khi được đọc các công trình của ông/ bà kĩ lưỡng, và rất có thể, khi đọc xong, chúng ta sẽ nhận ra ai mới thực sự là kẻ đạo văn!

MINH QUANG

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm