TIN TỨC
  • Truyện
  • Tái hôn - Truyện ngắn Trần Kim Lợi – Song Kim.

Tái hôn - Truyện ngắn Trần Kim Lợi – Song Kim.

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1060 lượt xem

Trời đông, gió lạnh run người. Thư khoác chiếc áo lông, dày cộm, trang bị thêm bao tay, vớ mà cô vẫn thấy chưa đủ ấm. Từ tầng nhà cao tầng, Thư nhìn xuống đường. Sáng chủ nhật, trời u ám, tối mịt, bầu trời buổi sáng như buổi chiều, lại thêm cơn bão số 7.

Mấy bà nội trợ tranh thủ mua đồ về nấu bữa ăn cuối tuần cho chồng, con:

  • Con ăn gì, mẹ mua?
  • Em nấu lẩu, anh đi công việc, về sớm nha.
  • .....

Thư không nghe rõ lời đáp “a, b,c” gì đó nhưng vẫn nghe những tiếng xì xào, ồn ào ngay sau đó.

Thư mất mẹ năm 22 tuổi. Tuổi 22, nghe có vẻ... trưởng thành nhưng cô bỡ ngỡ lắm. Mẹ ra đi trong sự ngỡ ngàng vì quẩn trí khi nợ nần bủa vây, công việc kinh doanh thất bại. Ông Đức (ba Thư) sống khá trầm lặng, khô khan và rất cầu toàn.Trái ngược với ông Đức, mẹ Thư (bà Lam) luôn vun vén cho gia đình, dịu dàng, tinh tế trong từng bữa ăn cho gia đình. Mọi chuyện vỡ lở, bà Lam chịu mọi lời oán trách cay nghiệt từ chồng và từ đứa con gái bà rất mực yêu chiều: “Con thất vọng về mẹ!” – mũi dao nhọn xuyên qua trái tim người đàn bà tận tụy.

Kể từ ngày đó, sau giờ dạy Tin học ở trung tâm DRD, cho những bạn khuyết tật. Thư lang thang đến 7, 8 giờ tối mới về, thường kiếm gì bỏ bụng, hơn là ăn cơm nhà. Thư luôn dằn vặt vì câu nói, mà cô cho là cay nghiệt đã xô đẩy mẹ cô vào bước đường cùng. Ngôi nhà vắng mẹ, Thư chạy trốn quá khứ bằng nhiều cách và Khoa xuất hiện như một vị cứu tin của đời Thư.

Minh Khoa – giám đốc công ty máy tính Thiên Ân. Công ty Khoa là một trong những nhà phân phối máy tính cho DRD. Khoa và Thư yêu và cưới nhau, vỏn vẹn trong nửa năm.

  • Em muốn học cao hơn để tiếp tục cống hiến cho trung tâm.
  • Nhà mình đâu thiếu tiền,  em chỉ cần sinh cháu cho mẹ là được rồi.
  • Tụi mình còn trẻ, trước khi kết hôn, anh cũng đồng ý là chúng ta sẽ chậm có con để cùng nhau phát triển sự nghiệp mà?
  • Haiz! Thì cũng 5 năm rồi, anh luôn tôn trọng công việc của em. Dù anh không thích vợ mình chôn chân ở một nơi chẳng sáng sủa gì!
  • Em hiểu. Anh ráng thuyết phục mẹ cho em thêm một thời gian nữa. Lúc đó em sẽ sinh cho anh liền tù tì đủ... một đội bóng. Thư ôm chồng từ phía sau và hôn anh một cái “chóc”, nghe rõ mồn một.

Khoa xiêu lòng, trước lời “dụ khị” của vợ. Từ sofa, anh với tay hôn nhẹ lên môi Thư, anh chồm người đứng dậy, cả hai khóa môi nhau cho đến khi hai cơ thể hòa làm một.

Vợ chồng Khoa càng hạnh phúc thì bà Thủy càng ghét con dâu. Chuyện mong có cháu chỉ là cái cớ để bà hoạnh họe Thư. Bà Thủy khi dễ gia đình thông gia vì chuyện của mẹ Thư nhưng khi biết chuyện thì Khoa đã cưới Thư, vì danh dự gia đình nên bà hậm hực cho qua.

  • Con mời ba mẹ xuống ăn sáng. Thư hồ hởi.
  • Cảm ơn con. Ông Đăng từ tốn.
  • Hứ! Nhiệm vụ của nó là hầu hạ mình. Ông cảm ơn cái gì. Bà Thủy gắt.

Thư “ngó lơ” cho xong. Thấy hai cha con ông Đăng cười, nói với Thư, bà Thủy kiếm cơ sai con dâu đủ việc. Khoa “ rành ý” mẹ, nên việc gì Khoa cũng giúp vợ. Thư càng là “cái gai” trong mắt mẹ chồng.

Gió xào xạc, mưa như trút nước, đã hơn 6 giờ tối mà Thư chưa về. Khoa xót ruột, nhớ về trận cãi vã tối qua.

  • Em nghỉ làm đi!
  • Tại sao? Em nghĩ anh luôn ủng hộ em chứ?
  • Không nói nữa, em cứ làm theo ý anh là được.
  • Anh..., anh nghe lời mẹ ngăn cản em chứ gì?
  • Anh luôn bị mẹ mắng vốn là không biết dạy vợ. Cưới nhau đã lâu, mà em chưa chịu sinh cháu, công việc nhà thì em làm không xong: nấu nồi canh chua cũng không vừa ý mẹ. Con cá, anh cũng làm giúp em....
  • ....

Thư không ngờ Khoa “đàn bà” đến vậy, cô luôn nghĩ những vụng về đó, sẽ giúp vợ chồng cô góp nhặt thêm yêu thương mỗi ngày. Thư im lặng, quay mặt vào tường, cố nhắm mắt, ngăn những giọt nước mắt yếu đuối, xen lẫn thất vọng đừng trào ra. Thư rắm rứt.

Sáng ra, Thư đã đi từ lúc nào. Bà Thủy:

  • Của con nè. Vợ gì mà không lo được cho chồng nổi bữa ăn sáng. Haiz! Khoa nhăn nhó, bà Thủy tiếp:
  • Nó làm dâu nhà mình là phước mấy đời. Ở đó, mà õng à õng ẹo!
  • ....
  • Con nói chuyện với nó chưa?
  • Dạ... rồi.
  • Rồi? Mà ấp a, ấp úng. Hay là nó lại cãi, con lại nhường?
  • Con xin mẹ! Mẹ đừng chất vấn con nữa. Đừng biến con thành “ thằng chồng gà mái” trong mắt cô ấy!

Khoa đứng dậy, đẩy ghế mạnh tay và đi một nước. Bà Thủy tức tối còn ông Đăng chỉ biết lắc đầu, như trách bà Thủy vô tâm trong bữa sáng của gia đình.

Khoa vén màn, nhìn ra ban công, mưa vẫn ào ào. Khoa xuống nhà, định lấy xe đi lòng vòng đón Thư và chở nàng đi ăn món bánh tráng cuốn bắp bò, rau rừng mà nàng thích để chuộc lỗi. Khoa vừa xuống lầu thì Thư về, Thư ngã quỵ trước thềm, mình mẩy ướt sũng.

  • Em không sao chứ? Khoa lo lắng, bế Thư lên phòng.

Khoa thay quần áo cho vợ, chườm khăn hạ sốt, đủ kiểu. Tuy vụng về nhưng đủ để biết anh yêu cô nhiều như thế nào. Đêm đó, Khoa không ngủ được, cứ chút xíu là Thư cứ nói mớ: “Mẹ ơi, con trót nặng lời với mẹ nên giờ con phải chịu sự rẻ rúng của người thân và cả anh Khoa – chỗ dựa vững chãi nhất của con cũng bỏ con, mẹ ơi!” Dù cô nói mớ nhưng Khoa vẫn thấy mắt cô ươn ướt.

  • Em khờ quá, anh làm sao mà bỏ em được! Khoa ôm Thư vào lòng vỗ về. Thư cũng ngoan ngoãn nằm gọn trong vòng tay chồng.

Khoa gọi điện đến DRD, xin cho vợ nghỉ một tuần, anh cũng thu xếp công việc ở công ty Thiên Ân để có chuyến nghỉ mát ở Đà Lạt, anh hi vọng sau chuyến đi, vợ chồng anh sẽ có tin vui.

Thư sinh con gái, giống Khoa như đúc. Mẹ chồng Thư cũng vui hơn. Khối lượng công việc của Thư tăng lên, từ khi cô chuyển sang công việc mới ở công ty may mặc Việt Tiến. Có năng lực và chí tiến thủ, Thư nhanh chóng lên chức trưởng phòng, giám đốc tiếp thị và quảng cáo. Cô càng bù đầu khi cấp trên ra quyết định đưa phòng Tiếp thị và Quảng cáo thành một công ty riêng biệt.

  • Em muốn hỏi ý anh về việc này. Vì nếu như vậy thì thời gian và tâm huyết của em sẽ rất nhiều, ít có thời gian lo cho gia đình.
  • Không sao. Anh sẽ phụ em lo cho bé My.
  • Cảm ơn ông xã, mà anh phải nói giúp em với mẹ nha.
  • Hờ, ai rảnh đâu mà giúp với đỡ. Khoa cười.
  • Em biết anh sẽ giúp em mà. Thư nũng nịu.

Khoa nhìn vợ yêu kiều trong chiếc váy ngủ, anh mua tặng. Khoa thì thầm, “ma mãnh”: Ngủ nha, em yêu! Ánh sáng tối dần, vợ chồng Khoa đê mê, chìm đắm trong niềm hạnh phúc thăng hoa.

Thời gian đầu, Khoa rất mực ủng hộ vợ. Dần dần, anh uể oải khi vừa về nhà là phải cho con ăn, tắm rửa cho con vì Thư thường về muộn; thêm lời tác động từ mẹ, Khoa cáu, có hôm bé My quấy khóc, anh đết vào mông con, đau điếng.

  • Ơ, ơ, mẹ thương. Anh làm gì mà đánh con vậy? Thư vỗ về con gái, ánh mắt khó chịu, nhìn chồng.
  • ....
  •  Cô còn hỏi? Ai đời, có vợ mà cứ để vợ đi ăn cơm khách. Còn chồng lúi húi tắm con, giặt giũ? Bà Thủy “châm chích”.
  • Con đi làm mà. Thư nói.
  • Ừ. Cố gắng làm cho tốt, đừng để như mẹ cô nha. Bà Thủy mai mỉa.
  • Mẹ! Mẹ nói con sao cũng được, đừng xúc phạm mẹ con! Thư quát mắt nhìn mẹ chồng, giọng nhòe đi.
  • Mày đội vợ mày lên đầu, nó chửi mẹ, mày để yên hả con? Bà Thủy xúi con trai.

Dù hiểu vợ nhưng Khoa cũng cáu vì Thư mải mê với công việc, bỏ bê cha con anh và lại còn lớn tiếng với mẹ chồng. Khoa vung tay đánh Thư, đang ôm bé My nên Thư suýt ngã, ông Đăng giơ tay đỡ con dâu, ông vừa bất ngờ, vừa bất bình trước cách hành xử của con trai. Bé My khóc thét, Thư đi như chạy: cô lên phòng gom quần áo, bế con ra đi.

Thư cắt hết mọi liên lạc với mọi người, trừ ông Đức – ba cô. Cô luôn dặn ông giấu mọi thông tin về mẹ con cô. Vợ con đi rồi, Khoa chìm vào rượu chè khi nhận được mail đơn ly hôn, khi Thư nói, cái tát tay của Khoa là dấu chấm hết, cô không thể tha thứ cho anh. Tòa triệu tập nhiều lần, Khoa đều vắng mặt. Thư đơn phương ly hôn.

Sau đó, Thư và Khoa quen một vài người: người thì chẳng thể chấp nhận mẹ đơn thân, kẻ thì làm vợ chẳng tròn bổn phận,.... Tất cả chỉ hoàn về con số 0.

  • Bà nhớ cháu quá! Bà Thủy nghèn nghẹn khi giở anlbum hình cũ của gia đình ra xem.
  • Haiz! Buồn bã gì chứ! Đúng ý bà rồi! Ông Đăng bực.
  • Tôi...
  • Ngày xưa, nếu bà đối xử tử tế với con Thư, cảm thông với chị sui, đừng tác động con mình thì giờ bà đâu phải khóc lóc?
  • Tôi khóc gì chứ? Con Thư không sai thì ngàn lời tôi nói cũng chẳng thấm tháp gì? Một cái tát, mà nó làm quá!
  • Bà! Một cái tát thôi? Nếu thời trẻ, tôi cũng cư xử như vậy, bà nghĩ sao? Đường đường là đứa có ăn học mà như mấy thằng cu li đầu đường xó chợ! Con với cái!
  • ....
  • Ba nói đúng. Con là một đứa lưu manh mà! Con chỉ mong gặp lại bé My, con không mong Thư tha thứ. Khoa từ cổng bước vào, xen giữa cuộc tranh luận của ông Đăng và bà Thủy.
  • Giỏi lắm con trai! Ông Đăng vỗ vai con, hài lòng.

Trời vào đông, se lạnh, chỉ còn hơn một tháng nữa là Tết. Mẹ con Thư  hòa vào dòng người Thiên chúa giáo, diện váy đỏ, nón, bao tay dày cộm để đón giáng sinh.

  • Con nhìn kìa! Các cô chú, ông bà chen chúc đón giáng sinh, vui hông con gái? Thư mỉm cười, trìu mến nhìn con.
  • Mẹ ơi, giáng sinh là ông già Noel sẽ phát quà cho em bé ngoan hả mẹ?
  • Ừ, đúng rồi, mà con gái mẹ có ngoan hông, ta mà muốn có quà?
  • Có mà. Con được 2 bông sen trong sổ Bé Ngoan đó.

Thư bệu má và hôn lên gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu của con bé. Tâm trạng cô bỗng chùng xuống khi nhìn dòng người ngày thêm đông và đi bên cạnh gia đình, chứ ít ai đơn lẻ như mẹ con Thư. Cô nhớ mẹ nhiều: hồi ức về mẹ hiện về mồn một, cũng chính nơi này, mẹ cùng cô tản bộ, cảm nhận cái lạnh rít tai nhưng làm cả hai mẹ con mê mẫn! Rồi lại lần tìm đến quầy cá viên chiên, bò bía, gỏi cuốn, ăn cho đã nư mới chịu về.

“Mẹ ơi, con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ thơ....” – xa xa có tiếng hát vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo, làm mắt Thư ươn ướt. Cô dắt con lướt qua.

  • Rầm! Mẹ con Thư va vào một người đàn ông đeo kính trắng, ban đêm nên Thư chưa kịp nhìn rõ mặt.
  • Con gái, chú xin lỗi, con không sao chứ.
  • Thư? Là em phải không? Khoa xúc động, rồi quay lại nhìn kỹ gương mặt đứa bé, anh đang ẫm trên tay, vỡ òa cảm xúc ngày đoàn viên, dưới ánh sáng của đèn đêm, Thư vẫn thấy nước mắt Khoa rơi khi anh ôm xiết bé My vào lòng.
  • Ba nhớ con nhiều lắm. Khoa hôn lên trán và má của con mấy cái liền.

Khoa đứng dậy, nhìn Thư thật lâu. Thư bảo con đi chơi gần đó để ba mẹ nói chuyện.

  • Em khỏe chứ.
  • Khỏe
  • Công việc của em vẫn ổn?
  • Em đã xin làm lại ở DRD để có thời gian chăm sóc con và hơn hết là em muốn lan tỏa yêu thương đến những người cần chúng ta. Đó cũng là việc mẹ em hay làm lúc sinh thời. Còn anh chắc đã tìm được người tốt hơn em rồi. Thư hóm hỉnh.

Lâu lắm rồi, Khoa mới nghe lại giọng nói dịu dàng, nhìn thấy lại nụ cười tỏa nắng của người anh yêu duy nhất trong đời.

  • ....

Khoa tần ngần đến ngẩn ngơ, cho đến khi Thư lên tiếng:

  • Anh sao vậy?
  • Ơ... không.... Anh không tìm được ai tốt hơn em.

Thư ngại ngùng, quay mặt đi. Khoa nắm tay Thư, hơi ấm quen thuộc ngày nào. Tim Thư rung lên từng nhịp, nhẹ nhàng, ấm áp, y như ngày Khoa tỏ tình với cô. Mặt đối mặt, Khoa trao cho Thư nụ hôn thật sâu, Thư cũng không ngần ngại đáp trả. Cảm xúc yêu đương mỗi phút thêm đầy đặn.

  • Con tặng ba mẹ nè! Bé My cầm 2 cái bong bóng bay đưa cho vợ chồng Khoa.

Khoa bồng con gái, Thư bệu má con, bé My khoái chí, cười tít mắt.

Căn phòng của vợ chồng Thư vẫn vậy: màu xanh ngọc của màn cửa, lọ hoa cát tường, nhỏ xinh được Khoa đặt gọn ở góc bàn trang điểm,... tất cả đều tươm tất như ngày cô mới về làm dâu. Thư suy tư, bao kỷ niệm ùa về, cô khẽ mỉm cười một mình: “Không ngờ anh lại chu đáo hơn em nghĩ”.

  • Anh cũng “không đến nỗi” nào phải không? Tiếng Khoa vọng ra từ phía sau.
  • OK. Tạm thôi. Thư cười.
  • Em đi, anh sống buông thả, với suy nghĩ: sẽ chứng minh cho em thấy em đã sai khi từ bỏ anh. Anh chung sống với Kiều như vợ chồng nhưng với bản chất tiêu pha phung phí, xấc xược, vô học của “gái làng chơi”, Kiều vớ của mẹ anh một số nữ trang và biệt tăm biệt tích. Haiz!
  • Mẹ đồng ý cho anh rước Kiều về đây sao?
  • Ừ. Anh cứ chè chén be bét nên mẹ cũng buông tay.
  • ....
  • Âu cũng là nhân quả. Vì gia đình anh đối xử tệ với em nên....
  • Anh đừng nói vậy, em cũng quá bướng bỉnh, không làm vừa lòng mẹ và anh thì khó xử.

Khoa vuốt tóc, hôn nhẹ đôi má lún đồng tiền của vợ và ôm cô vào lòng, âu yếm: anh sẽ là một người chồng đúng nghĩa, anh sẽ không để em phải rơi một giọt nước mắt nào nữa, bà xã à.

Thư ghẹo:

  • Xạo quá đi, ông ơi!
  • Anh xạo gì?
  • Em khóc rồi nè. Khóc vì hạnh phúc khi có anh.

Khoa thấy giọt nước mắt của Thư lăn nhẹ nhưng cũng anh cũng tìm lại được nụ cười tỏa nắng mà anh luôn khắc đậm trong tim.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm