TIN TỨC

Xông pha tuyến đầu để cứu người

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-10 16:57:39
mail facebook google pos stwis
928 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

 HỒNG HOA

Bác sĩ Trần Văn Hải luôn nhớ câu dặn dò của ba anh, ngày ông còn công tác ở Tuyên huấn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: “Bà con mình bệnh tật quá nhiều, sau này con học ngành y để cứu người, dù khó khăn thế nào cũng phải sống xứng đáng là con cháu của gia đình có truyền thống cách mạng của chúng ta nghe con”.

Đang là phó giám đốc Bệnh viện An Bình, trực tiếp điều hành khoa điều trị Covid của bệnh viện, bác sĩ Trần Văn Hải nhận được quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh về việc thành lập 22 tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sao cho có hiệu quả hơn trong tình trạng đỉnh dịch đang cao.


Bác sĩ Trần Văn Hải (mặc áo blouse) cùng đội ngũ bác sĩ trong những ngày xông pha tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19.

Chưa tiêm vắc-xin vẫn quên mình cứu người

Các thành viên trong 22 tổ này: Sở Y tế, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, nhân viên Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, sinh viên các trường Đại học Y trên địa bàn thành phố và lực lượng đoàn viên thanh niên. Bác sĩ Hải chịu trách nhiệm Tổ trưởng của tổ 3, trên địa bàn quận 6, TP Hồ Chí Minh.

Nằm nghỉ ngơi giây lát trong phòng trực của Bệnh viện An Bình, trong bóng đêm, tiếng con tắc kè kêu đâu đó ngoài hành lang. Trong lúc này đây, căn bệnh quái ác kia đang tàn sát kinh hoàng, mỗi ngày hàng trăm, hàng ngàn người ra đi trong âm thầm lạnh lẽo. Bác sĩ Hải tự giận mình sao lại bị bệnh huyết khối tĩnh mạch, là loại bệnh khá nguy hiểm và đặc biệt chống chỉ định chích vắc-xin Astrazeneca là loại vắc-xin có thể gây đông máu. Bác sĩ Hải chờ có Pfizer hay Moderna nhưng không có. Trong mình không có lấy một mũi vắc-xin mà hàng ngày phải tiếp xúc với F0,  phải chống chọi với biết bao diễn biến khó lường của hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân đang chờ bàn tay của người bác sĩ.

Nhiệm vụ ở bệnh viện chưa xong, giờ lại nhận thêm gánh nặng bên bệnh viện dã chiến của quận 6, là địa bàn “vùng đỏ” rất nhiều, số ca tử vong ngày một cao. Hơn 30 năm chữa bệnh cho dân, chưa bao giờ bác sĩ Hải thấy bối rối, lo âu cho tình hình bệnh tật như hiện giờ. Nhưng dù khó khăn thế nào, bác sĩ luôn tỏ ra tháo vát, ân cần với người bệnh. Là một bác sĩ giỏi chuyên môn, nhất là khi gặp các ca bệnh khó của bệnh viện, anh luôn tìm tòi, suy nghĩ để tìm cách điều trị nhanh nhất, tốt nhất cho bà con, cô bác.

Luôn nhớ lời dặn của ba

Hải luôn nhớ câu dặn dò của ba anh, ngày ông còn công tác ở Tuyên huấn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: “Bà con mình bệnh tật quá nhiều, sau này con học ngành y để cứu người, dù khó khăn thế nào cũng phải sống xứng đáng là con cháu của gia đình có truyền thống cách mạng của chúng ta nghe con”.

Mang ước mơ từ lúc nghe ba dặn dò, từ một cậu học trò vùng sâu của xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, Hải được học lớp 1 trong trường Giải phóng rồi vì bom đạn ác liệt (năm 1968), Hải được má đưa ra trường huyện học tiếp. Ba đã hy sinh trong trận càn năm 1968, má một mình nuôi 4 đứa con nên Hải nhiều lúc phải nhịn đói, nhịn khát đi học. Sáng nào không có cơm nguội thì nhai vài hạt muối rồi uống nước cho no bụng để đi học, có khi Hải đói lả, gục trên bàn không viết nổi bài. Bạn bè hỏi thăm thì Hải nói bâng quơ cho qua chuyện. Quần áo chỉ độc một bộ đồng phục cũ kỹ, má phải khâu vá bộ đồng phục bao lần.

Vậy mà lây lất, nhờ cô cậu hai bên giúp đỡ, Hải cũng học lên được Đại học Y khoa của Cần Thơ rồi nhờ học giỏi và nhờ người thân, Hải được chuyển lên học Đại học Y Dược ở Sài Gòn. Thời đi học gian nan không thua gì “Trần Minh khố chuối”, gian nan chồng chất gian nan, nhưng cậu học trò không hề nản chí, quyết thực hiện lời dặn dò của ba.

Giờ đây, công thành danh toại, lẽ nào bác sĩ Hải lẩn tránh nhiệm vụ khi gặp khó khăn. Không! Ba sẽ không cho phép Hải buông tay như vậy. Bằng mọi giá, dù đổi lấy cái chết, Hải phải xông tới, Chống dịch như chống giặc” mà, không thể nào chần chừ được.

Nữ bí thư Quận ủy tài trí và đội ngũ y bác sĩ giỏi giang


Bác sĩ Trần Văn Hải (trái) nhận thuốc và dụng cụ y khoa do nước ngoài chi viện.

Quận 6 có 14 phường, dân cư đông đúc, nhà dân chen chúc nhau trong những xóm lao động chằng chịt, nên mức độ lây nhiễm nhanh từng ngày.

Bác sĩ Hải xuống địa bàn trong những ngày dầu sôi lửa bỏng. Anh được bổ nhiệm là Giám đốc bệnh viện dã chiến của quận 6 đặt tại Nhà Thi đấu quận 6. Các cuộc họp trực tuyến với các cán bộ của phường, quận và cấp Trung ương diễn ra liên tục. Báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh của quận gởi đến, bác sĩ Hải theo dõi từng ngày với nỗi lo nặng trĩu: “Về kiềm chế, kiểm soát ca nhiễm: Số ca F0 trên địa bàn quận là 6.784 người có kết quả PCR, 6.765 người đang nghi nhiễm. F0 điều trị tại bệnh viện ngoài quận 2.445 người. F0 điều trị tại khu cách ly tập trung 486 người (111 người PCR, 375 người nghi nhiễm, bệnh nền 88 người). F0 điều trị tại nhà: 8.362 người (1.972 người PCR, 6.390 người nghi nhiễm, bệnh nền 641 người...”.

Bí thư Quận ủy quận 6, chị Lê Thị Hơ Rin, một phụ nữ thông minh tài trí, là một nữ lãnh đạo có tâm với dân, chị tìm mọi cách để cứu dân khi hàng ngày phải chứng kiến hàng ngàn người nhiễm bệnh rồi ra đi. Chị kêu gọi và phát động chiến dịch dùng Đông Tây y kết hợp, xông hơ mỗi ngày bằng sả, tỏi, uống nước chanh, gừng, tỏi... Chị bàn bạc và kết hợp với các bác sĩ về cách chữa trị, làm thế nào để cứu sống kịp thời các bệnh nhân. Bác sĩ Hải rút kinh nghiệm đã trị cho bệnh nhân của Bệnh viện An Bình là cho uống thuốc chống đông, chống viêm (lúc đó chưa có thuốc đặc trị Monupiravir) và thêm C, thuốc cảm (toa thuốc này 2 tháng sau Sở Y tế mới thông báo).

 Bí thư Quận ủy Hơ Rin tin tưởng vào bác sĩ Hải và mạnh dạn thông báo với các phường phổ biến toa thuốc này. Chị và bác sĩ Hải xuống các phường theo dõi xem thuốc đã được mua và đã được uống đúng cách chưa vì hai loại thuốc này cũng có những phản ứng phụ khó lường, nhất là những người bị bệnh nền.

Qua 10 ngày hồi hộp theo dõi, nữ Bí thư Hơ Rin vô cùng mừng rỡ khi thấy các báo cáo đưa về thông tin số bệnh nhân đã thuyên giảm rõ rệt. Bác sĩ Hải cũng mừng khấp khởi khi đọc thấy các thông báo rất khả quan: “Không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày. Tỉ lệ mẫu xét nghiệm dương tính bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục...”.

Vui hơn bắt được vàng, bác sĩ Hải cảm thấy hân hoan vô cùng, anh viết bài chia sẻ cách phòng và điều trị Covid gửi cho các phường chỉ cách sát khuẩn tay, dùng nước muối sinh lý, cách xông hơ cho đúng, cách điều trị khi bị nhiễm bệnh, khi nào cần phải nhập viện...

Đẩy dịch bệnh lui dần                                             

Cuối tháng 7-2021, bác sĩ Hải được chích mũi vắc-xin đầu tiên Pfizer. Có vắc-xin vô mình rồi, nỗi lo vơi bớt dù có nhiều người đã mũi 2 vẫn tử vong, nhưng dù sao từ đây anh cũng được yên tâm đôi chút. Anh là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của bệnh viện. Nóng lòng vì kinh phí ít ỏi và dụng cụ thuốc men thiếu thốn, anh đi vận động khắp nơi, các nhà hảo tâm và bạn bè đã hỗ trợ cho nhân dân quận 6: 5.000 khẩu trang loại N95, nhiều máy thở HFNC, máy thở không xâm nhập và xâm nhập, bình oxy, đồng hồ oxy, đồng phục chống dịch, nước sát khuẩn, cồn...

Dịch tại Bệnh viện An Bình cũng lui dần. Riêng báo cáo kết quả trên địa bàn quận 6 từ 23-8 đến 22-9-2021: Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó, giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch. Nhận xét chung: Quận 6 cơ bản đạt tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 theo Quyết định số 3979/QĐ-BYT ngày 18-8 - 2021 của Bộ Y tế và tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định.

Người tốt vẫn còn nhiều, biết thương dân thương nước như nữ bí thư Hơ Rin, người phụ nữ dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Lương y không thiếu như bác sĩ Trần Văn Hải, trước cái chết không hề lui bước, tận tụy hy sinh vì nhiệm vụ cao cả của mình. Bác sĩ Hải đã nhận được nhiều Giấy khen, Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh trong công cuộc phòng chống Covid… nhưng không có sự tưởng thưởng nào danh dự hơn là sự tin yêu kính trọng của người dân, nhất là dân nghèo, khi ốm đau hoạn nạn đã được các lương y cứu chữa tận tình.

Nhưng trong những ngày cả nước căng mình chống dịch, cũng có những kẻ sâu bọ, nhân cơ hội này đã lợi dụng mùa dịch, người dân đang khốn khổ mà táng tận lương tâm, làm giàu bất chính trên nỗi khổ đau của đồng loại. Pháp luật không dung tha cho kẻ làm điều ác, luật trời không buông bỏ những kẻ sâu bọ này. Rồi đây, họ sẽ sống như thế nào khi người dân không tiếc lời nguyền rủa họ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm