TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Ra mắt 4 tập sách mới của văn chương TP.HCM, có Sài Gòn thở chậm hít sâu

Ra mắt 4 tập sách mới của văn chương TP.HCM, có Sài Gòn thở chậm hít sâu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-19 19:18:03
mail facebook google pos stwis
1072 lượt xem

LAM ĐIỀN

Bốn tập sách đại diện cho 4 thể loại văn chương TP.HCM vừa ra mắt bạn đọc đầu năm Nhâm Dần 2022: Dòng biên viễn, Sài Gòn thở chậm hít sâu, Phù sa châu thổ, Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính.

Đây là kết quả của trại sáng tác mở từ năm 2021 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM và Hội Nhà văn TP. 4 tác phẩm chia đều cho 4 thể loại.

Dòng biên viễn của Hồ Thị Ngọc Hoài là tiểu thuyết lịch sử về nhân vật Nguyễn Hữu Cảnh, lúc vào Nam đóng ở cù lao Ông Chưởng (An Giang).

Sài Gòn thở chậm hít sâu của Trương Gia Hòa là tập tản văn mang hơi hướng thời sự với các góc nhìn nhân bản như phong cách sở trường của tác giả này.

Nhà văn Trương Gia Hòa (thứ 2 từ trái) đang chia sẻ các đề tài tản văn của mình - Ảnh: L.ĐIỀN

Phù sa châu thổ của Hoài Hương là tập truyện ngắn với những trang viết mang hơi nóng của đợt dịch COVID-19 tại TP.HCM trong năm 2021.

Còn Cha tôi nhà thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bính Hồng Cầu, là tập ký sự nhân vật được tác giả hoàn thành như một tâm nguyện không chỉ với công chúng mà còn với gia tộc mang nhiều trắc trở của mình.

Buổi ra mắt 4 đầu sách này sáng 16-2 trong khuôn khổ một tọa đàm giao lưu nho nhỏ với sự góp mặt của PGS.TS Bùi Thanh Truyền và PGS.TS Võ Văn Nhơn.

Nhà thơ Lê Tú Lệ đại diện Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM ghi nhận rằng đây là "4 tác phẩm đạt chất lượng khá và tốt" trong số nhiều tác phẩm của thành phố.

TS Bùi Thanh Truyền cho rằng tập tản văn Sài Gòn thở chậm hít sâu của Trương Gia Hòa có nét độc đáo là mang đầy chất thơ, chất triết lý và cả chất truyện. "Hòa trao gửi cho người đọc 1 loại vitamin thời nào cũng cần: vitamin niềm tin", nhà phê bình Bùi Thanh Truyền nhận định.

Về phần mình, tác giả Gia Hòa cho rằng mình chỉ viết về những chuyện thật từ chính cuộc sống của mình.

"Như tôi vừa phát hiện ra cây kéo cắt may của mình đã lụt, và sực nhớ ra từ tháng 10 tới giờ không thấy chú mài kéo mà mình tín nhiệm suốt 10 năm nay, giờ không biết chú đi đâu, có còn sống không. Có nhiều người không còn xuất hiện bên mình, nhưng họ cũng là trụ cột của một gia đình nào đó chứ..." - Gia Hòa chia sẻ.

Với Dòng biên viễn, nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài cho rằng đây thực sự là một đam mê của cô, khi hơn mười năm trước cô đã có thành tựu về truyện ngắn nhưng nay quyết định rẽ sang đề tài lịch sử. Cô nói rằng mình "muốn viết, muốn thể hiện một giai đoạn lịch sử đau thương và rất đẹp của cha ông, vậy mà vẫn chưa hài lòng".

Mặc dù tác giả tự nhận mình chưa hài lòng, TS Bùi Thanh Truyền cho rằng có nhiều thông điệp ngầm ẩn từ quyển sách Dòng biên viễn, đặc biệt là có những khoảng trống dành cho sự suy nghĩ của người đọc.

Trong khi đó, tập truyện ngắn Phù sa châu thổ của Hoài Hương là những trang viết về người trẻ, đặc biệt là người trẻ tại thành phố này trong cơn đại dịch vừa qua.

PGS.TS Võ Văn Nhơn đang nhận định về tác phẩm "Phù sa châu thổ" của nhà văn Hoài Hương - Ảnh: L.ĐIỀN

"Có thể xem đây là những trang viết hiện thực độc đáo, tập trung vào các vấn đề thời sự, những đề tài gần gũi với chúng ta; đặc biệt là các nhân vật đều đẹp, họ đầy ý chí để vượt qua vấp ngã và cống hiến, đóng góp cho cuộc đời", PGS.TS Võ Văn Nhơn nhận định.

Về phần mình, nhà văn Hoài Hương thừa nhận chính đại dịch COVID-19 đã là chất xúc tác quan trọng để chị hoàn thành tập truyện Phù sa châu thổ.

"Có những trang viết từ thực tế trải nghiệm của tôi trong khi tham gia làm tình nguyện các chương trình của Thành đoàn trong những ngày thành phố giãn cách nghiêm ngặt", Hoài Hương chia sẻ.

Về tập sách Cha tôi nhà thơ Nguyễn Bính, TS Võ Văn Nhơn ghi nhận: "Nguyễn Bính Hồng Cầu không chỉ thỏa mãn sự tò mò của người đọc quan tâm với Nguyễn Bính, mà tập sách còn là tư liệu quý như lý giải về hồn thơ, về vốn liếng văn hóa dân gian...; phần tiểu sử Nguyễn Bính cũng được Hồng Cầu viết kỹ lưỡng". Buổi giao lưu vắng mặt tác giả Nguyễn Bính Hồng Cầu vì lý do cá nhân.

Nguồn: https://tuoitre.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm