TIN TỨC

Tuổi trẻ, sứ mệnh và những kỳ vọng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-03-22 12:35:00
mail facebook google pos stwis
888 lượt xem

 NGUYỄN KHẮC AN

Ai đó từng nói, đời người thực chất chỉ có 3 ngày là ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Hãy nhớ ngày hôm qua, hãy nỗ lực ngay ngày hôm nay để làm nên ngày mai. Tháng ba đã về, tháng của thanh niên, tháng của lực lượng hùng hậu trẻ trung chiếm đến một phần tư dân số. Chúc mừng những người trẻ, các bạn vinh dự bởi đang nắm trong tay mùa xuân của xã hội. Hãy hành động, sứ mệnh thuộc về các bạn, tương lai cũng thuộc về các bạn.

Chuyện kể rằng: Trong cuộc hội thảo khoa học bàn về công tác thanh niên, có một vị giáo sư nổi tiếng đăng đàn, trước hàng trăm cử tọa đang chăm chú lắng nghe, ông phát biểu đầy mạnh mẽ: “Thảm họa của chúng ta là đã sinh ra một thế hệ kế tiếp quá bạc nhược. Thanh niên ngày nay chỉ có quan tâm đến hưởng thụ. Họ dường như không có khái niệm ước mơ và hoài bão. Họ sống ích kỷ, thực dụng và vô trách nhiệm...”. Cả hội trường đang lặng phắc bỗng những tiếng vỗ tay tán thưởng cất lên. Vị giáo sự nọ lại tiếp tục: “Đấy không phải là phát biểu của tôi. Đấy là nội dung mà các nhà khảo cổ vừa mới phát hiện tuần trước, nó được khắc trên một chiếc bình gốm có niên đại cách đây một ngàn năm”. Cả hội trường ngỡ ngàng, tiếng vỗ tay còn lớn hơn ban nãy. Đợi mọi người trấn tĩnh, vị giáo sư nọ mới phân tích: “Thưa quý vị, câu chuyện chiếc bình cổ cho chúng ta liên tưởng rằng: Không phải đến tận bây giờ mà từ ngàn năm trước các thế hệ cha ông cũng đã từng nhìn nhận và đánh giá giới trẻ một cách khắt khe như vậy. Nhưng thực tế thì sao? Thật may mắn bởi lịch sử đã chứng minh lớp trẻ vẫn lớn lên, vẫn đầy ước mơ hoài bão, vẫn trở thành những chủ nhân vô cùng xứng đáng của hành tinh đẹp đẽ mà chúng ta đang kế thừa”.

Rất tiếc là người bài viết này đã không có đầy đủ thông tin về cuộc hội thảo thú vị kể trên. Nhân tiện đây cũng xin bạn đọc miễn cho tác giả cái việc truy tìm chiếc bình cổ để làm bằng chứng. Rõ ràng hàng ngàn năm qua lớp trẻ đã không bạc nhược trước sứ mệnh, sự khác biệt trong nhìn nhận giữa các thế hệ không đáng để sợ hãi. Những đòi hỏi có tính cầu toàn của các bậc cha ông với lớp kế cận là một hiển nhiên. Một sự hiển nhiên được chiết xuất từ trách nhiệm và khát vọng.

Mỗi chúng ta đều may mắn được đi qua một quãng đời có tên gọi là tuổi trẻ. Đừng quá ngạc nhiên nếu một ngày nào đó bạn tìm thấy những bí mật của tương lai được mã hóa ngay trong sự sung mãn của tuổi trẻ. Nói một cách hình tượng thì Tuổi trẻ là báu vật cuộc đời, tuổi trẻ cũng là quặng vàng của xã hội. Chỉ tiếc rằng sở hữu tuổi trẻ là một chuyện, kích hoạt giá trị của tuổi trẻ lại là một chuyện khác. Ở đời không ít kẻ nhởn nhơ, đến khi nhìn lại mới giật mình tá hỏa nhận ra tuổi trẻ đã không còn. Benjamin Franklin- một triết gia ở Mỹ gọi họ là những người “Chết ở tuổi 25 nhưng đến 75 tuổi mới được chôn”. Lãng phí tuổi trẻ xứng đáng là thứ lãng phí khủng khiếp và tội lỗi nhất. Ở mỗi cuộc đời tuổi trẻ là thứ không bao giờ có thể gia hạn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng đã “cân” tuổi trẻ với mùa xuân trong 2 câu thơ “A mùa xuân như cầm được trên tay/Và tuổi trẻ vẫn muôn đời tiếp nối”. Danh ngôn phương Tây cũng có câu rằng: “Ngày mà Thượng đế tạo ra hi vọng có lẽ cùng một ngày Ngài tạo ra mùa Xuân”. Rất nhiều người trẻ đã làm nên mùa xuân, rất nhiều chiến công được tạo nên trong mùa xuân, và tất nhiên rất nhiều hi vọng được thắp lên từ mùa xuân.

Thời đại nào, quốc gia nào, hoàn cảnh nào thì thế hệ trẻ cũng là tấm gương phản chiếu tương lai. Thanh niên là tiên phong, là rường cột. Lần giở lịch sử nước nhà chúng ta không khó để tìm thấy những hình ảnh oanh liệt đó. Năm 1285, Trần Quốc Toản vừa tròn 16 tuổi, căm thù giặc tay bóp nát quả cam, tự thành lập đạo quân hơn 1000 binh sĩ Giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân” đánh đuổi giặc Nguyên, góp phần làm nên những chiến thắng. Hay như người anh hùng áo vải Quang Trung, tuổi 20 đã cầm quân ra trận, “Mấy lần đánh đuổi quân Xiêm giặc Tàu”. Một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng. Anh hùng hào kiệt tuổi đôi mươi thì đời nào cũng có, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy họ luôn luôn là những dũng sĩ tuyến đầu.

Nối tiếp cha ông, lịch sử hiện đại lại xuất hiện biết bao tấm gương, họ dường như làm nên những điều vĩ đại bằng chính bầu nhiệt huyết của thanh niên. Những bậc tiền bối cách mạng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai… đều dấn thân cho lý tưởng ở lứa tuổi đôi mươi. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà rồng năm 21 tuổi. Lý Tự Trọng trước mặt quân thù đã đanh thép tuyên bố: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc hàng vạn tấm gương đã anh dũng dâng hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng độc lập tự do. Họ là Võ Thị Sáu, là Lê Anh Xuân, là Phan Đình Giót, là Nguyễn Văn Trỗi, là Đặng Thùy Trâm, là Lê Thị Hồng Gấm, là Lê Đình Chinh… Chính tinh thần yêu nước và lý tưởng cách mạng của họ đã hòa chung nhịp đập biên cương, kết nên những vòng tròn bất tử trên từng quần đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

Khi đã xua tan mùi khói súng, lớp trẻ lại vươn lên tuyến đầu tái thiết non sông. Dù bất cứ ở đâu, dù bất cứ việc gì, dù áo lính xanh, hay blu trắng thì tuổi trẻ vẫn luôn xứng đáng là những nhân tố tiên phong. Hàng triệu công trình được cất lên, hàng triệu việc làm được lấp trống, hàng triệu đơn vị máu được hiến dâng. Họ xuất hiện trong tốp thứ nhất trong hành trình đến với cuộc cách mạng 4.0. Họ xuất hiện ngay tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid – 19. Họ có mặt sớm nhất nơi thiên tai bão lụt hiểm nguy... Và trong số đó có những người mãi mãi không về. Họ hi sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Đó là những đóng góp không ai có thể phủ nhận. 

Tuổi trẻ dồi dào là năng lượng và nhiệt huyết, tuổi trẻ khuyết thiếu là trải nghiệm và bài học. Không có tuổi trẻ thì dễ bất thành, nhưng phó mặc cho tuổi trẻ thì dễ bất ổn. Cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo tỉnh nhà đã có một phát biểu chỉ đạo khá thú vị: “Với thế hệ trẻ chúng ta phải có 4 chữ “tin, giao, tạo, cổ”. Ông giảng giải: “Tin ở đây là tin tưởng. Lâu nay chúng ta thiếu lòng tin vào thế hệ trẻ. Đối xử với thanh niên như những người chưa trưởng thành, áp đặt tư duy của thế hệ đi trước chồng lên suy nghĩ thanh niên; Đó là sai lầm. Còn chữ “giao”, xin nói rõ giao chứ không phải là dao, nó là động từ! Là giao việc, giao trách nhiệm, giao cơ hội, giao thách thức. Không dám giao cho thanh niên thì làm sao hiểu được thanh niên, làm sao đánh giá được thanh niên, làm sao khơi dậy được thanh niên; Đó là thiếu sót. Chữ thứ ba là “tạo”, tạo ở đây là tạo điều kiện, tạo cơ hội cho thanh niên. Sẽ là vô cùng khó khăn nếu thanh niên không được tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo môi trường. Bổn phận của các thế hệ đi trước và cả trách nhiệm của chính thế hệ trẻ là tạo ra các không gian cơ hội để thỏa mãn hoài bão, để hiến dâng. Và cuối cùng, chữ “cổ” ở đây là cổ vũ! Đã tin thanh niên, đã dám giao cho thanh niên và đã tạo cơ hội cho thanh niên thì cũng cần cổ vũ động viên khích lệ thanh niên”.

Bàn về thế hệ trẻ chắc nhiều người chưa quên nhận xét của Hồ Chí Minh: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt”. Thực tế, đâu đó, vẫn còn một bộ phận bạn trẻ sống hời hợt, thờ ơ vô cảm, thiếu bản lĩnh, nghèo ước mơ và mất niềm tin. Không ít bạn trẻ sống thủ động, đòi hỏi, lười nhác và trông chờ ỷ lại.…Đó là những “khối u” có thể chưa thành “ác tính” nhưng cần phải phẩu thuật để loại bỏ. Không ai hiểu tuổi trẻ bằng tuổi trẻ. Cũng không ai thay tuổi trẻ để khắc phục sai lầm của tuổi trẻ. Nhà văn Tô Hoài từng có một câu rất hay rằng “Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba”. Hãy dừng lại, đó là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất, đó là mệnh lệnh xã hội!

Tôi không đủ khôn ngoan để để răn dạy các bạn trẻ. Nhưng nếu có thể bạn hãy nghe lời đúc kết của tỷ phú Jack Ma, một trong những thần tượng đương đại của không ít người trẻ: “Thất bại là gì? Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất! Kiên cường là gì? Một khi bạn đã kinh qua gian khó, uất hận và thất vọng, chỉ khi đó bạn mới hiểu được kiên cường là gì! Nghĩa vụ của bạn là gì? Là siêng năng hơn, chăm chỉ hơn, và khát vọng hơn! Chỉ kẻ ngu mới dùng miệng để nói. Người thông minh dùng trí óc, và người sáng suốt dùng trái tim”.

Ai đó từng nói, đời người thực chất chỉ có 3 ngày là ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Hãy nhớ ngày hôm qua, hãy nỗ lực ngay ngày hôm nay để làm nên ngày mai. Tháng ba đã về, tháng của thanh niên, tháng của lực lượng hùng hậu trẻ trung chiếm đến một phần tư dân số. Chúc mừng những người trẻ, các bạn vinh dự bởi đang nắm trong tay mùa xuân của xã hội. Hãy hành động, sứ mệnh thuộc về các bạn, tương lai cũng thuộc về các bạn. Hy vọng trong tương lai sẽ không có lời phàn nàn nào được khắc lên bình gốm nữa.

Nguồn: Tạp chí Sông Lam, số 21 (tháng 3/2022).

Bài viết liên quan

Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm