TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất

Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-12-11 15:34:38
mail facebook google pos stwis
396 lượt xem

Hắn giật thót người khi nghe tiếng con Shushi sủa váng lên khiến bà già chủ nhà lên tiếng nhắc chó cưng rồi rời bàn viết...

Vừa định nép vào góc cầu thang thì đèn phòng khách đã bật. Bà già chủ nhà nheo nheo cặp mắt, sững sờ nhìn cái kẻ đang thập thò rồi lên tiếng đầy khó nhọc:

- Sao về có mỗi mình con vậy Thành? Con Phương vợ con đâu? - Hắn hiểu ngay và chợt thấy chạnh lòng vì sự ân cần ấy, bởi hắn biết mình đâu xứng. Nhưng ngay lập tức tim hắn muốn nhảy khỏi lồng ngực vì tiếng phanh rít của xe jeep ngoài vệ đường cùng một giọng nữ lanh lảnh như kim khí vọng vào:

 - Bà cụ ơi! Nhà có khách hay sao mà giờ vẫn chưa ngủ vậy?

Cái giọng lanh lảnh ấy chính là giọng của Hà “ớt”. Cô cảnh sát và mấy anh em ở công an huyện đang tuần tra thì nghe tiếng con Shushi sủa và đèn sáng nên dừng lại. Nhờ ánh đèn sáng từ cửa sổ tầng trệt, Hà ngó thấy một chiếc xe đạp bị cây cỏ phủ lên đang nằm ngay dưới ô cửa, cứ như đã nằm đó hàng chục năm nay rồi vậy. Bà chủ nhà nhoài người trên bệ cửa sổ, nhìn ra đường mà trả lời Hà:

- Khách khứa gì đâu cô ơi! Thằng chồng con Phương nó về thăm tôi đó mà!

- À. Vậy mà con tưởng có trộm! - Hà “ớt” cười - Thôi, bà cụ ngủ sớm nha!

 Ở công an huyện hầu như ai cũng biết bà cụ này. Bà là nhà văn Lan Chi chuyên viết truyện trinh thám. Năm ngoái, cuốn tiểu thuyết Cảnh sát hình sự của bà được chuyển thể thành phim truyền hình. Hà hay đến thăm hỏi nhà văn, mỗi tuần một lần. Một phần vì đó là công việc của cảnh sát khu vực phải nắm thông tin địa bàn, một phần lại chính là những câu chuyện đời liên quan đến nghề cảnh sát mà bà đưa vào truyện. Ngược lại, bà cũng thích Hà lắm vì những tác phẩm được bà viết gần đây hầu như đều lấy cảm hứng từ những vụ việc mà Hà cùng các anh em trong đội cảnh sát hình sự xử lý. Bà mến phục Hà vì ngưỡng mộ một phụ nữ bản lĩnh, cứng cáp, mấy đối tượng hình sự trong khu này mà ngo ngoe “lấy tiếng” là bị Hà cho “nổi tiếng” bằng những lần ra làm kiểm điểm trước dân ngay. Khi tiếng động cơ xe jeep tuần tra đã nhỏ dần rồi tắt hẳn, hắn vẫn còn lóng nga lóng ngóng như một gã đàn ông mặc váy, một lúc sau mới đáp lời mẹ vợ:

 - Vợ con đang ở nhà, chỉ mình con về thăm mẹ thôi!

Sau khi nhốt con Shushi lại trong phòng viết thì nhà văn mới ngó tới con rể mà ngao ngán chán chường: mặt mày ủ dột như tàu lá chuối héo, thân hình gầy nhẳng trong bộ áo quần nhàu nhĩ cùng vài vết bầm “kỷ niệm” trên gò má và cổ anh ta. Bà chủ nhà già nhìn con rể như thôi miên và liên tưởng đến con mèo mun vẫn hàng đêm chạy trên tường rào nhà bà cứ hay khiến Shushi gầm gừ dậm dọa. Con mèo đen luôn phát ra những âm thanh ghê rợn và phá giấc ngủ của bà. Xem ra bà đã hiểu cơ sự nên húng hắng giọng rồi trịnh trọng nói:

 - Con không phải nói, mẹ hiểu hết rồi. Con gái thời nay đúng là quá thể. Gì thì gì, vợ chồng là nghĩa, phải luôn “tương kính như tân, quý nhau như khách”, sao lại dụng võ bạo hành chồng?

Chàng rể hơi chớp mắt. Dường như sự cảm thông đầy yêu thương này hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của anh ta khi vào nhà. Bà chủ nhà phẩy tay:

 - Thôi thì con dại cái mang. Mà cũng đã lâu quá rồi, vợ con không về đây thăm mẹ. Chắc nó quên luôn cả mẹ và những lời mẹ dặn rồi. Sao còn đứng đó? Ngồi xuống đi! Con ăn gì chưa? Mẹ chỉ còn mì gói, để mẹ nấu cho con ăn nha!

Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất

Thấy bà quan tâm như thế, hắn chỉ muốn chạy đến úp mặt vào vai bà mà khóc. Nghe bà tâm sự, hắn nhận ra rằng sự xuất hiện của mình như một liều thuốc hóa giải sự cô đơn của bà. Tội nghiệp, mắt bà đã lòa, cuộc sống cô đơn một thân một mình chỉ có mỗi con chó cưng bầu bạn. Kể từ khi cô con gái yêu quý của nhà văn đi lấy chồng thì bà phải sống một mình trong căn biệt thự rộng lớn này. Trước sau chỉ có văn chương nâng đỡ tâm hồn bà và Shushi là đối tượng để bà gửi gắm yêu thương. Cho nên cứ mỗi chút bà lại phải nhắc chừng con Shushi vì nó không hề an phận khi bị nhốt trong phòng. Ngay cả vị thần bệnh hoạn cũng không dám ghé nhà này vì ông sợ sẽ bị đồng môn chê cười vì ức hiếp những người phụ nữ trong căn nhà thiếu vắng sự chăm sóc của đàn ông. Sự xuất hiện của hắn phải chăng chính là một biến cố đổi thay cảnh ngộ của bà? Hắn nghĩ vậy và yên tâm ngồi xuống ghế… Bà bước đến chạn đựng chén dĩa và loay hoay bắc nồi canh củ mì, xắt vài cọng rau thơm. Bận thế nhưng câu chuyện dang dở vẫn chưa chịu thoát ra khỏi ý nghĩ của bà. Nhà văn liếc nhìn chàng rể đang đói, nói: “Xong ngay thôi con à!” Nhà chỉ mỗi mình bà nên ít khi đi chợ. “Già rồi, ăn được bao nhiêu nữa”, bà luôn nghĩ thế.

Hắn nhìn người mẹ vợ hào phóng đương chuẩn bị bữa khuya cho mình, tự dưng thấy nao lòng khi nhận ra nét mặt của bà phảng phất sự vui tươi lặng lẽ. Điều đó cũng không có gì là lạ, bà làm cho con rể ăn mà. Ừ thì chỉ là mì gói, nhưng lúc đói bụng mà có tô mì trứng với mấy lá hành thơm phức đã rỏ dãi đừng nói đến việc sẽ được dùng đặc sản Củ Chi. Còn bây giờ thì… Hắn được tự do, và oái oăm hơn nữa là còn được chăm sóc.

- Lâu ngày không về thăm mẹ, con thấy nhà mình có gì khác biệt không?

Nhà văn chiếu ánh nhìn đầy thiện cảm tới chỗ người con rể đương ăn mì khiến hắn giật mình, vội liếc nhìn khắp phòng khách. Bức tranh treo tường, cặp lọ gốm Huy Phúc chưng ở sảnh nhà, chiếc nhẫn kim cương bốn ca ra sáng long lanh cô đơn trên bàn trang điểm… Ngăn nắp, sạch sẽ. Có lẽ bà đã dồn vào đây không ít tâm tư, không hề thấy bất cứ một sự cẩu thả nào. Khác hẳn với những căn hộ xung quanh đây, tất cả đều thiếu ngăn nắp, luôn bề bộn. Sự thân mật của bà làm hắn nhớ đến người vợ ương bướng ở nhà. Bỗng dưng chột dạ, hắn bỏ lửng câu chuyện với mẹ vợ rồi đi vào nhà vệ sinh. Khi hắn quay trở lại bàn, bà lại hỏi:

- Dạo này sa-lông tranh ảnh của con với Phương bán đắt hàng không?

Người con rể ngần ngừ một lúc mới đáp. Anh ta nhe hàm răng trắng ngà như đang quảng cáo cho kem đánh răng P/S.

- Ơ… cũng kha khá mẹ ạ!

- Được vậy thì tốt! Mẹ mừng cho hai con…

Bà tiếp lời:

 - Cuối tuần này hai vợ chồng thu xếp dẫn cháu về thăm mẹ nhé. Mẹ ở một mình cũng buồn lắm.

“Mà sao không buồn được khi cứ vò võ trong cô đơn thế này, chắc chắn bà ấy đã già đi nhiều, suy giảm từ thị lực đến trí lực. Cứ đang nói cái này lại lẫn sang cái nọ mà” - Hắn buồn rầu thầm nhận xét.

Ăn xong, hắn lóng nhóng trên chiếc bàn ăn không biết phải làm gì thì mẹ vợ đã bước tới đưa cái remote ti-vi. Hắn vui vẻ nhận lấy rồi ngã vật ra ghế. Bây giờ thì cô vợ hẳn sẽ tức điên lên vì đã để hắn rời đi. Tự dưng hắn cười sằng sặc. Vui sướng nhất là được ngả người trên sa-lông, bập thuốc lá và nhả ra từng cuộn khói trắng bong - điều mà vợ hắn ghét nhất. Sướng. Đúng rồi. Sướng điên lên. “Từ giờ chắc mình phải thường xuyên về đây ghé thăm mẹ vợ thôi”. Màn hình nhấp nháy liên tục chuyển từ thời sự sang bóng đá qua dự báo thời tiết và dừng lại ở kênh ANTV. “Một vụ trộm buồn cười đã xảy ra ở căn nhà K, tên trộm đã ngủ quên trong nhà gia chủ.” Hắn nhếch môi, cười thầm trong bụng: “Lại tên trộm ngu ngốc nào nữa đây?” rồi chuyển kênh khác. Sau khi xem xong hai trận bóng, bốn tập phim lẻ, hắn mệt quá rồi thiếp đi trên ghế sô-pha lúc nào chẳng biết. Hồi khuya, mẹ vợ đã chuẩn bị phòng cho hắn ngay tầng trên nhưng hắn từ chối với lý do “Ngày mai con sẽ đi sớm vì có việc gấp cần giải quyết ở công ty. Mẹ dậy mà không thấy con thì cứ yên tâm”.

- Hê, dậy đi… dậy đi! - Có tiếng ai đó vừa gọi vừa lay hắn dậy khi có một tia sáng nhợt nhạt xuyên qua tấm rèm mỏng.

Hắn uể oải mở mắt sau một giấc ngủ dài như một con thỏ ham ăn ham ngủ và liếc nhìn lên. Trên tường có treo một bức ảnh bà nhà văn chụp chung với Hà mà Hà tặng bà trong buổi ra mắt sách. Rồi hắn giật bắn người khi thấy Hà “ớt” “thật” - Hà “ớt” bằng xương bằng thịt đang khoanh tay đứng trước mặt hắn. Hắn chợt rùng mình chồm dậy nhưng bị trượt chân tuột ngay xuống sàn nhà và ngơ ngác nhìn đồng nghiệp của Hà đang quét bột lấy vân tay của hắn khắp nơi trong phòng. Đằng nào cũng bị tóm nên hắn ngoan ngoãn đưa bàn tay đeo chiếc nhẫn kim cương bốn ca ra vào chiếc còng sáng loáng quen thuộc. Mặt hắn tái dại khi bị Hà xốc nách kéo dậy. Với Hà thì chiếc nhẫn ấy chẳng lạ lùng gì.

-  Luân “khùng”! Mày đã bị bắt!

Bà nhà văn già đang phục vụ việc lấy lời khai, thấy thế, thở dài:

 - Đêm hôm qua khi biết có trộm đột nhập, tôi nghĩ rằng mình không thể chống lại tên trộm bằng sức lực nên giả vờ nhận hắn là con rể của mình. May thay, hắn không hề phản ứng gì mà ở lại dùng bữa tối và ngủ lại nữa...

- Hôm qua cháu nghe con Shushi sủa vang, thấy cái xe đạp nằm ngay dưới ô cửa sổ, rồi cô thò đầu ra nháy mắt là cháu nghi rồi. Cho nên cháu để anh em đi tuần tiếp mà lội bộ quay lại để quan sát. Vẫn nghe Shushi sủa, nhưng thấy vẫn có đèn nên cháu không vội gọi vào. Rình cả đêm ngoài này mà cứ lo, may mà sáng nay cô gọi cháu đến tóm hắn. Tưởng là ai, hóa ra thằng Luân “khùng”. Hắn vừa ra tù vì tội lừa đảo nhưng trốn không lên công an xã trình diện. Cơ quan đã liên hệ mấy lần nhưng hắn biệt dạng. Lần này cho mày đi mút chỉ luôn. - Hà gật gù.

- Thì ra là thế. Chắc hắn nghĩ tôi già, mắt mờ lú lẩn mới chủ quan lơ là đánh chén xong ngủ thẳng - Bà nhà văn già cười cười - Cảm ơn cô đã bắt hắn!

- Dạ không. Tụi cháu chỉ giữ hắn thôi, chứ bắt hắn là cô đó chứ ạ. Cô xử lý tình huống khéo thiệt. Ngay cả nhà văn Conan Doyle sống lại ắt cũng phải công nhận cô là “Sơ Lốc Hôm mặc váy” đấy! - Anh cảnh sát đồng nghiệp với Hà “ớt” vừa đẩy Luân “khùng” ra cửa, vừa quay lại góp lời.

V.C.N

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nàng Sói – Truyện ngắn của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Võ Chí Nhất dịch từ nguyên bản tiếng Anh,She Wolf của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Xem thêm
Trong lời mẹ hát | Thơ in sách giáo khoa và lời bình
Bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào giảng dạy ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Xem thêm
“Một ngày từ bên trong” - Tác phẩm đạt giải thưởng của cô gái 16 tuổi
Tập thơ “Một ngày từ bên trong” của tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh, bút danh Minh Anh sinh năm 2007 được trao Giải A của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023. Tập thơ được bán với giá 200 ngàn đồng.
Xem thêm
Chùm thơ Bùi Xuân Mẫn
Nhận thấy mình tin chắc thế nàovề một chuyện duy nhấtmà không thể chứng minhLập lòe sáng tối do ánh lửa
Xem thêm
Giới thiệu chân dung thơ Phạm Tiến Triều
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Xem thêm
Đừng xem đó là bẫy – Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Anh chàng cẩn thận ngồi vào bàn và nhìn bà Lan Chi với ánh mắt biết ơn khi bà mang khay bánh rán vàng ruộm chầm chậm bước về phía mình. Anh ta xoa cái bụng bí đau sau lớp vải áo sơ mi mới toanh, ra vẻ thèm ăn để làm bà vui vì sắp được thưởng thức hương vị bánh rán mới mà bà cất công làm từ sáng sớm.
Xem thêm
Cuộc điện thoại bất ngờ - Truyện ngắn Hoàng Thị Hiền
Sau tiếng trống báo hiệu vào tiết học, tôi cho đôi mắt được tự do quan sát khắp sân trường, nhà để xe, con đường tấp nập ngoài cánh cổng sắt…
Xem thêm
Thơ Trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI - Những tìm tòi và thử nghiệm
Đặt vấn đề thơ Trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX
Xem thêm
Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên
Mùa đông ở miền núi Tây Bắc, cái rét không ngòn ngọt như mạn Đông Bắc mà mằn mặn đanh đanh. Cây cối vào mùa đông chịu cái rét thấu, sáng sớm sương muối tích tụ từ đêm giữ lại cái rét trong những hạt trắng nhỏ li ti, treo mình trên từng tán lá, ngọn cỏ, cành cây. Sương muối không bỏ qua cái ngóc ngách nào của rừng núi, kể từ cái mạng nhện, những sợi tơ mỏng manh bình thường lẫn vào với không khí chẳng thấy đâu, vậy mà lúc này bị sương muối làm cho lộ diện hoàn toàn cả cấu trúc của mình.
Xem thêm
Bể dâu lành lặn | Chùm thơ của Mạc Tường Vi
Lặng lòng mắt ước xăm xaBể dâu lành lặn người ta phương nào
Xem thêm
Thơ Cỏ Ba Lá
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạnTiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâuĐôi chân trần làn da cháy đen nâuPhong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Xem thêm
Cảm thức nguồn cội trong ‘Chín nhánh da vàng’ của Khét
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Mỹ Ngọc
“Nếu ác quỷ không có trên đời, cái ác biết đổ cho ai?// Loài người văn minh chưa từng nhận đã đốt rừng/ Chưa từng nhận đã tàn sát chó mèo, cỏ cây, muông thú// Nhiều người thậm chí ra tay với cả đồng loại của mình/ Loài người ngợi ca sự văn minh/ Nhưng lại thỏa hiệp với những con “người” trong lòng có quỷ…”
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Võ Chí Nhất
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất hiện nay vẫn là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Trần Khải Duy
Nhà thơ trẻ Nguyễn Trần Khải Duy sinh năm 1995 tại Bình Định.
Xem thêm
Đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Đình Minh Khuê
Chạm vào cái thực - tiểu luận của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Minh Khuê.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6.
Xem thêm
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật sinh năm 2000
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trương Mỹ Ngọc
Hiện nay, Trương Mỹ Ngọc làm biên tập viên truyền hình tại TP.HCM.
Xem thêm