TIN TỨC

Nhớ Văn Cao và chuyện chưa kể về Mùa xuân đầu tiên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-11-15 07:51:33
mail facebook google pos stwis
1015 lượt xem

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh tác giả "Tiến quân ca" (15/11/1923 - 15/11/2023), Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu bài thơ "Nhớ Văn Cao" vừa được đăng trên Tạp chí Văn nghệ TP.HCM, ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" cùng câu chuyện về số phận hết sức đặc biệt của tác phẩm này.


 

NHỚ VĂN CAO
 

Trai Hải Phòng trong một đêm Hà Nội

Hồn mơ màng theo khúc Thiên Thai

Những bản tình ca như Suối Mơ mềm mại

Như khói như sương như ra đời.

 

Cung đàn xưa gọi mời đàn chim Việt

Cho làng tôi ríu rít những ngày mùa

Trường ca Sông Lô thẳng tiến về Hà Nội

Cùng triệu tim hồng hòa Tiến quân ca.

 

Một đêm đàn lạnh trên sông Huế

Càng ngẫm càng yêu khuôn mặt em

Càng thương những người trên cửa biển

Bạc đầu chờ mùa xuân đầu tiên.

 

Anh có nghe không những bài ca sống lại

Về bến xuân hát mãi không thôi?

Tự lúc nào trong âm thầm gác tối

Buồn tàn thu ám vận suốt một đời?
 

NGUYÊN HÙNG



Số phận đặc biệt của ca khúc "Mùa xuân đầu tiên"


"Mùa Xuân đầu tiên" với giọng hát Thanh Thúy
 

Trong đêm thơ nhạc kỷ niệm sinh nhật nhạc sĩ Văn Cao mấy năm trước tại Hà Nội, nhà thơ - họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao nói rất ít, nhưng ông khiến những người tham dự xúc động khi kể về ca khúc Mùa xuân đầu tiên - một bài hát có số phận đặc biệt của cha ông, để gạt đi những thêu dệt xung quanh bài hát này.

Họa sĩ Văn Thao kể từ sau bài hát Tiến về Hà Nội được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác sớm hơn ngày giải phóng thủ đô 10-10-1954 tới 5 năm, khiến ông bị phê bình là "lạc quan tếu", Văn Cao đã nói với các con là sẽ không sáng tác các ca khúc cách mạng nữa. Ông tập trung vào vẽ tranh, nhưng ông vẽ tranh trừu tượng lại bị phê bình là vẽ "người dị dạng". Vậy là ông chỉ còn sáng tác nhạc không lời và làm thơ.

Tuy thế, Văn Cao không đoạn tuyệt hoàn toàn với sáng tác ca khúc như người ta vẫn hay nói trên sách báo. Văn Thao cho biết một vài lần những tin vui ở chiến trường cũng làm cha ông rất xúc động và ông đã sáng tác vài ca khúc trong kháng chiến chống Mỹ, như bài Dưới ngọn cờ giải phóng…

Đặc biệt, mùa xuân đầu tiên khi đất nước thống nhất năm 1976, trong nỗi vui tận hưởng niềm hạnh phúc giản dị, đời thường của một mùa xuân thanh bình, đặc biệt là niềm thôi thúc viết một cái gì đó để kết thúc cuộc chiến tranh mà 30 năm trước ông đã hiệu triệu mọi người bước vào cuộc chiến với ca khúc Tiến quân ca, Văn Cao đã sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên.

Bài hát được in ngay trên báo Sài Gòn Giải Phóng, nhưng nó sớm bị bỏ rơi bởi điệu valse của nó thật lạc lõng trong âm hưởng hào hùng, phơi phới tự hào chung của các ca khúc lúc bấy giờ. Chẳng nơi đâu biểu diễn hay thu âm ca khúc này.

Nhưng không rõ bằng cách nào, ngay trong năm 1976, Mùa xuân đầu tiên được in ở Liên Xô và biểu diễn ở đất nước xa xôi này. Bài hát còn được đặt lời tiếng Nga. Gia đình Văn Cao chỉ may mắn biết điều này vào những năm 1980, khi một người con của Văn Cao đến học tập tại Liên Xô báo về.

Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm tiền chiến của nhạc sĩ Văn Cao được biểu diễn trở lại, nhưng cũng chưa nơi đâu hát hay thu âm ca khúc Mùa xuân đầu tiên với những ca từ tha thiết yêu thương: "Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người...".

Năm 1991, khi Nguyễn Thụy Kha làm một phim video ca nhạc về cuộc đời Văn Cao, trong cảnh Văn Cao về quê Nam Định, ông lồng bài hát Mùa xuân đầu tiên vào một đoạn dài, thì lần đầu tiên ca khúc này do ca sĩ Quốc Đông thu âm mới được phổ biến tới công chúng.

Năm 1993, lần đầu tiên ca khúc được ca sĩ biểu diễn trước khán giả trong một đêm nhạc Văn Cao tại Cung văn hóa Thanh niên Hà Nội.

Nhưng bài hát chỉ thật sự được "bừng sáng" nhờ giọng hát ca sĩ Thanh Thúy năm 1995, trong bộ phim ca nhạc Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật do đạo diễn Đinh Anh Dũng làm sau khi nhạc sĩ đã qua đời.

(Theo https://tuoitre.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm