TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên

Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-07-28 11:54:51
mail facebook google pos stwis
836 lượt xem

Mùa đông ở miền núi Tây Bắc, cái rét không ngòn ngọt như mạn Đông Bắc mà mằn mặn đanh đanh. Cây cối vào mùa đông chịu cái rét thấu, sáng sớm sương muối tích tụ từ đêm giữ lại cái rét trong những hạt trắng nhỏ li ti, treo mình trên từng tán lá, ngọn cỏ, cành cây. Sương muối không bỏ qua cái ngóc ngách nào của rừng núi, kể từ cái mạng nhện, những sợi tơ mỏng manh bình thường lẫn vào với không khí chẳng thấy đâu, vậy mà lúc này bị sương muối làm cho lộ diện hoàn toàn cả cấu trúc của mình.

Lạnh quá, rét quá, từ con nhện, con kiến cũng không muốn chui ra khỏi tổ đi kiếm ăn nữa. Thế mà người dân Tây Bắc mùa này vẫn chưa được ngơi nghỉ, mùa này là mùa sấy thảo quả, họ vẫn phải ra khỏi nhà, địu lù cở đạp chân lên những ngọn cỏ để đi làm, sương muối vỡ bem bép dưới bước chân người dân miền sơn cước lam lũ.

Nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên 

Công cuộc sấy thảo quả cũng không hề đơn giản. Thảo quả tươi cắt về phải lấy từng quả ra để lên giàn sấy cao tầm một mét rưỡi, dùng củi đốt bên dưới để lấy hơi nóng và khói sấy cho khô. Giàn sấy thảo quả làm thủ công bằng cọc gỗ tươi buộc thành hình chữ nhật, bên trên đặt lưới sắt mắt nhỏ rồi mới rải thảo quả lên sấy. Sấy thảo quả phải để ý lửa không được quá to, phải tỏa đều ra giàn sấy, tốt nhất nên dùng củi là một thân gỗ to hoặc gốc cây khô lâu ngày. Tùy lượng thảo quả nhiều hay ít mà định lượng số ngày sấy, cứ sau hai ngày hai đêm là phải dùng tay đảo thảo quả từ dưới lên trên để thảo quả khô đều, sấy tầm năm tới bảy ngày mới xong một mẻ.

Sấy thảo quả phải nhẫn nại không được nóng vội, người sấy thảo quả phải kiên trì như nước chảy, nếu ào ào vội vã là y rằng hỏng. Thảo quả sấy ra xỉn màu, bồm bộp, để một thời gian lại mốc trắng thế là phải bán tống bán tháo cho thương lái với cái giá rẻ mạt vô cùng, coi như công sức cả một năm chờ đợi đi tong. Thảo quả sấy đẹp, màu sắc đậm đà, nặng cân, để mấy năm rồi đem ra giã vẫn còn tươi nguyên mùi vị. Thảo quả tính nóng, ngoài kết hợp với một số dược liệu khác để làm thuốc thì còn dùng như gia vị ăn hàng ngày với mùi thơm rất đặc biệt. Những chị hàng xóm có con nhỏ gần nhà tôi mỗi khi có việc đưa con đi đâu thường bỏ vào trong người đứa nhỏ một quả thảo quả đã sấy khô để tránh vía lạ, vía dữ đi theo đứa trẻ.

Buổi sáng, lũ trẻ chúng tôi đầu trần chân đất lội qua những khe suối lạnh như nước đá, bước qua những con đường mòn đầy đất và sỏi đá để tới trường. Đứa nào khá hơn thì có được manh áo khoác, sương muối tha hồ phởn phơ trước mặt trêu đùa. Đến trường mặt đứa nào cũng ướt rườn rượt, mằn mặn một vị sương muối buốt giá.

Mùa đông mặt đứa nào cũng dọc ngang những vết nứt nẻ ngứa ngáy. Trời lạnh, đứa nào cũng mau chân mau tay nhặt nhạnh những cành củi khô ở ven đường tụ lại đốt thành đống lửa sưởi những giờ nghỉ học đi chăn trâu. Những đứa không phải chăn trâu thì địu em nấu cơm, đun cám lợn. Ngọn lửa hồng luấn quấn hơi ấm làm đỏ bừng hai má, gặp sương muối càng dễ bị nẻ.

Tôi gặp sương muối vào mỗi mùa đông, chẳng ghét bỏ vì sương muối chỉ có mỗi năm một lần nhưng cũng chẳng yêu thương nổi vì sương muối gây hại cho cây trồng vật nuôi. Con đường tôi đi học dọc hai bên đường là những bụi tre rất rậm rạp. Loài tre này trên thân, tay tre mọc gai tua tủa, thế mà những giọt sương muối vẫn len lỏi được qua, rơi xuống đất lách tách.

Lần đầu nghe tiếng sương muối rơi, tôi giật mình sợ hãi ngơ ngác nhìn quanh, chả có ai ngoài hơi sương lạnh lẽo. Lâu dần thì tôi đã quen với tiếng sương muối rơi cạnh những thân tre đứng im lìm chịu đựng cái rét tê tái quanh mình. Sương muối bay là là sát bước chân tôi như người bạn cũ rồi đọng lại trên nhành cây ngọn cỏ như dằn dỗi vì bị bỏ quên. Sương đọng lên từng giọt tròn xoe, trong vắt, mặn như nước mắt của mùa đông.

Mùa đông buồn gì thế??? Mùa đông lạnh lẽo, buốt giá trên núi cao, nhắc nhở cho con người biết cái nỗi cô đơn của mình. Mặt trời mùa đông không gắt gỏng, mặt trời mùa đông dịu dàng chiếu từ sườn núi phía Tây lan dần ra, tỏa sáng cả không gian. Mặt trời chiếu vào những hạt sương muối khiến cho nước mắt mùa đông long lanh dịu dàng. Mặt trời đã dùng ánh sáng ấm áp của mình để xoa dịu đi nỗi buồn của mùa đông.

Sương muối cũng vì thế, chỉ chờ nắng lên một lúc là tan ra ngay. Mặt trời đã thành công vỗ về nỗi buồn của cô bé mùa đông đa sầu đa cảm.

ĐẶNG THÙY TIÊN

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Giữa đời may rủi” – Truyện ngắn Võ Đào Phương Trâm
Những phận đời ngơ ngác giữa con đường mênh mông, ngỡ mênh mông mà lại chật hẹp đến không còn khoảng trống để thở một tiếng thở nghe cho trọn vẹn. Mặt sóng vẫn lấp đầy, đẩy đưa chìm nổi, và người ta vẫn cứ đi, mộng mị đến rã rời!....
Xem thêm
Nàng Sói – Truyện ngắn của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Võ Chí Nhất dịch từ nguyên bản tiếng Anh,She Wolf của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Xem thêm
Trong lời mẹ hát | Thơ in sách giáo khoa và lời bình
Bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào giảng dạy ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Xem thêm
“Một ngày từ bên trong” - Tác phẩm đạt giải thưởng của cô gái 16 tuổi
Tập thơ “Một ngày từ bên trong” của tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh, bút danh Minh Anh sinh năm 2007 được trao Giải A của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023. Tập thơ được bán với giá 200 ngàn đồng.
Xem thêm
Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Hắn giật thót người khi nghe tiếng con Shushi sủa váng lên khiến bà già chủ nhà lên tiếng nhắc chó cưng rồi rời bàn viết.
Xem thêm
Chùm thơ Bùi Xuân Mẫn
Nhận thấy mình tin chắc thế nàovề một chuyện duy nhấtmà không thể chứng minhLập lòe sáng tối do ánh lửa
Xem thêm
Giới thiệu chân dung thơ Phạm Tiến Triều
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Xem thêm
Đừng xem đó là bẫy – Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Anh chàng cẩn thận ngồi vào bàn và nhìn bà Lan Chi với ánh mắt biết ơn khi bà mang khay bánh rán vàng ruộm chầm chậm bước về phía mình. Anh ta xoa cái bụng bí đau sau lớp vải áo sơ mi mới toanh, ra vẻ thèm ăn để làm bà vui vì sắp được thưởng thức hương vị bánh rán mới mà bà cất công làm từ sáng sớm.
Xem thêm
Cuộc điện thoại bất ngờ - Truyện ngắn Hoàng Thị Hiền
Sau tiếng trống báo hiệu vào tiết học, tôi cho đôi mắt được tự do quan sát khắp sân trường, nhà để xe, con đường tấp nập ngoài cánh cổng sắt…
Xem thêm
Thơ Trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI - Những tìm tòi và thử nghiệm
Đặt vấn đề thơ Trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX
Xem thêm
Bể dâu lành lặn | Chùm thơ của Mạc Tường Vi
Lặng lòng mắt ước xăm xaBể dâu lành lặn người ta phương nào
Xem thêm
Thơ Cỏ Ba Lá
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạnTiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâuĐôi chân trần làn da cháy đen nâuPhong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Xem thêm
Cảm thức nguồn cội trong ‘Chín nhánh da vàng’ của Khét
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Mỹ Ngọc
“Nếu ác quỷ không có trên đời, cái ác biết đổ cho ai?// Loài người văn minh chưa từng nhận đã đốt rừng/ Chưa từng nhận đã tàn sát chó mèo, cỏ cây, muông thú// Nhiều người thậm chí ra tay với cả đồng loại của mình/ Loài người ngợi ca sự văn minh/ Nhưng lại thỏa hiệp với những con “người” trong lòng có quỷ…”
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Võ Chí Nhất
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất hiện nay vẫn là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Trần Khải Duy
Nhà thơ trẻ Nguyễn Trần Khải Duy sinh năm 1995 tại Bình Định.
Xem thêm
Đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Đình Minh Khuê
Chạm vào cái thực - tiểu luận của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Minh Khuê.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6.
Xem thêm
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật sinh năm 2000
Xem thêm