TIN TỨC

Bác Hồ đến quê hương Xô viết (tiếp theo)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-03 18:37:39
mail facebook google pos stwis
485 lượt xem

TRÌNH QUANG PHÚ


Chiến hạm Rạng Đông - Ảnh tư liệu

Bác Hồ đến Xô viết

Con tàu đưa Bác vượt qua Luxembourg, Bruxelles và xẻ dọc nước Đức từ miền Nam lên miền Bắc.

Những năm ấy, nước Đức vừa thua trận ở Thế chiến thứ nhất, kinh tế khó khăn, lạm phát lên cao đến đỉnh.

Bác xách vali bước xuống tàu. Một người tiến đến ngả mũ chào: "Đồng chí - xin chào".

Mật hiệu đã quy ước là phải gọi "đồng chí" trước rồi "xin chào" sau. Bác bắt tay đồng chí người Đức và lên xe về văn phòng đại diện nước Nga. Xe chui qua cổng Brandenburg với tượng đài Nữ thần Victoria giương đôi cánh thiên thần đứng trên xe tứ mã, tay đỡ cánh chim hòa bình phi về phía trước. 

Con đường Unter tráng lệ, rộng và thẳng tắp đưa Bác đến cơ quan đại diện toàn quyền của nước Nga Xô viết tại Liên bang Đức. Một tòa nhà bốn tầng, không to lắm, phía trước sân lá cờ đỏ có ngôi sao bên cạnh búa liềm vàng tung bay trước gió. 

 

Bác đứng ngắm cờ bay, như thả hồn vào đó, lòng Bác thật sự được lộng gió, được tung bay. Bác đã bước vào tòa lâu đài của tự do và độc lập. Vui sướng tràn ngập.

Đồng chí Bradopsky, đại diện Nhà nước cách mạng Nga, dang rộng tay đón và ôm chặt Bác.

- Chào đồng chí Nguyễn, đại diện Đông Dương và các nước thuộc địa. Chúng tôi chờ đồng chí từ cả tuần nay.

Đồng chí Bradopsky đã có một buổi làm việc ân cần với Bác, đồng chí hỏi tỉ mỉ về tình hình Đông Dương, tình hình các nước thuộc địa và nghe chăm chú các ý kiến của Bác về các nước thuộc địa. Một cuộc trao đổi rất sâu sắc đã diễn ra giữa những người đồng chí chân tình, cởi mở vì lý tưởng chung. Nghe xong đồng chí Bradopsky nói:

- Có lẽ, sau Lênin, đồng chí là người đầu tiên hiểu sâu về các nước thuộc địa như vậy. Đồng chí thật xứng đáng được phát biểu về thuộc địa ở Đại hội Quốc tế Cộng sản sắp tới.

Bác cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cảm ơn đồng chí Bradopsky.

Bác được bố trí ở trong khu nhà nghỉ của cơ quan đại diện. Đồng chí Victor, người Nga biết tiếng Pháp, được phân công hỗ trợ Bác. Ngoài việc thông qua Victor để biết về nước Nga, về Cách mạng Tháng 10, Bác còn yêu cầu Victor dạy Bác nói tiếng Nga.

Chiều 18-6, theo hẹn Victor đưa Bác đến gặp lại đồng chí Bradopsky. Đồng chí Bradopsky nói kỹ với Bác về cách đi đến Nga kể cả thời gian và thủ tục đi đường, đồng chí đưa cho Bác những giấy tờ cần thiết và giới thiệu từng thứ một:

- Đây là giấy đi đường do tôi ký để đồng chí đến nước Nga.

- Đây là giấy thông hành của cảnh sát Đức để đồng chí đi qua các đồn gác của cảnh sát nước Đức và xuất cảnh, xuống tàu.

Bác cầm các giấy tờ với nhiều xúc động. Bác cảm ơn bằng tiếng Nga:

- Spa-xi-pơ ta-va-rít (Cảm ơn đồng chí).

- Ô, đồng chí nói được tiếng Nga - Bradopsky ngạc nhiên hỏi.

- Tôi đang học.

- Thật tuyệt vời.

Quay qua Victor, đồng chí Bradopsky nói:

- Đồng chí Victor biết tiếng Pháp sẽ hỗ trợ đến khi đồng chí ra khỏi nước Đức. Đồng chí sẽ nghỉ lại Berlin thời gian ngắn. Cần gì cứ nói với Victor, kể cả việc "móc túi" Victor lấy một số từ tiếng Nga cần thiết. Cả ba người cười to thoải mái vì cách nói dí dỏm của đồng chí Bradopsky.

Một tình cảm cách mạng nồng ấm và sâu sắc. Bác như cầm được trong tay cái mình tìm lâu nay, đó là những đồng chí cách mạng cùng quyết tâm giải phóng nô lệ, giải phóng thuộc địa…

Victor tranh thủ đưa Bác đi thăm Berlin. Thấy người nghèo đang xếp hàng dài để mua bánh mì, Bác nói với Victor:

- Đế quốc Đức oai hùng như vậy, mà bây giờ để dân tình khốn khổ vầy sao?

- Đây là kết cục của chàng đế quốc thua trận.

- Chiến tranh là chết chóc, là đau thương, mất mát. Bác khẳng định.

Hôm sau Victor cầm tờ báo Đức đọc cho Bác tin công nhân cảng Hamburg đang đình công, mọi hoạt động đều tê liệt. Bác phải kéo dài thời gian ở Berlin. Victor nói.

Bác lấy trong túi áo ra tờ giấy phép của cảnh sát Đức đưa cho Victor và nói:

- Giấy phép của cảnh sát cấp cho tôi chỉ còn 3 ngày nữa hết hạn. Anh giúp tôi xin gia hạn.

Victor vui vẻ gật đầu.

Tờ giấy phép ấy, cảnh sát trưởng đã dùng bút mực đỏ sửa thành ngày 27 và đổi bút ghi thêm phía dưới: "Tôi xác nhận đã sửa ngày 22-6 thành ngày 27-6-1923" và ký tên đóng dấu.

Ngày 24-6 có tin công nhân đình công ở cảng đã hoạt động trở lại bình thường. Victor đưa Bác đi lên Hamburg. Anh nói: "Chuyến tàu thủy từ nước Nga chở hàng và người qua Hà Lan sẽ ghé lại Hamburg đón khách". Bác vui vì nước Nga Xô viết đang đến gần với Bác.

Bác đã đến Hamburg trong tuần lễ cuối tháng 6, cái nắng của Bắc Âu rất nhẹ nhàng, thoang thoảng, nắng mà không rát, không nóng. Người vùng này rất mê nắng, ở đâu cũng thấy họ phơi nắng. Tại nơi sầm uất, phồn thịnh của nước Đức, Bác vẫn nhận ra sự bất công của nghèo, giàu và vẫn thấy nhan nhản cảnh bóc lột, bất công.

Victor mời Bác bữa tối với món cá hồi của Biển Bắc. Hai người cụng ly rượu vang. Victor nói:

- Tối nay tàu Karl Liebknecht của nước Nga Xô viết sẽ cập cảng Hamburg. Tổ chức đã bố trí để đồng chí đi con tàu này đến Petrograd, cảng lớn nhất của nước Nga. Đồng chí Antonop thuyền trưởng là đảng viên cộng sản rất thân quen với chúng tôi. Tôi sẽ bàn giao đồng chí Nguyễn cho đồng chí ấy.

Lên tàu

Chiều 25-6, Bác nhận visa nhập cảnh để vào Cộng hòa Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, chính thức rời nước Đức. Victor đưa Bác xuống tàu, thuyền trưởng Antonop nồng hậu đón và đưa hai người vào phòng khách của tàu. 

Antonop người mập, đậm đà, có bộ ria mép mỏng, đặc biệt có nụ cười hiền lành và giọng nói vồn vã. Bác thấy như được về nhà. Biết Bác trước đã làm thủy thủ tàu viễn dương, Antonop giới thiệu về lịch sử con tàu, và đưa Bác cùng Victor đi thăm tàu, sau đó mời hai người uống ly rượu vang để chia tay.

Con tàu của nước Nga kéo ba hồi còi và nhẹ nhàng rời bến theo sông Elbe ra Biển Bắc. Bác bước ra boong tàu phía trước, đã tám giờ tối mà xứ Bắc Âu này trời vẫn còn sáng. Phía chân trời những ráng hồng, trời trong xanh, vài đám mây lơ lửng. Trên đỉnh cột cờ, cờ đỏ có búa liềm và sao vàng bay lất phất trước gió. 

Có lẽ từ ngày rời Sài Gòn, đây là phút giây Bác thấy lòng mình nhẹ nhõm, khoan khoái. Con tàu chỉ dài hơn một trăm mét, nếu tính diện tích mặt boong chỉ 1.500 mét vuông. Vậy mà Bác thấy mình đang đứng giữa một không gian mênh mông. Có lẽ đó là sự mênh mông của độc lập, của tự do đang thấm vào từng đường gân, thớ thịt của Bác. Bác dang rộng hai tay hít thật sâu cho đầy lồng ngực.

Con tàu Karl Liebknecht đi về phía tây, hết một trăm cây số của sông Elbe mới ra Biển Bắc, rồi đi ngược lên vòng qua bán đảo Đan Mạch để vào Biển Baltic.

Biển Baltic như một cái đầm khổng lồ, có chiều dài gần bằng Hà Nội đến Sài Gòn, là biển rìa lục địa được bao bọc bởi quần đảo Đan Mạch và các nước Trung và Đông Âu, có chu vi bờ biển dài đến tám ngàn cây số, là sự nối tiếp giữa các đảo, bán đảo nên trông rất kỳ vĩ.

Thuyền trưởng Antonop giới thiệu cho Bác những địa danh khi con tàu đi qua. Phía bắc là vịnh Phần Lan, là quần đảo Stockholm, phía bờ nam là các nước Đức, Latvia, Estonia và Nga. Antonop cho Bác biết Biển Baltic có độ sâu trung bình năm mươi lăm mét, đủ cho tàu trọng tải rất lớn. 

Anh còn nói: Phía Thụy Điển có chỗ sâu đến gần năm trăm mét. Anh giới thiệu về điều ít thấy trên các đại dương, đó là mùa đông nước biển đóng băng. "Người ta tổng kết lại biển này hằng năm có gần 50% mặt biển bị đóng băng. Cũng có những năm cả mặt biển này băng đóng toàn phần. Tàu bè phải đành thả neo, uống Vodka chờ băng tan".


Bác Hồ những năm 1923 - Ảnh tư liệu

Khi con tàu vào lãnh hải nước Nga, Antonop mời Bác kéo hồi còi dài để chào nước Nga Xô viết. Anh chỉ về phía bắc:

- Kia là biên giới Phần Lan với Nga, ở đó có túp lều Razliv nằm trên đất Phần Lan, nơi Lênin đã ở để tránh sự truy lùng của kẻ thù. Tại đó Lênin đã đóng vai người đi cắt cỏ thuê. Và cũng tại túp lều đó, Người đã chỉ đạo để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, các đồng chí Stalin, Svevdlop và các đồng chí Trung ương Đảng Cộng sản Nga đã đến đây báo cáo và nhận chỉ thị của Lênin.

Bác đứng nhìn bờ biển cong tít ở phía xa và nghĩ đến Lênin với lòng khấp khởi mong mau chóng được gặp Người.

Cảng Petrograd dài đến bảy cây số, với ba mươi tám cầu tàu. Tàu Karl Liebknecht đã cặp cầu tàu số 7 ở vùng Gutuev, quận Kirov của cảng Petrograd vào buổi sáng 30-6-1923. Sau bốn ngày đêm trên Biển Bắc và Biển Baltic, Bác đã đến với quê hương Xô viết. Bác theo thuyền trưởng bước lên bờ mà lòng lâng lâng sung sướng như đang bay bổng trên mây.

Một đồng chí trung niên và một cán bộ nữ trẻ tuổi, nhẹ nhàng bước đến chào Antonop và Bác. Antonop giới thiệu:

- Đây là đồng chí Petorop - cán bộ của chính quyền Xô viết thành phố. Còn đây là nữ đồng chí Natasa phụ trách công tác tuyên truyền của Xô viết. Bác bắt chặt tay hai đồng chí Xô viết mà lòng rung động mãnh liệt. Đồng chí Petorop vui vẻ:

- Chúng tôi chào mừng đồng chí Nguyễn đến với đất nước Xô viết. Đồng chí Natasa sẽ hỗ trợ đồng chí trong thời gian ở đây. Từ nay đồng chí sẽ dùng đúng tên mình là Nguyễn Ái Quốc.

Bác ôm hôn chia tay thuyền trưởng Antonop và theo đồng chí Petorop và Natasa về khách sạn Astoria ở gần quảng trường lớn - nơi năm 1917 đã diễn ra buổi ra mắt chính quyền Xô viết.

Petrograd những đêm cuối tháng 6 là những đêm không ngủ vì: Ánh sáng như có mặt trời, không chói chang, nhưng rực rỡ như ban ngày. Natasa nói với Bác:

- Nếu đồng chí Nguyễn đến trước bốn ngày thì đúng vào đêm trắng.

- Sao gọi là đêm trắng?

- Vì không có đêm đen, cả đêm sáng trắng.

- Cả tháng 6, hay chỉ mấy ngày?

- Sáng như hôm nay thì kéo dài cả tháng 6, nhưng sáng như ban ngày là những ngày từ 21 đến 25-6. Đây là hiện tượng do khúc xạ mặt trời bên kia bán cầu phản chiếu qua "tấm gương" tuyết Bắc Cực khổng lồ rọi xuống khu vực này.

- Thật kỳ diệu. Bác đáp trong sự ngạc nhiên.

Bác và Natasa tản bộ trên đường phố. Thanh niên nam nữ đàn ca, nhảy múa. Ở góc này, góc kia họ bày nướng thịt lụi, khói lên thơm phức. Natasa giới thiệu đó là món Sa Sa Lức mà người Nga rất thích, thường ăn với cả hành và uống bia, uống rượu vào ngày hội hoặc cuối tuần.

Đêm trắng làm cho Bác thấy tự do, độc lập rộn ràng hơn, tưng bừng hơn.


Cung điện Mùa đông ở St. Petersburg

Mấy hôm sau Natasa đến và báo với Bác:

- Xô viết thành phố cho mượn chiếc xe này trong hai tiếng để đưa đồng chí đi thăm vài nơi của Petrograd. Natasa đưa Bác đến Cung điện Mùa đông nằm bên bờ sông Neva, đây là nơi đêm 7 rạng sáng mồng 8-11, lực lượng Xô viết tấn công bắt toàn bộ bộ máy chính quyền phản động. Natasa không quên giới thiệu với Bác chiến hạm Rạng Đông - nơi đã bắn những phát đại bác đầu tiên báo lệnh khởi nghĩa. 

Và sau đó Natasa đưa Bác về Cung điện Smolny, một cung điện không to như Cung điện Mùa đông nhưng nằm giữa trung tâm thành phố, là đầu não của cuộc khởi nghĩa, của cuộc Cách mạng Tháng 10.

Natasa giới thiệu với Bác:

Ngày 6-11-1917, Lênin từ Phần Lan đã lên đầu tàu lửa số 293 với bộ trang phục công nhân đốt lò để vào thành phố và Người đã lãnh đạo lấy Cung điện Smolny để làm căn cứ thủ phủ cách mạng.

Natasa nói: Lênin là lãnh tụ vĩ đại, Người nói khi thời cơ đến, cách mạng phải giành lấy. Cuộc khởi nghĩa phải là ngày 7, không thể chậm, dù chỉ là một ngày.

- Những ngày ấy Natasa làm gì?

- Tôi cũng cầm súng. Lực lượng xung kích chúng tôi chỉ hai trăm người, nhưng đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng tham gia. Tôi cũng nổ súng và cùng đồng đội xông vào Cung điện Mùa đông.

Lênin đã ở Cung điện Smolny suốt bốn tháng để lãnh đạo khởi nghĩa và điều hành bộ máy chỉ huy những ngày tháng đầu tiên của Cách mạng Tháng 10. 

Đứng giữa Cung điện Smolny, Lênin đã chủ trì 77 cuộc họp của chính quyền Xô viết và ra nhiều quyết sách quan trọng đưa cuộc cách mạng toàn thắng.

Bác nhận ra rằng muốn giải phóng dân tộc phải cướp lấy thời cơ, phải huy động sức dân và phải khởi nghĩa vũ trang.

Mời đọc phần 1: 100 năm ngày Bác Hồ đến nước Nga Xô viết: Tạm biệt Paris để đến St. Petersburg

Nguồn: https://tuoitre.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm