TIN TỨC

Soi lại mình trong thơ, trong hoa và đời

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-17 17:54:21
mail facebook google pos stwis
1753 lượt xem

TRẦN THỊ THẮNG

Tôi chưa lần nào gặp nhà thơ người Khmer Trúc Linh Lan, chị là chủ tịch Hội Nhà văn Cần Thơ. Nhưng khi đọc thơ chị thì có nhiều câu chữ như biết nói sâu hơn như: Soi lại chính mình; Vô thường; Mai ta về Hà Nội chớm đông; Hoài niệm khúc tình xưa; Hà Nội mùa trở gió; Vô thường. Sau này gặp lại, tôi mới tìm đọc kỹ hơn: Thơ chị rất gần với con người ngoài đời. Xin bắt đầu bằng từ bài thơ Soi lại chính mình và trở lại những bài thơ chị in trong tập

Hình như tôi đánh mất một cái gì trong tôi

Niềm tin,

Sự hy vọng,

Cái tốt đẹp của cuộc đời.

(Soi lại chính mình, 3-1-2012)

Đọc tiếp dòng thơ dưới đây, bắt tôi phải đi tìm thơ trong các tập thơ Trúc Linh Lan

Tôi ngồi ở quán cà phê

Người bạn nói với tôi bằng học vị

Người bạn nói với tôi bằng mặt nạ nhiều màu

Một người bạn khác thì: Sao cũng được!

Tôi tự nhủ:

Gương mặt nào cho buổi sáng

Gương mặt nào cho buổi chiều

Sự lựa chọn mỏi mệt

Trên sân khấu bi hài.

Hãy cho tôi một gương mặt người tôi soi lại chính tôi!

(Soi lại chính mình)

Vậy là văn nghệ sĩ thời nay có bao điều để lựa chọn, chọn cho mình gương mặt nào để là mình, để nguyện làm người dẫn dắt cái đẹp đến với công chúng.

Thềm thơ mấy bậc hoa rơi

Gót sen ẩn hiện gọi mời hồn xưa

Tiếng thơ, tiếng sáo, tiếng mưa...

Đá trong tâm thức cợt đùa tri âm

Đi qua cánh cổng "Vọng Tâm"

Áo nghê thường, lụa nghê thường, khói sương

Em ngồi thêu áo nhân duyên

Mỏng manh sợi chỉ nghe thương phận mình

(Hồn xưa trên cánh tay em, 2007)

Đây là bài thơ vọng về hồn xưa, để mở ra “Đi qua cánh cổng "Vọng Tâm"

Mỗi nhà thơ đang sống thời hiện tại phải tự đặt mình trong nền văn hóa ngàn xưa để đối nhân xử thế, để viết, để là chính mình. Tôi cho rằng viết được một câu thơ, một bài thơ có một người đọc cũng đã là thành công. Trong thơ Trúc Linh Lan ngoài Soi lại chính mình ta lại đọc những bài thơ trước đó: Mười năm

Mười năm bạc cả tóc xanh

Mười năm lạc mãi khúc quanh đời mình

Mười năm một điệu tang tình                                        

Mười năm luyến láy đời mình chiêm bao.

( Mười năm, 6-5-09)

Đời người trải qua bao cay đắng về đời sống, duyên phận, về giàu nghèo. Trúc Linh Lan cũng có nỗi buồn quá lớn khi người chồng là chỗ dựa, là ý trung nhân hợp nhau và cùng yêu văn học thơ ca, anh đã ra đi mãi mãi. Nhà thơ luôn soi lại mình trong khi buồn rồi lại đứng dậy. Trong một bài thơ Bạn tôi chị viết về người bạn khi vợ ra đi để lại hai đứa con nhỏ cho anh, nỗi buồn của anh có nỗi buồn của tác giả cùng hoàn cảnh, nên câu thơ như bấu vào đời, bấu vào cuộc sống hiện tại với nhiều ước lệ

Bạn tôi gã đàn ông góa vợ

Hai đứa con giữ lấy hắn một bước không rời

Tóc trên đầu... đen dần ít sợi,

Trắng với nỗi buồn đêm một bóng lẻ loi

Nhà có ba người ba bóng mồ côi

Hai đứa trẻ mơ gọi - mẹ ơi!

Còn hắn thì... nhớ vợ.

Đó cũng là điều hắn rất sợ,

Sợ bản thân mình - sợ ký ức phai phôi.

…Đêm nay,

Hắn lại về trong cơn say,

Thắp một nén hương hắn rơi nước mắt,

Đứa con gái lén nhìn hắn khóc,

Nó nhận ra một điều bố nó rất cô đơn.

(Bạn tôi, Mùng 5 tết 2007).

Đi qua những mất mát, những còn lại là sự trăn trở của nhà thơ đương thời. Thơ Trúc Linh Lan có nhiều trở trăn trước cuộc sống hiện tại và quá khứ, hiện tại và tương lai để lại làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc cùng đứng dậy nhìn về một niềm vui nho nhỏ trước mắt và tương lai: “Mặt trời vừa lên/Đoá quỳnh khép mắt để lại mùi hương nuối tiếc.”

Đêm mơ

Đêm trăn trở

Đêm thao thức

Đêm chờ…

Nhiều đêm đi qua như một cơn giao mùa

Tiếng gió gọi tình, tiếng tắc kè đơn độc

Tiếng chim cú gọi khuya khô khốc

… Ký ức lộn xộn như một cung đường nhiều ngả

Ta trơ vơ

Ta không kịp nhận ra mình

Mặt trời vừa lên

Đoá quỳnh khép mắt để lại mùi hương nuối tiếc.

(Khoảng trắng màu hoa quỳnh,10.6.012)

Cũng đề tài hoa quỳnh, nhà thơ Trúc Linh Lan lại làm theo một ý tưởng có thể quỳnh không nở thì sao? Con tạo xoay vần không còn xoay được thì thế nào? Bản lĩnh nhà thơ dù trăng tàn, hoa không nở thì phải làm gì? Nhà thơ tự trả lời: Sương rơi trên trang thơ/Hay là nước mắt?

Có một đoá quỳnh không nở nữa,

Đêm không còn trăng.

Người đàn ông lục tung quá khứ,

Tìm một nụ hồng,

Để yêu.

Ướp hương vào tâm tưởng

Hoài niệm xưa,

Hoài niệm cuộc tình.

Người đàn ông cất trăng vào ký ức,

Để quên.

Sương rơi trên trang thơ,

Hay là nước mắt?

Xác thu rơi trong chiều vắng,

Quỳnh không còn trăng,

Không nở.

(Đóa quỳnh không nở)

Khi đọc thơ Trúc Linh Lan có nhiều trăn trở trước cuộc đời, trong tâm tưởng, nhưng khát vọng làm người, làm nhà thơ đúng với mình giữa cuộc đời mênh mông này rất khó nhưng vẫn phải làm. Trước tiên phải làm một nhà thơ đồng cảm sâu nặng với con người

Mùa xuân em mười tám

Đã con bế con bồng

Em trở về quê cũ

Lòng tôi buồn mênh mông

...Líu ríu con nước chảy

Líu ríu tiếng ru hời

Líu ríu ơi líu ríu

Tôi yêu em

Một đời!

(Líu ríu lục bình trôi,13/11/012)

Vậy trách nhiệm nhà thơ là phải hiểu hết thời cuộc ngày nay và bản lĩnh nhà thơ dẫn bằng thơ tới cuộc đời. Thơ lúc này không phải đi trên mây, cũng không thể tô hồng mà phải đau cùng nỗi đau của mọi người và dẫn họ đi bằng thơ của chính mình. Tôi đọc thơ Trúc Linh Lan không có con chữ tròn vo mà nó luôn day dứt, nó biết bấu chặt vào cuộc đời với nỗi đau có thật để hòa đồng và yêu thương con người bằng cả trái tim nhà thơ. Chị hoạt động thơ ca từ những năm 90 của thế kỷ trước tới giờ, mới được kết nạp vào hội Nhà văn Việt Nam năm 2016. Nhưng thơ chị đã hòa đồng cùng nhịp thơ thời đại từ hơn hai mươi năm nay. Bài Vô thường gõ lại nhịp thơ và hơi thở của chính nhà thơ sang thế kỷ 21

Đi qua ngày,

Khu vườn lạnh tanh hâm hao cơn khát nước

Mặt trời cười trôi ngược

Tôi tự nhận ra mình đang đứng ở cuối đông.

Đi qua ngày,

Ngọn gió lạc mênh mông,

Thổi bão cát lòng tôi xoáy hút

Sa mạc hư không, miền yêu thương tím ngắt

Loài cây xương rồng rực nở lửa từ hoa.

(Vô thường, 1-1-2012)

Nó như một mệnh lệnh từ trái tim nhà thơ phải làm gì nhiều hơn nữa cho thế kỷ tới, cho đất nước ta những năm tới.
 

Các nhà thơ nhà văn: Ngọc Tuyết, Bùi Đức Ánh, Lê Thị Kim, Trần Thị Thắng, Đặng Nguyệt Anh, , Phương Huyền, Trúc Linh Lan (bìa phải)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm