TIN TỨC

Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
380 lượt xem

Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.

 

Tháp canh

 

Vạn lý trường thành uốn lượn cao thấp theo thế núi. Có chỗ bò lên đỉnh núi cheo leo cao vút ngỡ như chạm tới trời. Vô cùng hùng vĩ.

Mình trèo lên tận đỉnh cao nhất đứng ở tháp canh nhìn ra bốn phía. Núi non mùa đông xám bạc trập trùng ngút ngát tầm mắt. Thật là kỳ vĩ thật là bi tráng.

Chợt nghĩ xây Vạn lý trường thành chứng tỏ chủ nhân khí phách yếu sợ hãi bị động đề cao tâm lý rào dậu cho kín giữ mình. Vạn lý trường thành tôn vinh chủ thuyết phòng thủ.

Khi xây Vạn lý trường thành biên giới Tàu mới chỉ đến đây. Bây giờ lãnh thổ của họ đã mở rộng đến tận chân trời.

Thế giới như một chiếc lá xanh người Tàu là một con sâu độc gớm ghiếc môi  hảo hảo răng đận đà gặm sạch chiếc lá. Đó là lý thuyết salami (tằm ăn rỗi).

Làm sao một dân tộc yếu khí phách luôn sợ hãi thụ động chủ về phòng thủ lại mở rộng lãnh thổ của mình ra vô tận như thế được.

Từ khi có Vạn lý trường thành đến nay người Tàu đã thôn tính đất nước của biết bao dân tộc hùng mạnh xung quanh mình rồi.

Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.

 

Đất đai

 

Nếu bạn đi xe ô tô theo đường bộ lên Vạn lý trường thành bạn sẽ thấy đất đai trống không dân cư Trung Hoa rất thưa thớt.

Nếu bạn đi tàu cao tốc từ Bắc Kinh về Sơn Đông/ Giang Châu/ Quí Châu…  bạn sẽ thấy những cánh đồng mênh mông bất tận không một bóng người. Thỉnh thoảng mới gặp một xóm làng dân cư quần tụ.

Nếu bạn đi nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc bạn sẽ thấy đất rộng người thưa đất đai hoang phế rất nhiều. Đó là do dù dân số hơn một tỷ người nhưng lãnh thổ rộng mênh mông.

Ở các đô thị lớn bạn cũng không thấy dân cư chen chúc đông đúc như ở Việt Nam. Nghe nói mật độ dân số Trung Quốc rất thấp chỉ bằng 1/3 so với mật độ dân số Việt Nam.

Không hiểu sao tại những vùng biên giới giáp nước ta người Tàu lấn chiếm tranh giành từng milimet đất. Chả hiểu sao đất của mình thì bỏ hoang hóa mà lại đi tranh cướp giành giật từng milimet đất của người như thế.

 

Ngựa Hu

 

Vạn lý trường thành có nhiều cổng thành. Tại một cổng thành buộc rất nhiều tuấn mã vô cùng to lớn đẹp mê hồn để cho khách du lịch thuê chụp ảnh.

Thấy mình lăng xăng chụp ảnh ngựa. Người dẫn đường nói: Ngựa Hồ đấy. Giống ngựa này của các tộc du mục trước đây ở ngoài Vạn lý trường thành. Nghĩa là của rợ Hồ ngoài Trung Hoa. Ngựa Hồ từng thống trị chiến trường hàng ngàn năm. Ngựa Hồ ngày xưa thuộc nước Hồ bây giờ là nước mình rồi. Thấy mình cười ý nhị cái sự biến nước người thành “nước mình” của người Tàu anh ta cũng tủm tỉm cười ý chừng khoái chí.

Rồi anh kể: Một quan nhân nhà bên một cổng thành của Vạn lý trường thành một ngày kia bỗng dưng con ngựa của nhà ông chạy lạc ra ngoài cổng thành sang đất Hồ.

Ngựa sang nước khác coi như mất. Nhiều người ngỏ ý chia buồn với chủ nhân. Mất ngựa xót của nhưng ông điềm nhiên: Thử hà cự bất vi phúc hổ (Biết đâu lại là chuyện may).

Quả vậy thời gian sau con ngựa trở về mang theo một con ngựa Hồ to lớn rất đẹp. Được ngựa ông mừng ra mặt. Có người chúc mừng ông lại nói: Thử hà cự bất năng vi họa hổ (Biết đâu lại là chuyện rủi).

Quả vậy được ngựa quý con trai ông suốt ngày cưỡi ngựa chơi bời lêu lổng. Rồi ngã ngựa mà gẫy chân. Có người chia buồn vì sinh con lành lại hóa ra què nhưng ông vẫn điềm nhiên: Thử hà cự bất vi phúc hổ.

Quả nhiên năm sau giặc Hồ công phá cửa ải xâm lược cướp bóc. Đinh tráng đều đăng lính ra trận. Thế giặc mạnh quá không chống được. Nước mất quan quân mười phần chết chín. Con trai ông do què chân nên không đăng lính mà thoát chết.

Vì chuyện này người Tàu nói rằng: Cố phúc chi vi họa/ họa chi vi phúc/ Hóa bất khả cực/ thâm bất khả trắc dã. Nghĩa là may rủi rủi may/ biến hóa khôn lường/ sâu xa huyền bí/ không thể biết được.

Chuyện tái ông thất mã lừng danh ấy không biết có phải từ chính cái cổng Vạn lý trường thành với những tuấn mã Hồ hùng vĩ mê hồn này không.

N.L.K

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm