TIN TỨC

Cầu siêu giữa đại ngàn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-28 14:44:08
mail facebook google pos stwis
74 lượt xem

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), bài viết dưới đây của Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển ghi lại những cảm xúc sâu lắng của một người lính già tại lễ cầu siêu đặc biệt giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi hội tụ nghĩa tình đồng đội và lòng tri ân sâu sắc.
 

Đại tá TRẦN THẾ TUYỂN
Chủ tịch Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ TP.HCM

Cầu siêu theo quan niệm Phật giáo, nghĩa đen là "sự kiện dharma", là một lễ cúng tế để tưởng nhớ người đã khuất và cầu nguyện chân thành cho sự yên nghỉ hay siêu thoát của linh hồn người đó. Cầu siêu đối với những người hy sinh vì Tổ quốc mang ý nghĩa đặc biệt hơn, đó là sự biết ơn và cầu mong hương hồn những người con ưu tú siêu thoát, an nhiên nơi cõi vĩnh hằng.

Thời khắc thiêng liêng ngày 27/7 năm nay (2025) tại Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn Thượng Trạch (Quảng Trị), ngoài cầu siêu đến các anh hùng liệt sĩ, các nhà sư và phật tử cùng bà con các dân tộc nơi đây còn cầu siêu cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến do kẻ thù xâm lược gây ra. Có lẽ thế, lễ cầu siêu diễn ra trong ba ngày mưa gió, bão bùng thật linh thiêng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngôi Đền thờ liệt sĩ trên đỉnh cao chót vót này là công trình văn hóa tâm linh nối dài của chương trình Nghĩa tình Trường Sơn do báo SGGP tổ chức cách nay 15 năm. Nối dài bởi lẽ phần lớn những người thực hiện xây dựng ngôi đền thờ linh thiêng trên đường Tây Trường Sơn này là cán bộ, phóng viên, nhân viên báo SGGP. Đó là Nguyễn Đức, Quốc Hương, Thu Cúc, Phạm Đức Trọng, Phú Khuynh… Mặc dù họ không còn công tác ở báo SGGP, nhưng với sự biết ơn, thành kính với những anh hùng liệt sĩ, ở cơ quan mới (Tạp chí Nông thôn Việt) họ tiếp tục thực hiện công việc bằng trái tim nghĩa tình. Với sự tài trợ của Liên Việt Bank do một doanh nhân con trai người lính Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, họ kết nối với Bộ đội Biên phòng và Tỉnh đoàn Quảng Bình (cũ) xây nên ngôi đền linh thiêng nơi miền biên ải như cột mốc biên cương để lại cho muôn đời con cháu.

Tôi đã dự nhiều lễ cầu siêu như thế. Mỗi sự kiện tâm linh có nét riêng. Nhưng lần này mang vẻ huyền bí, mộng mị kỳ lạ. “Trường Sơn đông nắng tây mưa”. Giáp biên giới Việt – Lào, tháng 7 mưa dầm dề. Trung tá Thống, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ka Ròng nói, mưa gì thì mưa nhưng làm lễ sẽ tạnh. Quả nhiên khi chương trình nghệ thuật “Hát cho người nằm xuống” khởi sự mưa ngớt, trời tạnh. Gió Lào khắc nghiệt mà tiết trời se lạnh như chớm thu Hà Nội. Lạ nữa, bướm trắng từng đàn bay về như những cánh hoa giữa đại ngàn huyền thoại. Từ bậc thềm khởi đầu lên chính điện ngôi đền thờ, 288 ngọn nến lung linh như những giọt mắt của người thiên cổ.

Tôi bỗng nhớ đến lễ cầu siêu của nhân dân Bình Thuận (cũ) dành cho các liệt sĩ trẻ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ diễn tập trên “trường bắn Mây Tàu” cách đây không lâu. Ngày 25/7, trước khi lên dự lễ nhập tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cầu siêu tại Đền liệt sĩ Cà Ròng này, tôi đã cùng các tướng lĩnh thuộc Ban Liên lạc truyền thống Sư đoàn 5 đến thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ tuổi đôi mươi. Tôi đã chứng kiến cụ bà trên 90 tuổi vật vã khóc thương và tiếng kinh cầu huyền ảo cầu nguyện cho cháu nội của bà và 11 chiến sĩ trẻ hy sinh trong cuộc diễn tập kể trên. Tôi không cầm được nước mắt. Cùng Trung tướng Lưu Phước Lượng, Trưởng ban liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 5 thắp hương tưởng nhớ những liệt sĩ trẻ, tôi thì thầm: “Ngày trước dấn thân vào cuộc kháng chiến giải phóng và bảo vệ đất nước, chúng tôi chuẩn bị tâm thế hy sinh, trở thành liệt sĩ. Kết thúc chiến tranh, dù mang trên người thương tích, chúng tôi vẫn sống sót trở về. Nay các em thực hiện nghĩa vụ quân sự, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thành liệt sĩ. Mà vì nhiệm vụ, các em đã hiến dâng tuổi 20 và trở thành liệt sĩ”. Nghe tôi thì thầm trò chuyện, Trung tướng Lưu Phước Lượng cũng không cầm lòng được, xúc động nói: “Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ luôn tỏa sáng, dù bất cứ thời nào, hoàn cảnh nào, nếu người lính quên mình vì nhiệm vụ”. 12 liệt sĩ của Sư đoàn 5 hy sinh trong huấn luyện cách đây không lâu là những anh Bộ đội Cụ Hồ như thế…

Trên đỉnh Trường Sơn, dự lễ cầu siêu trong thời khắc linh thiêng kỷ niệm 78 năm Ngày TBLS, tôi nghĩ đến các liệt sĩ trẻ của Sư đoàn 5 mà mới đây tôi đến viếng thăm. Họ đích thực là Bộ đội Cụ Hồ!

ATP, 27-7-2025
T.T.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Miền ký ức giữa rừng đước Cần Giờ
Hướng tới ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu bài viết của nhà văn Đậu Thanh Sơn về vùng đất Cần Giờ – nơi từng là căn cứ địa của Trung đoàn 10 Đặc công Rừng Sác.
Xem thêm
Cua và tôm - Tản văn Trần Thế Tuyển
Bây giờ theo sắp xếp địa danh mới, gọi chung là lục tỉnh Miền Tây. Trước khi sáp nhập, chúng tôi có chuyến hành hương cửu tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngộ ra nhiều điều – mừng có, lo có!
Xem thêm
Tản mạn “Đêm trừ tịch”
Tản văn của Đại tá nhà thơ Trần Thế Tuyển
Xem thêm
Gặp gỡ Trường Sa – yêu hơn Tổ quốc mình
Một hành trình giàu cảm xúc của nhà báo nhà văn Phương Huyền
Xem thêm
Không thể - Trần Thế Tuyển
Không thể – một khúc nhớ lặng lẽ nhưng chan chứa yêu thương và tri ân của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển dành cho Đại tá, nhà báo Phạm Đình Trọng
Xem thêm
Ngòi bút thi sĩ giữ lửa nghề báo: Một trăm năm mãi xanh
Chuyên mục Tiếng nói nhà văn của báo Văn nghệ, số 25, ngày 21/6/2025
Xem thêm
Ngày của sự sinh thành - Bút ký của Lê Thị Tuyết
Bài viết về ngày 30/4/1975 và những năm tháng không thể nào quên
Xem thêm
“Quan trí” - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3193
Xem thêm
Vì yêu mến chữ yêu người yêu văn
Bút kí của LA GIANG (Nguyễn Minh Đức)
Xem thêm
Trước bóng tiền nhân – Ký của Nguyên Hùng
Bài đăng Tạp chí Sông Lam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Cây bàng vuông trên đất Hải Châu
Về quê, tôi nhận được tin nhắn của Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát Nguyên Chính uỷ Vùng 5 Hải quân “Trân trọng mời anh dự lễ trồng bàng vuông do Mặt trận Tổ quốc huyện đảo Trường Sa tặng“. Đúng giờ chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ của Chuẩn Đô đốc nằm cạnh dòng kênh nhỏ bên bờ biển Thịnh Long nổi tiếng, thơ mộng. Đồng đội, bạn học và bà con nội ngoại của chủ nhà đã tề tựu đông đủ. Phần lớn là cựu chiến binh (CCB) lớn tuổi quân phục hải quân trắng tinh với đường viền màu xanh da trời thân thuộc.Gặp nhau là quý rồi. Một CCB cao niên mặc quân phục Hải quân nhắc lại lời của Người Anh Cả quân đội – Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm mọi người rưng rưng. Tôi thấy đôi mắt Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát đỏ hoe. Càng thấy việc làm của vị tướng Hải quân này có ý nghĩa.Chỗ quen biết từ lâu (anh trai Ngô Văn Phát học cấp 3 cùng liên khoá với chúng tôi), Ngô Văn Phát bộc bạch:• Có thể nói cả đời quân ngũ, tôi gắn bó với biển đảo. Năm 2024 thăm lại Trường Sa. Bà con và đồng đội tặng cây bàng vuông. Tôi mang về quê trồng để ghi nhớ những năm tháng gắn bó với Trường Sa, biển đảo. Khi làm báo QĐND, tôi có dịp làm việc với Ngô Văn Phát và đơn vị của anh- những chiến sĩ Hải quân như cây phong ba, bàng vuông giữa biển cả. Người con trai có dáng nhỏ thó, nhanh như sóc từ làng quê “ chân lấm tay bùn” trở thành vị tướng chỉ huy tài ba như đồng đội của anh khen tặng. Trở về đời thường, Ngô Văn Phát sống bình dị như bao chàng trai miền sông nước này. Luôn hướng về quê hương, góp sức xây dựng nông thôn mới, Ngô Văn Phát còn trực tiếp làm Chủ tịch Ban liên lạc cựu học sinh THPT B Hải Hậu tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Dưới sự hướng đạo của vị tướng – cựu học sinh này, hội cựu học sinh THPT B Hải Hậu đã làm được nhiều việc cho quê hương, cho ngôi trường nơi có cây gạo đã đi vào truyền thuyết.“Cây gạo trường ta“ của nhạc sĩ An Hiếu (phổ thơ TTT) đã trở thành ca khúc truyền thống nơi mảnh đất “tầm tang“ giàu đẹp.Cây bàng vuông được Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát trồng cạnh dòng kênh nơi mảnh đất địa linh sinh nhật kiệt.Mảnh đất miền hạ sông Ninh, cách nay 500 năm tứ tổ khai sáng và cửu tộc lập nghiệp, trong đó có tổ cả của người viết bài này- Cụ Trần Vu – Dinh điền sứ thời hậu Trần. Mảnh đất ấy cách đây vài trăm năm quan triều Nguyễn – nhà thơ NGUYỄN CÔNG TRỨ đã đến đây dẫn dắt cư dân khai phá lập nên miền đất mới. Địa linh sinh nhân kiệt nơi này đã sản sinh ra nhiều “nhân vật nổi tiếng”. Tên tuổi của họ gắn với sự cống hiến cho đất nước như: các vị tướng: Trần Thanh Huyền (Chính uỷ Quân chủng Hải quân) Trần Văn Xuyên (Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân); Ngô Văn Phát (Chính uỷ vùng 5 Hải quân)… và những người “nổi tiếng“ khác: Trần Văn Nhung (nhà toán học đầu đàn- TTBGD); BS Trần Đông A (bàn tay vàng ngành phẫu thuật Việt Nam); Trần Minh Oanh, Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch tỉnh); Phạm Tất Thắng (Chủ tịch – Bí thư huyện uỷ)… Lễ trồng cây bàng vuông Trường Sa ở quê hương Chuẩn Đô đốc chỉ mang tính biểu tượng. Thông điệp mà Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát gửi gắm; đó là sự tri ân với đất và người.Đất là nơi chôn nhau cắt rốn – quê cha đất tổ của anh. Người là bậc sinh thành, thầy cô giáo cũ, bà con cô bác đã góp phần nuôi dưỡng, giáo dục anh nên người – cho quân đội vị tướng nhân hậu và nghĩa tình. Và còn nữa, những đồng đội của anh; trong đó có cả những người không trở về sau ngày toàn thắng.Cây bàng vuông do quân dân Trường Sa tặng Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát sẽ xanh tươi, đơm hoa kết trái, bồi thêm sức sống của vùng đất “ địa linh sinh nhân kiệt“ này. Đó là biểu tượng về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tất cả chúng ta- những cư dân sống trên dải đất hình chữ S thân yêu.Hải Hậu, cuối tháng 5-2025
Xem thêm
Văn chương và lòng yêu nước
Với bài viết “Cờ Tổ quốc trong trái tim tôi”, nhà thơ Trần Xuân Hóa (Đảng bộ phường Cát Lái) vừa được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi viết cảm nhận “Quốc kỳ Tổ quốc Việt Nam”
Xem thêm
Anh Lộc – Tản văn Trần Thế Tuyển
Thật bất ngờ, cách đây hơn 5 năm, tôi ra HN dự lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn VN, anh Lộc đứng cạnh tôi cùng nhận quyết định. Quyết định do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ký. Điều làm tôi bất ngờ là anh Lộc - người đàn anh cùng xóm, lớn hơn tôi vài tuổi lại mang tên Nguyễn Hoàng Hà.
Xem thêm
Má tôi - Ký của Bích Ngân
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Trường Sa - Nơi biển gọi tên Tổ quốc
Ký của Nguyễn Văn Mạnh, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Ngô Thị Thu Thủy - Người phụ nữ FUJIWA truyền cảm hứng
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Tôi kể chuyện về một người thầy quan trọng trong đời
Về cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu phó trường Tiểu học Nam Cát – Nam Đàn - Nghệ An
Xem thêm