Bài Viết
Người lính già là cách nhà thơ Nguyễn Văn Hiếu tự nhận ở tuổi 80, khi ông giới thiệu tuyển thơ chắt chiu đời mình với bạn đọc, vào sáng 27/9 tại TP.HCM.
Chỉ trong 2 tháng phát hành, hồi ký “Khắc đi… Khắc đến” của nhà văn Xuân Phượng đã in lần thứ 3, tổng số lượng in 4.000 bản. Trước đó, tác phẩm 'Gánh gánh gồng gồng' của bà cũng in tới hơn 25.000 bản, được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Cầm “KÝ HỌA THƠ” của Nguyên Hùng trên tay, ấn tượng trước tiên mà tôi nhận được là từ bìa sách đồng hiện một bức tranh đa sắc mầu... với những là một nửa hình ảnh các gương mặt văn nhân... Và giữa đó nổi lên, thật rõ ràng, ba chữ tên gọi tập sách, mà ngay dưới đó là cái ngoặc đơn này: “(81 chân dung văn học)”...
Nguyễn Hồng Linh (NHL) là một tác giả xuất hiện đều đặn trên facebook và các trang văn chương trong nước và hải ngoại. Thơ chị thầm thì đến với bạn đọc bằng những tình khúc diễm mộng, tráng lệ, chuyên chở nội tâm sâu lắng của một thiếu phụ đa đoan mà suốt đời đồng hành với thơ, chung thủy với một tình yêu duy nhất.
Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.
Sáng 14/9/2024, tại Bệnh viện Quốc tế Minh Anh (tọa lạc ở Q Bình Tân, TPHCM), đông đảo bạn bè văn chương và đồng nghiệp của tác giả đã đến tham dự buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam. Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
'Chính bởi nhịp tim không đập cho riêng mình đã tạo nên một bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, một nhà văn Nguyễn Hoài Nam và một phẩm hạnh Nguyễn Hoài Nam, một phẩm hạnh tận hiến cho nghề, cho đời và cho con chữ", nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM khẳng định.
Với hơn 80 bài thơ trong Lục bát chân mây – tập thơ thứ 7 của nhà thơ Võ Miên Trường, nếu tính từ khi chị in tập thơ đầu tiên (2016) đến nay cũng đã non một thập kỷ, và nếu tính từ khi chị bắt đầu làm thơ thì thời gian còn nhiều hơn nữa. Đọc xong tập thơ, tôi cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh một người đàn bà thơ đã “hoàng hôn chín”, đang sắp xếp “xây (lại) từng nấc tháp ngà” của đời mình, muốn “trả đêm thăm thẳm cuộc trần gian mơ” để ước ao “cho tôi đáo hạn về chăm chút mình.”
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…
(Đại Nam quốc sử diễn ca)