TIN TỨC

Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
279 lượt xem

Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?

 

Không chỉ đánh mất giá trị tốt đẹp

Từ năm 2000, văn học mạng đã bắt đầu manh nha xuất hiện và trở thành “món ăn” yêu thích của những ai yêu thích văn chương và sáng tác, bởi không cần một nhà xuất bản mà chính tác giả có thể thoải mái tự đăng tác phẩm của mình lên và tự tìm kiếm độc giả.

Trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, có thể dễ dàng tìm thấy các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm viết truyện online. Ngoài ra các tác giả thường tìm đến các nền tảng như Noveltoon, Enovel, Tomo, Hivestories, Truyenhd, Vieread, Truyenfree… để đăng truyện và hưởng nhuận bút theo lượt view.

Những tác giả văn học mạng nổi lên thời gian qua phải kể đến Trần Thu Trang với “Cocktail cho tình yêu”, “Phải lấy người như anh”. Nhà thơ Phong Việt gây sốt với tập thơ “Đi qua thương nhớ”, xuất bản được 10.000 bản. Tác phẩm của Anh Khang, Hamlet Trương, Gào… đã trở thành sách bán chạy nhất sau khi đăng trên mạng…

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Nội dung của văn học mạng rất phong phú. Từ những đề tài lịch sử, kinh dị, xuyên không, bách hợp (đồng tính nữ), khoa học viễn tưởng cho đến những nội dung tâm lý nhẹ nhàng… Tại Hội thảo khoa học “Văn học trẻ hôm nay: Mạch riêng và nguồn chung” do Hội Nhà văn tổ chức tháng 6.2022, nhà văn trẻ Đỗ Nhật Phi chia sẻ, văn học mạng ngày nay đã rất khác văn học mạng những năm 2010. Chưa bao giờ những người viết lộ diện dày đặc như ngày nay. Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều nhóm, cộng đồng người sáng tác, ở đủ các thể loại, đề tài, mức độ chất lượng. Người viết có thể là học sinh cấp 2, cấp 3, viết một cách bản năng, có khi dễ dãi, ảnh hưởng của tiểu thuyết mạng Trung Quốc, truyện tranh Nhật Bản. Các tác giả này viết hàng ngày, chạy “chỉ tiêu” theo đơn đặt hàng. Không còn nhiều sáng tạo, cốt truyện được quy ước theo đề tài như: tổng tài (nam chính lộng lẫy, giàu có), tình yêu đồng giới (đam mỹ- đồng giới nam, bách hợp – đồng giới nữ)… Những thể loại truyện được nhiều người viết lựa chọn như tiên hiệp, kỳ ảo, “hard sci-fi” sử dụng các yếu tố khoa học…

Có lẽ chính vì sự tự do sáng tạo này mà văn học mạng đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Thực tế những tác phẩm trên các nhóm viết truyện, tiểu thuyết, rất khó để kiếm được một truyện có văn phong thuần Việt hoặc mang màu sắc riêng. Ngay từ tiêu đề, lối hành văn đến cách xưng hô, đặt tên nhân vật trong truyện đều đậm màu sắc truyện Trung Quốc dù đó là truyện tâm lý xã hội hiện đại hay xuyên không, lịch sử. Trong đó, không ít truyện mang bóng dáng của tiểu thuyết ăn khách Trung Quốc, như “Vong xuyên tam kiếp một bỉ ngạn” là dáng dấp của tiểu thuyết ngôn tình cổ đại “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa” do Đường Thất Công Tử sáng tác. Không chỉ bắt chước văn học mạng của Trung Quốc, nhiều tác giả nổi lên cũng nhờ những truyện ngôn tình sướt mướt hay đậm đặc chi tiết sex, giật gân, như: “Cô vợ của tổng tài”, “Yêu em trong hận thù”, “Minh hôn âm dương” …

Nói về vấn đề này, tác giả Hồng Suka chia sẻ, nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng nặng nề cách kể chuyện phong cách ngôn tình hay đam mỹ, kinh dị… với bối cảnh, cách xưng hô, nói chuyện của Trung Quốc.

“Tôi không phản đối bạn theo đuổi thể loại chủ đề nào, nhưng phong cách viết cần phải thoát ra hẳn những gì bạn đọc của người khác. Tiểu thuyết gia muốn thành công và sống được với nghề là phải khiến độc giả nhận ra mình ngay trên trang viết. Như chỉ cần đọc vài trang là biết sách của Murakami, hay Rowling, hay là Hirashino Keigo, hoặc Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư…

Những tác giả này phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đánh đổi để có được chỗ đứng trên văn đàn. Với sự phát triển của Internet và mạng xã hội hiện nay, rất nhiều tác giả tài năng đã được biết đến. Còn việc xuất bản thành sách giấy lại đòi hỏi sự nghiêm túc và trách nhiệm nhiều hơn của tác giả, người biên tập, nhà xuất bản. Bạn không thể xuất bản một cuốn sách với nội dung cẩu thả và sai lệch được. Sách là nguồn tri thức và dù là tiểu thuyết, nó vẫn phải truyền tải một điều tích cực, hoặc một thông tin giá trị nào đó theo cách đúng đắn và rõ ràng”, Hồng Sakura chia sẻ.

Đánh mất cả lòng tự trọng

Chia sẻ về hiện tượng này, PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cho rằng, văn học mạng là thứ văn học tồn tại trên không gian mạng, viết trên mạng, tiếp nhận và tương tác trên mạng nên có đặc thù khác. Vì vậy chuyện “vàng thau lẫn lộn” cũng thường gặp.

“Không ít tác phẩm có nội dung không lành mạnh, mang tính chất giải trí nhiều hơn nên các thể loại truyện tương đối thông dụng trên không gian mạng chính là tác phẩm ngôn tình, tác phẩm trinh thám, kinh dị rồi xuyên không… Văn học mạng là văn học được viết trên mạng, lưu hành trên mạng, tiếp nhận trên mạng. Cho nên đặc điểm của văn học mạng chính là tính tự do và tính chất nhanh nhạy, sự tương tác giữa người viết và người đọc dường như mang tính chất tức thời. Và người viết nhiều khi có sự tham gia của người đọc”, PGS.TS Trần Khánh Thành nói.

Khi được hỏi về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Điều đầu tiên dẫn đến tình trạng này là một số người viết trẻ trên không gian mạng đã không còn coi văn học là vẻ đẹp của nghệ thuật sáng tạo văn chương và sự thiêng liêng như là bản chất của văn học. Họ chỉ dùng cái gọi là văn học để thỏa mãn những nhu cầu và cách nhìn của cái tôi cá nhân ích kỷ. Họ không có trách nhiệm với những gì họ viết trước xã hội, thậm chí họ đánh mất lòng tự trọng khi công khai bày tỏ nhục dục của mình. Bên cạnh đó, nhu cầu của một bộ phận người đọc trẻ đã “kích động” họ viết ra những tác phẩm như chúng ta đang nói đến. Một bộ phận người đọc trẻ đang sống một đời sống quá ích kỷ và tìm mọi cách để thỏa mãn cái tôi ích kỷ ấy. Tất cả những điều đó đã dung túng cho những cái gọi là văn chương trong thế giới mạng hiện nay”.

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, bản chất của tự do chỉ hiện ra đúng với chính nó khi được ai đó lựa chọn nó. Một tâm hồn đẹp, đầy trắc ẩn với số phận con người sẽ chọn tự do làm đôi cánh để bay lên. Một đời sống ích kỷ, một tâm hồn trống rỗng sẽ chọn tự do để thỏa mãn cái tôi nhục dục. Con ong dùng cánh để bay tới những bông hoa. Con ruồi dùng cánh để đi tìm những đống rác. Tự do chính là đôi cánh và đó chỉ là một phương tiện. Tự do không phải là một đạo đức. Đạo đức là người sử dụng tự do. Hãy tự do sáng tạo ra những vẻ đẹp mới của nghệ thuật trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn. Khi nói đến toàn cầu hóa của việc viết và đọc là nói đến tính tư tưởng và khả năng phổ cập một tác phẩm văn học trong những nền văn hóa và xã hội khác nhau.

Hội Nhà văn Việt Nam đã có Giải tác giả trẻ để khích lệ sáng tác của các nhà văn trẻ viết cho người đọc Việt Nam nhưng có khả năng tiếp cận bạn đọc thế giới trên nền tảng của văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam. Việc một số những người viết trẻ và người đọc trẻ lấy lý do tự do hay toàn cầu hóa đã chứng minh sự thiển cận và sự ích kỷ của họ. Những sáng tác đó không phải là văn chương mà họ chỉ lấy cái tên “văn chương” để gán cho một thứ tăm tối, bệnh hoạn và lạc đường của cả người viết và người đọc nó mà thôi. Một số tác giả truyện ngôn tình đình đám ở Trung Quốc không bao giờ được thừa nhận trong thế giới văn học Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng vậy. Còn trong xã hội Hồi giáo thì viết và đọc thứ văn chương này được coi là ma quỷ và bị quy tội.

“Viết thứ văn chương đó và đọc thứ văn chương đó chưa có quy định là vi phạm luật pháp để có thể xử lý cho dù nó bị tòa án lương tâm kết tội. Ở Việt Nam cũng vậy và hầu hết các nước trên thế giới cũng vậy. Giải pháp có tính chiến lược là giáo dục thẩm mỹ. Theo tôi, thẩm mỹ là khoa học của Cái Đẹp. Khi trong tâm hồn con người chứa đựng Cái Đẹp thì tự khắc nó sẽ chống lại cái xấu xa. Đồng thời với giáo dục thẩm mỹ thì các cơ quan quản lý văn hóa phải có những hoạt động có tính chiến lược về văn hóa.

Các hội văn học nghệ thuật phải tổ chức được các hoạt động để tôn vinh những tác phẩm có giá trị và truyền bá rộng rãi những tác phẩm đó một cách bền bỉ và kiên quyết. Thực tế có những người viết, người đọc ở tuổi đôi mươi đã viết, đã đọc những tác phẩm mà chúng ta đang đề cập, nhưng sau đó 10 hoặc 15 năm họ có thể sẽ thay đổi, đấy là con đường nhận thức của họ. Sẽ không chấm dứt được hoàn toàn loại văn chương này, nhưng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, các hội chuyên ngành, hệ thống giáo dục, hệ thống truyền thông và những người có lương tâm phải tìm mọi cách ngăn chặn sự lan rộng của loại văn chương này”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều bày tỏ quan điểm.

PHONG ANH/ ANTG

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm