TIN TỨC

Nguyễn Ngọc Hạnh mắc nợ trần gian trong “Câu thơ mắc cạn”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-16 13:50:21
mail facebook google pos stwis
2473 lượt xem

NGUYÊN BÌNH

Tôi đọc bài thơ CÂU THƠ MẮC CẠN của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh năm lần bảy lượt với tâm thế khám phá cái vị trí mà câu thơ đã “tát nhẹ” vào anh. Tuy thế, tôi vẫn đoan chắc là “câu thơ” không tát nhẹ vào đôi má nhà thơ hiền lành kia, mà nhắm vào nơi sâu thẳm nhất, mẫn cảm nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất trong tâm hồn anh. Tất nhiên rồi, sau cái tát ấy, huyền thức trong anh bỗng “Sáng bừng” lên, chớp lóe lên tựa động năng của thiên thạch va đập vào ý thức, đảo lộn tư duy có sẵn, thay thế bằng một trường suy tưởng mới đầy ắp năng lượng.

Nếu nói rằng thơ Nguyễn Ngọc Hạnh “trung thành với cảm xúc nhân bản, trở về với bản thể” (Ngô Đức Hành) thì “Câu thơ mắc cạn” là cảm thức thơ mà ta có thể lấy làm cơ sở dẫn dụ để khai thác, phân tích nhận định thú vị này.

Cặp câu lục bát đầu tiên theo tôi là dư chấn của trạng thái ray rứt, từ lâu gậm nhấm tâm cảm, dường như không chịu thỏa hiệp với thực tại. Ý thức bất an co cụm, dồn nén, bỗng nhiên bộc phát bởi sự kích họat của tác động vô hình nào đó, câu thơ bật ra ngay từ giây đầu tiên của cảm xúc:

Lời ru hát lại lần đầu

Đường mòn

Lối nhỏ

Hẹp câu thơ buồn...

Cái gì khiến cho Nguyễn Ngọc Hạnh nhủ lòng phải “hát lại lần đầu” lời ru êm đềm với ánh hào quang của hành trình văn chương khá dày dặn của mình? Đến nỗi tác giả bỗng thấy con đường phía trước trở nên “hẹp câu thơ buồn”. Phải chăng cảm thức thơ, không gian thơ bấy nay chao đảo trong cái vòng tư duy luẩn quẩn, gượng ép, xa rời khát vọng nhân bản? Có phải chính vì lẽ đó mà thi nhân lặng lẽ bỏ rơi mình, lang thang đi tìm chân trời mới trong tâm thế cô đơn để mong hội ngộ cùng thơ: “Núi mờ một bóng đầu truông/Bàn chân lạc bước dặm đường cùng thơ”. Càng đi tìm, nhà thơ càng “lạc lối về” trong sự hoang mang ngờ vực, như chàng Siddhartha trong “Câu chuyện dòng sông” của Hermann Hesse trước khi thức ngộ:

Cầm hư ảo giữa bến bờ…

Đợi trông

Vừa như có lại như không

Ô hay cái sự đèo bòng cỏ cây

Như là gấp mở bàn tay

Như là sấp ngửa ai bày…

Trần gian

Trầm tích của bao nhiêu lỡ làng, nuối tiếc vì chưa được khai phóng khỏi cái ao bèo tù hãm, thi nhân rơi vào trạng thái say trong tỉnh thức, tâm tư ngổn ngang trăm mối: “Biết là chân thấp trời cao/Vầng trăng phía trước, bèo ao phía này”, có lúc lại đắm chìm vào cõi hoang khai túy lúy say men trời đất khi “dốc cạn trời mây”:

 

Thôi đành lỡ với đò ngang

Đi không cùng chuyến ngỡ ngàng

Chiêm bao

Biết là chân thấp trời cao

Vầng trăng phía trước, bèo ao phía này

Ruột gan cháy xé miệng cay

Tôi xin dốc cạn trời mây...

Rượu tràn

Có những tấu khúc ngôn ngữ mà ta không thể giải mã. Mà thơ đâu có cần giải bày cùng ai. Đến ngưỡng, thơ tự trần tình với thơ, như con thuyền độc thoại với dòng sông, như tâm linh độc thoại với tôn giáo, hay nói giản dị hơn, nhà thơ độc thoại với chính mình, giải bày trong vô thức:

Rượu nào là rượụ trần gian

Câu thơ mắc mớ chi càn khôn đâu

Mắc chi tôi với đêm sâu

Xin đừng cọ rửa vài câu lở bồi...

Ai người đẽo đọt bờ môi

Tôi như vừa mới là tôi sinh thành

Đâu là bả vọng hư danh

Câu thơ mắc cạn giữa vành môi cong…

Những dan díu trần gian kia chẳng qua là những mặc định mơ hồ, bởi: “Câu thơ mắc mớ chi càn khôn đâu” và tôi, tôi chỉ là “Tôi như vừa mới là tôi sinh thành”. Tôi ngưỡng mộ câu thơ này quá, có thể nói là một ẩn dụ vô biên. Vậy đó, tôi là nhân bản, ngu ngơ như đứa trẻ sơ sinh, thơ là tiếng khóc chào đời hồn nhiên, mắc mớ chi mà phải chịu đẽo gọt để: “Câu thơ mắc cạn giữa vành môi cong”. Phải chăng, Nguyễn Ngọc Hạnh “phơi cảm xúc của chủ thể về những nỗi niềm muôn thuở của con người… Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh luôn chân thành với nỗi đau, với bao nỗi buồn của cuộc đời này. Nguyễn Ngọc Hạnh không kiểu cách giả tạo, màu mè với chữ nghĩa, làm dáng cách tân để lừa lọc người đọc…” (Ngô Đức Hành). Nhà thơ phơi phóng tâm cảm của mình trong giây phút thăng hoa và sau cùng là:

Nhiễu nhiên da lột mặt người

Câu thơ tát nhẹ vào tôi

Sáng bừng!

Tôi tin rằng, tia chớp sáng bừng ấy lại là động lực cho Nguyễn Ngọc Hạnh đi tiếp hành trình văn chương của mình mà không phải: Bàn chân vấp bước chân mình/Sắc không chân lại gập ghềnh bờ ao” dù có vẻ như định mệnh ràng buộc nhà thơ “mắc nợ trần gian từ quan niệm về thơ của mình…” (Ngô Đức Hành)      

Chúc nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, một con người luôn “nhân ái, vị tha, thủy chung với bạn bè” (Ngô Đức Hành) vững vàng giữa trần gian này với tâm thế như một câu của Hermann Hesse viết trong bài thơ "Gestutzte Eiche“ (Cây sồi trần trụi): "Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”
 

Bà Rịa, ngày 29/8/2023
NB

 

Câu thơ mắc cạn
 

Lời ru hát lại lần đầu

Đường mòn

Lối nhỏ

Hẹp câu thơ buồn...

Núi mờ một bóng đầu truông

Bàn chân lạc bước dặm đường cùng thơ

 

Khôn ngoan cắt tiết dại khờ

Cầm hư ảo giữa bến bờ…

Đợi trông

Vừa như có lại như không

Ô hay cái sự đèo bòng cỏ cây

Như là gấp mở bàn tay

Như là sấp ngửa ai bày…

Trần gian

 

Thôi đành lỡ với đò ngang

Đi không cùng chuyến ngỡ ngàng

Chiêm bao

Biết là chân thấp trời cao

Vầng trăng phía trước, bèo ao phía này

Ruột gan cháy xé miệng cay

Tôi xin dốc cạn trời mây...

Rượu tràn

 

Rượu nào là rượụ trần gian

Câu thơ mắc mớ chi càn khôn đâu

Mắc chi tôi với đêm sâu

Xin đừng cọ rửa vài câu lở bồi...

Ai người đẽo đọt bờ môi

Tôi như vừa mới là tôi sinh thành

Đâu là bả vọng hư danh

Câu thơ mắc cạn giữa vành môi cong

 

Bàn chân vấp bước chân mình

Sắc không chân lại gập ghềnh bờ ao

Đâu là đất thấp trời cao

Đâu là dấu vết cồn cào đầy vơi

Nhiễu nhiên da lột mặt người

Câu thơ tát nhẹ vào tôi

Sáng bừng!
 

Nguyễn Ngọc Hạnh

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm