TIN TỨC

Viết thể loại văn học phi hư cấu (nonfiction)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-16 09:55:37
mail facebook google pos stwis
1817 lượt xem

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

CÓ SỰ LỰA CHỌN NÀO?

Tôi không có “chủ trương” gì cho mình khi vào nghề cầm bút ban đầu là chùm truyện ngắn tạm gọi là “có tý tiếng vang“ thuở ấy khi còn là một sinh viên. Đó là những truyện ngắn in chung với Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Thị Ngọc Tú - cái thuở còn chưa thật nhiều tác giả nữ.

Nhưng nay sau nhiều năm nhìn lại thì tôi tạm cho là mình được độc giả biết đến bởi hơn chục đầu sách, trong đó không có một chủ đích gì về đối tượng ngành nghề-mà lại phần lớn là Ký sự nhân vật, người có thật mang nhiều câu chuyện lịch sử và con người Việt nam. Cuốn viết về cựu chiến binh đi tìm đồng đội “Tôi chết -bắt đầu một thế giới sống” được giải Văn xuôi Hội nhà văn Việt nam, được tạp chí The Consiquence của Mỹ dịch ra một số chương – Và tình cờ có nhiều nhà tình báo nổi tiếng như Trần Quốc Hương, Mai Chí Thọ, Hoàng Đạo và nhất là Tướng Phạm Xuân Ẩn. Tôi còn được báo chí coi như người viết “có công” đưa được Phạm Xuân Ẩn ra ánh sáng”, tiếp cận với ông trong 10 năm để viết cuốn “Phạm Xuân Ẩn tên người như cuộc đời” - Giải A của Bộ CA và Hội Nhà văn.

Cuốn sách của tôi là cuốn duy nhất vinh dự được chính Phạm Xuân Ẩn đọc từ bản thảo viết tay khi ông còn sống. Những cuốn sau này của các tác giả Pháp, Mỹ viết xong khi ông đã mất, ông không được đọc.

Các cuốn sách sau này – như “Điệp viên hoàn hảo” của nhà sử học Larry Berman nổi tiếng, có bề dày tư liệu về chiến tranh Việt Nam đồ sộ do được giải mật ở Mỹ - còn cuốn sách mỏng của tôi chỉ hướng tới mục đích trực tiếp trò chuyện với nhân vật nhiều nhất. Toàn bộ cuốn sách là những cuộc trò chuyện với nhà tình báo. Nói được nhiều nhất về con người và tính cách ông, như đưa bạn đọc đến tiếp xúc trò chuyện với ông về cuộc sống. Tôi quan niệm công lao của các anh hùng có thể sử xanh ghi lại nhưng tâm hồn họ thì không có bảo tàng nào giữ được, mà cần đến văn học.

Tôi cũng vinh dự được chính tác giả Larry Berman đề tặng “cuốn sách của bà đã mở đường cho tất cả chúng tôi. Trong tất cả những người viết về Phạm Xuân Ẩn, bà là người hiểu rõ chủ nghĩa nhân văn của ông ấy hơn ai hết” (your biography of Pham Xuan An let the way for the rest of us. You know An’s humanity better than anyone who write his story)

Giáo sư, nhà báo Thomas Bass - tác giả cuốn sách khác nữa về Phạm Xuân Ẩn (“Điệp viên Z21 kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ “) trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ cuối tuần ra ngày 27-4 2014 như sau:

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải là tác giả quan trọng hàng đầu về Phạm Xuân Ẩn. Cuốn sách của bà là chỉ dẫn quan trọng cho tất cả chúng tôi, những người theo bước chân bà viết về ông”.

Dù tôi biết, một nền văn học phải có những “máy cái là tiểu thuyết” vì hư cấu là mảnh đất thử thách cho sức sáng tạo của nhà văn, và bạn bè tôi nhiều người cũng nhìn công việc của tôi kiểu “viết… Người tốt việc tốt “. Vào năm 2015 nhiều người thấy “không hài lòng” và “ngạc nhiên“ sao giải Nobel Văn học lại  trao cho Svetlana Alecxievic nữ nhà báo Nga viết “Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ“ mà có người bảo đó là ký sự báo chí.

Nhưng tôi không lựa chọn làm gì, ai tài năng lớn, tìm thể loại lớn, còn tôi dựa trên nghề làm báo đã phỏng vấn rất nhiều nhân vật và yêu con người Việt nam hơn lên rất nhiều khi nghe những chuyện đời có thật. Mặc cho ai coi như “Viết người tốt việc tốt “Tôi chọn viết Chân dung - phi hư cấu – Nonfiction - một thể loại vốn rất được coi trọng và ăn khách ở phương Tây.


ĐI TÌM NHÂN VẬT VÀ TÀI LIỆU

Đôi khi tôi có số hên - bạn bè mỗi khi có chuyện hay hoăc “con người lạ” đều nghĩ đến tôi, coi như tặng tôi món quà quý hóa nên hay giới thiệu. Tôi nhớ trường hợp gặp được Phạm Duy năm 2000 - sớm nhất khi nhạc sỹ chưa được về chính thức. Cuộc gặp ở nhà một người bạn ông ở Thủ Đức, chỉ những bạn thân xưa của ông. Có nhạc sỹ Nguyễn văn Tý, Tô Vũ, bác sỹ Ngô văn Quỹ và GS Cao Xuân Hạo cùng vài người bà con của ông.

Tôi còn tìm đến nhà Hồ Dzếnh khi ông gần như ở ẩn không xuất hiện. Được ông mời đi chiêu đãi phở ở gần chợ Hôm và kể chuyện văn chương và suy nghĩ về đời sống… Rồi thy sỹ Hoàng cầm lúc cuối đời đau yếu nằm trên tầng cao ngôi nhà đối diện tháp chuông nhà thờ Lớn Hà Nộii do Nguyễn Trọng Tạo làm “tay trong” móc nối cho khi ông đã hầu như không tiếp ai nữa.

Nhà tình báo Hoàng Đạo thì tự tìm đến tôi để “truy vấn” và trút bao nhiêu băn khoăn bực dọc “khó hiểu” về đời sống hôm nay. Ông và tôi đã “chạy rong” các quán xá Saigon để nghe ông kể về chiến công lớn đầu tiên của ngành tình báo non trẻ, đánh đắm tàu Amio Đanh vin ở Thanh Hóa.

Nhờ nghề nghiệp của một phóng viên, tôi đã tiếp cận được khá nhiều nhân vật độc đáo và tạo được mối thiện cảm để họ cởi mở, tin tưởng và hứng thú kể lại chuyện cuộc đời họ. Nhất là các nhân vật tình báo thì do bản chất nghề nghiệp, thuyết phục được họ không phải nhanh chóng dễ dàng.

Thông thường tôi hỏi và lắng nghe, ghi chép chứ ít ghi âm (có vẻ trịnh trọng và dễ khiến nhân vật ngại bộc lộ những điều sâu kín, bí mật).

Tôi có thể ghi chép không bỏ sót lời nào. Cộng thêm là quan sát và ghi nhớ cả mọi trạng thái tinh thần của họ. Tôi luôn tôn trọng khẩu ngữ và đặc điểm biểu hiện buồn vui và luôn có ý thức rằng mình đang tiếp cận với giây phút không bao giờ lặp lại nên không “bỏ phí” điều gì như chuyện ông Ẩn cho loài chim, sóc hoang từ đâu trong thành phố không biết, chúng đã đến nhà ông vì được ăn xong thì về với tự do. Tôi đã thong thả cùng ông cho chúng ăn, quan sát và trò chuyện trong vườn.

Tìm tài liệu là khó nhất khi viết nhân vật tình báo. Ngoài hiểu biết chung, tôi phải lắng nghe từ nhiều nguồn những người quen biết họ. Những năm trước khi Internet chưa phát triển, thậm chí điện thoại thông minh cũng chưa phổ biến, thì trí nhớ, khả năng lắng nghe, tìm hiểu phải là chính.

Thông thường nghề báo tìm chất liệu từ 3 nguồn và tôi bám sát theo đó: Nguồn từ tài liệu văn bản sách báo, nguồn từ đi thực địa quan sát và nguồn thứ ba là khai thác từ phỏng vấn.

Tôi chọn cả ba cách, nhưng mặt mạnh nhất của tôi là phỏng vấn trò chuyện. Tôi nghĩ không gì quan trọng hơn là khai thác từ chính con người. Rồi sau đó dựa vào tình tiết các thông tin liên quan để check lại cho đúng và mở rộng nhất có thể tạo nên bối cảnh background phong phú.

Chính vì không hẹn deadline được cho các câu chuyện đời - có chuyện lâu họ mới nhớ lại được-mà tôi chọn cách cứ để nhân vật nói, tôi ghi nhận chỗ quan trọng để đào sâu. Cách tâm tình ấy tạo hứng thú cho nhân vật, họ thấy tự nhiên thoải mái bộc lộ. Có khi vài tháng ông Ẩn lại nhớ thêm một chuyện gì đó và gọi cho tôi đến.

Sau khi sách ra, và sau khi ông Ẩn mất, hơn mười năm nay tôi vẫn đến vào dịp giỗ ông, vào  tết  để thắp hương và ngồi với bà Ẩn; đến nay bà  cũng đã mất.

Với tôi, viết không chỉ là công việc làm xong cuốn sách thì thôi, mà đó còn là ân tình mà cuộc đời đã cho.

Từ những trò chuyện đó, tôi ghi nhận các cột mốc quan trọng của đời họ và tìm thật nhiều chi tiết.

Tôi theo nguyên lý: “Khi ta chăm chú lắng nghe thì người nói sẽ trở nên hùng biện “. Biết say mê các ý tưởng của người khác - điều đó rất hiệu quả khi bạn vấn.


KỂ CHUYỆN - CHI TIẾT, CHI TIẾT VÀ CHI TIẾT

Viết về con người thật- nonfiction- không hư cấu- như một cách kể lại sự thật – xây dựng hình tượng bằng ngôn ngữ.

Sự thật- trong một thời đại “hậu sự thật” trong đó bùng nổ hệ sinh thái truyền thông- thế giới thật thật giả giả - “Thế giới đã thành một quán rượu lớn đầy những kẻ phao tin tay ngang”- một nhà báo Mỹ nói. Và thời đại mà sự thật ngày càng khó tìm.

Viết nonfiction phải giữ gìn tôn trọng sự thật nhiều nhất. Sự thật của nghề tình báo lại càng khó hơn. Nhưng sự thật được gìn giữ trong thể loại viết ký sự nhân vật mà tôi theo đuổi, phải được qua thái độ khách quan của người viết và cảm xúc đa chiều, có thông tin thẩm mỹ. Giống như đã có nhiếp ảnh kỹ thuật số rồi, mọi thứ hiện ra hết cả rồi - nhưng vẫn cần hội họa.

Không thể viết nhân vật kiểu “liệt kê thành tích khô khan “mà giờ đây người viết trở thành người kể chuyện (Story teller) với những chi tiết tuyệt vời.

“Chi tiết, chi tiết và chi tiết” -  kỹ thuật mà nhà văn Tsekhop của Nga đã nói từ lâu - tôi cố gắng thực hiện.

Nói về nỗi buồn Hồ Dzếnh “Nhanh hơn slow, chậm hơn Valse – mỏng nhẹ như sương" (Từ gọi của nhà Nghiên cứu Thụy Khuê) - tôi phải viết ra được câu chuyện đời ông – vợ chết, ông bế đứa con đi xin bú. Và bài thơ “Chiều” được làm khi lên Lạng Sơn đứng giữa rừng biên giới - nơi quê cha Trung Quốc, quê mẹ Việt Nam cả hai quê đều bị chiếm đóng - và chàng trai đứng đó thả nỗi buồn chiều vào không gian.

Miêu tả tính cách tự do của người Nam bộ - tôi có chi tiết nhà tình báo Hoàng Đạo suýt bị quân cách mạng xử tử vì ông vô kỷ luật vào chiến khu để thăm mẹ mà không có kế hoạch hay mật hiệu.

Chuyện về người bác sỹ Trần Văn Bản đi tìm xương đồng đội rồi đem ra bắc cho gia đình liệt sỹ. Anh đi bí mật vậy mà vừa bước xuống sân ga Hàng Cỏ Hà Nội đang loay hoay tìm chuyển tàu về Hải Phòng thì thấy rừng ống kính của các nhà báo Nhật Bản chĩa vào anh, họ rình chộp một “pha” bất ngờ rồi theo anh về tận làng quê trao cái túi có hài cốt.

Nhà chỉ huy tình báo Trần Quốc Hương  thì có chuyện ông bị bắt và có buổi đấu lý với  Ngô Đình Nhu.

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn thì có bao chi tiết hồi hộp kỳ lạ và cả tính cách hài hước của ông hấp dẫn các nhà báo Mỹ đồng nghiệp. Có cả chi tiết viết hấp dẫn về “ngày 30-4 của Phạm Xuân Ẩn” trong cuộc tháo chạy tán loạn của một Sài Gòn sụp đổ, ông đã cứu trùm mật vụ Trần Kim Tuyến lọt lên chuyến bay cuối cùng như thế nào.

Viết Nonfiction - tôn trọng sự thật và kể chuyện qua các sự kiện cuộc chiến tranh Việt Nam làm nền bối cảnh, trên đó nổi lên những chi tiết, câu chuyện cảm động về con người. Văn phong tường thuật có chút phong cách báo chí phương Tây hiện đại.

Đó là chút ít thành công của tôi và cũng là thiếu sót nếu ai muốn toàn chuyện “giật gân gián điệp”. Con người ấy kiệt xuất vì đã chinh phục bằng tình thương yêu kính trọng chất trí tuệ và lối sống một người Nam Bộ có 3 nến văn hóa trong ông: Được đào tạo báo chí ở Mỹ, yêu văn hóa Pháp và tất nhiên - nền văn hóa Việt Nam quê hương.

Một nghề nguy hiểm “gián điệp” nhưng thành công bởi sống như một con người trung hậu tốt đẹp nhất, yêu Tổ quốc, có tri thức và văn minh.

Và tôi tạm coi như phong cách viết Nonfiction, viết về con người của lao động nghề nghiệp là như thế. Viết cho sự thật, cho tình yêu và xúc cảm tinh tế. Không phải viết như bản tổng kết thành tích.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm