TIN TỨC

Anh nằm đây – trẻ mãi tuổi hai mươi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-07-08 08:34:24
mail facebook google pos stwis
1044 lượt xem

TRƯƠNG NGUYÊN TUỆ

Quen biết nhà thơ cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh, rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn hiện nay, luôn luôn tựa bát nước đầy. Đặc biệt với đồng đội đã hy sinh, Trần Ngọc Phượng nhớ họ tên, quê quán từng người, trong trường hợp nào, tại địa điểm nào... Mười năm hoạt động trên chiến trường Đông Nam Bộ khốc liệt, anh từng trực tiếp vuốt mắt tiễn đưa bao đồng đội ngã xuống khi tuổi còn rất trẻ. Niềm tiếc thương lưu lại trong nhiều vần thơ từ thuở trước đến tận hôm nay. Nhân tháng 7 về, tôi chân thành nhắc lại những cảm xúc ấy của anh. Cũng là chút tình cảm bạn bè trao đổi với nhau, khi không có nhiều dịp gặp gỡ vì tuổi cao sức yếu.
 

Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!

Đó là câu thơ, đồng thời là tiếng thốt từ trái tim Trần Ngọc Phượng khi đi qua cầu Rạch Chiếc trên con đường chính dẫn vào Sài Gòn từ phía Đông. Như mọi người từng biết, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử lữ đoàn biệt động 316 được giao nhiệm vụ chốt giữ chiếc cầu yết hầu này để đại quân ta với nhiều xe tăng và trọng pháo, hành tiến thuận lợi vào Sài Gòn. 52 cán bộ, chiến sĩ đặc công - biệt động Quân giải phóng đã anh dũng hy sinh.

Để hôm nay sau gần 5 thập kỷ: “Bãi cỏ hoang, nơi anh nằm/ Mọc lên những toà nhà hiện đại nguy nga/ Ánh đèn đêm như vạn ánh sao sa...”. Và con người có được: “Niềm tin như sắc nắng ửng hồng/ Nơi cửa ngõ anh nằm/ Thành phố mới vào xuân” (Nơi cửa ngõ anh nằm).

Bài thơ Trần Ngọc Phượng viếng liệt sĩ Thanh Tề, một đồng đội trẻ mà anh gọi là “em”, lưu lại trong tôi ấn tượng sâu sắc bởi tính chân thực cao: “Buổi chiều em ra đi/ Mưa giăng giăng ngoài lộ/ Áo xắn tay/ Tiểu liên quàng trước cổ/ Em hiên ngang đi trước hàng quân/ Em ngã xuống/ tư thế tiến công/ Trong trận đánh/ Quân thù đông gấp bội/ Xác để lại/ Bên cánh rừng lầy lội/ Buổi chiều hoang tê tái mưa sa/ Mấy chục năm qua...”.

Đồng đội và gia đình, trong đó có Phượng, đã bỏ bao công sức đi tìm mộ Thanh Tề, nhưng vẫn vô vọng: “Đất nước mình mênh mông/ Cong cong hình chữ S/ Làm sao anh đi hết/ Vạn nấm mộ vô danh...

Để kết lại bài thơ, tác giả không nói thêm những lời ngậm ngùi tiếc thương mà gợi lại một hình ảnh cũ, rất thật và gợi cảm: “Chỉ thấy em về/ Nheo mắt cười tinh nghịch/ Chúng mình dễ gì chết/ Nếu chết rồi dễ gì mất xác/ Mất xác rồi còn nấm mộ vô danh”.

Tôi từng đọc đoạn kết này nhiều lần và rưng rưng ngấn lệ!

Qua bài thơ “Bên nấm mộ vô danh” vừa dẫn, ta thấy Trần Ngọc Phượng rất có ý thức về sự hy sinh cao cả của người lính cách mạng. Bởi chúng ta không ngại hy sinh, khi điều đó là cần thiết. Chúng ta luôn sống lạc quan, yêu đời. Như cảm xúc của anh trước bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên thành cổ Quảng Trị” được nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính tặng: “Các anh cười dưới chân Thành đổ nát/ Trận đánh sau ai mất ai còn/ Dẫu máu xương tan trong lòng đất/ Nụ cười còn mãi với nước non” (Nụ cười Thành cổ).

Tuổi ngoại lục tuần rồi sang thất tuần, tranh thủ lúc gân cốt còn săn, Trần Ngọc Phượng nhiều lần về thăm quê hương bên dòng sông Vị, thăm các chiến trường xưa cùng nhiều địa danh lịch sử. Khi đến Hà Tĩnh, rẽ về Can Lộc, nơi yên nghỉ của mười cô gái thanh niên xung phong: “Những năm tháng không thể nào quên được/ Máu xương rơi thấm đẫm con đường/ Em ngã xuống, mười bông hoa bất tử/ Những nụ hoa mới chớm hạt sương/ Bên mộ em người lính già đứng lặng/ Nhớ một thời trai trẻ qua đây/ Ta tặng nhau mảnh khăn dù pháo sáng/ Chiếc lược nhôm làm bằng xác máy bay...” (Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc).

Viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị), Trần Ngọc Phượng thủ thỉ trò chuyện với những người nằm dưới mộ, song linh hồn là bất tử: “Chiều Trường Sơn/ Lặng ngắt/ Các anh nằm/  ngay hàng thẳng tắp/ nghe tắc kè kêu/ khắc khoải:/ “Sắp về...”/ Đất nước hoà bình/ Nhưng nào đã bình yên/ Giặc ngoại xâm, nội xâm đe doạ/ ... Anh nằm đây/ Có lúc nào yên ả/ Sóng biển Đông/ Rung chuyển chỗ anh nằm!/ Hương khói bay/ Lồng lộng gió ngàn/ Đang bật dậy/ Những linh hồn/ Bất tử” (Chiều nghĩa trang Trường Sơn).

Người Mẹ Việt Nam, người Mẹ viết hoa, phải chịu đựng biết bao khổ đau, mất mát vì chiến tranh. Họ tiêu biểu cho truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam. Sau đây chỉ là một trong ngàn vạn trường hợp người Mẹ liệt sĩ: “Mười năm đợi con/ Mẹ nhận về tờ báo tin/ Và cái ba lô con cóc/ Kỷ vật cuối cùng/ Của đứa con độc nhất/ Cái ba lô bạc màu/ Lỗ chỗ vài vết đạn/ Có chiếc khăn tay/ Bạn gái nào thêu tặng/ Có quyển sổ tay/ Con tặng Mẹ bài thơ/ Con biết rằng/ Cả đời Mẹ mong chờ/ Có cháu nhỏ để bồng để bế/ Mẹ ôm chiếc ba lô vào lòng/ Như ôm con trẻ...” (Cái ba lô con cóc).

Trần Ngọc Phượng chỉ nói đến thế, nhưng cũng đủ cho ta suy ra nỗi buồn thương, tiếc nhớ của ngàn vạn Mẹ liệt sĩ sâu nặng, lớn lao biết nhường nào!

Sau ngày toàn thắng trở về, Trần Ngọc Phượng reo lên: “Con sống rồi Mẹ ơi!”, là tiếng lòng rất thật: “Mẹ ơi! Mẹ ơi/ Mẹ ôm chặt vào lòng/ Như sợ con tuột mất/ Con gục đầu vào Mẹ/ Mà không dám reo vang”.

Ta nhận biết tác giả đã reo lên, nhưng rồi không dám reo vang lên nữa, vì: “Bao bà Mẹ mất con/ Bao người vợ mất chồng/ ... Ai biết hoà bình/ Bao máu xương phải trả?” (Con sống rồi Mẹ ơi).

Trần Ngọc Phượng nhắc nhiều đến các đồng đội liệt sĩ và cả những người Mẹ, người vợ thân thương của họ. Đề tài về thương binh liệt sĩ quả rất phong phú, những vần thơ tôi vừa trích dẫn có thể chưa phải là tất cả tác phẩm của anh. Dẫu sao những vần thơ đó đã nói lên khá đầy đủ tình cảm sâu nặng của một hồn thơ cựu chiến binh tài hoa, tinh tế.

 

Hai bài thơ của Trần Ngọc Phượng

Hồn thiêng xin được độ trì nước non

 

Bao năm lạnh lẽo rừng giả

Đón anh về với quê nhà thân thương

Mẹ Cha một nắng hai sương

Nuôi anh vất vả trăm đường gian truân

Đò xưa lưu luyến bước chân

Hình Cha bóng Mẹ tần ngần nhìn theo

Anh đi vượt thác băng đèo

Tuổi xuân bay bổng, cánh diều vi vu

Giờ vế tìm tiếng Mẹ ru

Võng đưa kẽo kẹt, tre đu gió hè

Thủy chung trọn vẹn lời thề

Cốt xuông một nắm, Hồn quê một đời

Quê mình giầu có lên rồi

Trẻ thơ ríu rít, thăm tươi khăn quàng

Hương hoa phủ kín nghĩa trang

Tên anh liệt sĩ, xóm làng khắc ghi

Tháng Bảy đến, Tháng Bây đi

Hồn thiêng xin được độ trì nước non

 

Mâm cơm giỗ bạn ngày họp mặt - Ảnh TNP cung cấp.
 

Bên nấm mộ vô danh

Tặng hương hồn em Thanh Tề

 

Thắp nhang lên

Thấy em hiện về

Nheo mắt cười tinh nghịch;

“Chúng mình dễ gì chết

Bom đạn tránh mình, Mình tránh chúng làm chi”

 

Buổi chiều em ra đi

Mưa giăng giăng ngoài lộ

Áo xắn tay,

Tiểu liên quàng trước cổ

Em hiên ngang đi trước hàng quân

 

Em ngã xuống

Tư thế tiến công

Trong trận đánh

Quân thù đông gấp bội

Xác để lại

Bên cánh rừng lầy lội

Buổi chiều hoang tê tái mưa sa

 

Mấy chục năm qua

Đồng đội gắng công

Mẹ cha ta khó nhọc

Vái bốn phương trời

Chưa tìm thấy mộ em

 

Đất nước mình mênh mông

Cong cong hình chữ S

Làm sao anh đi hết

Vạn nấm mộ vô danh

Ngàn tượng đài liệt sĩ

Sao lúc hiện về

Em không chỉ

Nấm mộ nào là nấm mộ của em?

Chỉ thấy em về

Nheo mắt cười tinh nghịch

“Chúng mình dễ gì chết

Nếu chết rồi dễ gì mất xác

Mất xác rồi còn nấm mộ vô danh.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm