TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Văn học Việt Nam 2021: Sự trở lại của các tác phẩm kinh điển

Văn học Việt Nam 2021: Sự trở lại của các tác phẩm kinh điển

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-01-10 15:37:46
mail facebook google pos stwis
1486 lượt xem

Dịch bệnh và giãn cách khiến cho hoạt động xuất bản chịu nhiều ảnh hưởng. Văn học năm 2021 cũng chìm lắng hơn so với mọi năm. Nhưng dù khó khăn bủa vây, các đơn vị xuất bản vẫn nỗ lực tiếp cận độc giả bằng nhiều “lá bài”, trong đó có xu hướng tái bản các tác phẩm kinh điển.


Nắm bắt nhu cầu độc giả, nhiều đơn vị xuất bản đã “làm mới” các tác phẩm kinh điển.

Nhìn lại một năm của văn học Việt, Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Văn học Nguyễn Anh Vũ cho rằng, năm 2021 có sự cân bằng lại giữa các thể loại văn chương. Không còn nữa sự “lên ngôi” của mảng sách tản văn, du ký mà các tác phẩm tốt ở các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn… được độc giả quan tâm hơn so với những năm trước. Ở mảng sách văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài đều có những tác phẩm vốn kén độc giả nhưng khi ra thị trường lại được đón nhận nhiệt tình.

Song hành với chất lượng đọc được nâng cao là sự trở lại của các tác phẩm kinh điển. Vài năm gần đây, cái mác best-seller (sách bán chạy) luôn cuốn hút độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên, thì bây giờ người ta ngày càng quan tâm hơn đến long-seller (sách bán được lâu dài). Đó cũng là một phần lý do làm nên sự trở lại của các tác phẩm kinh điển, dù của nước ngoài hay của Việt Nam. Nắm bắt nhu cầu độc giả, nhiều đơn vị xuất bản cùng “lao” vào cuộc chạy đua “làm mới” tác phẩm kinh điển với các tủ sách như “Việt Nam danh tác”, “Tủ sách kinh điển”, “Tủ sách trăm năm Nobel”, “Tủ sách danh tác”…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng bộ môn Văn học nước ngoài và nghiên cứu so sánh, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thị trường sách dịch hiện nay rất phong phú, nhiều bộ sách kinh điển vắng bóng trên thị trường nhiều năm nay đã được tái bản lại. Điều này đặc biệt hữu ích bởi đây là nguồn tư liệu dạy và học trong nhà trường, nhất là với bậc đại học.

Việc tái bản các tác phẩm nổi tiếng một thời trong năm vừa qua không đơn thuần là làm mới về hình thức cho các tác phẩm, mà điều thu hút độc giả là sự “làm mới” về mặt nội dung như đối chiếu và hiệu chỉnh bản dịch cũ, thay đổi người dịch, bổ sung nội dung ấn bản mới đầy đủ hơn và in kèm minh họa của nguyên tác. Một số tác phẩm kinh điển thậm chí được vài đơn vị cùng xuất bản, và độc giả so sánh rất kỹ từ hình thức bìa đến chất lượng của mỗi bản dịch.

Có thể nói, độc giả ngày nay có trình độ ngoại ngữ tốt, tiếp cận nhanh và rộng với các nền văn hóa trên thế giới nên họ cũng đòi hỏi những bản dịch sát với nguyên gốc, tên riêng được viết đúng theo ngôn ngữ gốc thay vì phiên âm. Bởi thế, “làm lại” những tác phẩm kinh điển vẫn là mảnh đất tiềm năng.

Với các danh tác Việt Nam, các ấn bản mới được khôi phục dựa theo bản in của năm xuất bản trước mà đơn vị làm sách lựa chọn theo tiêu chí riêng. Biên tập viên Hải Đăng của NXB Trẻ cho rằng: “Ngoài việc đãi cát tìm vàng phát triển đội ngũ viết mới thì việc in lại, đọc lại các tác phẩm kinh điển cũng là một cách tiếp cận hay, đem đến cho người đọc giá trị văn chương một thời đã được đánh giá cao”. Bởi rất nhiều tác phẩm, có thể với những người chuyên nghiệp đã không còn xa lạ, nhưng vẫn còn mới mẻ với nhiều độc giả trẻ. Tương tự, có nhiều tác phẩm hay nhưng từ rất lâu rồi không xuất hiện trên thị trường. Việc tái bản các tác phẩm kinh điển một cách có hệ thống sẽ góp phần định hướng đọc cho độc giả, giúp họ tiếp cận giá trị văn chương đích thực của Việt Nam cũng như thế giới.

Sự trở lại của các tác phẩm kinh điển tuy sôi động trong năm vừa qua, nhưng phía các đơn vị làm sách cũng như độc giả vẫn mong chờ những tác phẩm văn chương mới có ý nghĩa. Thực tế từ một số giải thưởng sách năm vừa qua cho thấy, nhiều tác phẩm được trao giải là những tác phẩm đã được đông đảo độc giả đón nhận như “Đi trốn”, “Tết là nhất, nhất là Tết”, “Súng, vi trùng và thép”…

Vân Hạ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm
Một vị độc giả đặc biệt
Tôi không nghĩ mẹ tôi khi bước sang tuổi tám mươi ba cụ vẫn rất chăm đọc sách. Cụ còn nhận xét rất tinh về các tác phẩm đã đọc. Sau khi cụ ông mất trong đêm noel năm 2023, dù rất tiếc thương, song cụ bà đã lập tức trở về cuộc sống đời thường của mình. Cụ ở một mình. Tuy nhiên, con cháu ngay sát cạnh ngày đêm các cháu, các chắt vẫn tới để cụ chăm. Gia đình tôi ở Long Biên - Hà Nội, tuy gần Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên, song chỉ thứ bảy chủ nhật mới về với cụ. Tôi bận mải công việc, khá lơ đãng việc về quê. Mỗi khi thời tiết tốt, vợ tôi đón cụ ra Long Biên, lên kế hoạch dẫn cụ đi các đình, đền, chùa, danh thắng, siêu thị, hệ thống tàu cao tốc chụp ảnh đưa face rôm rả. Khi ấy tôi mới có dịp quan sát đấng sinh thành của mình và rất mê cách tổ chức cuộc sống của cụ.
Xem thêm
Từ cầu chữ Y đến Landmark 81
Lời tựa cho tuyển thơ “Sài Gòn của em” (gồm 50 tác giả TPHCM)
Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm